Cảng biển Bình Thuận thuộc nhóm cảng biển số 3 gồm 08 cảng biển gồm Cảng biển Đà Nẵng (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Quy Nhơn, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (bao gồm cả quần đảo Trưởng Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.
Khu Bến Vĩnh Tân
- Phạm vi gồm: Vùng đất ven biển và vùng nước thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.
- Chức năng: Thuộc cụm cảng Cà Ná – Vĩnh Tân; chức năng phục vụ trung tâm điện lực Vĩnh Tân và phát triển kinh tế – xã hội địa phương kết hợp hỗ trợ lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.
- Quy mô gồm: Bến cảng tổng hợp, công ten nơ, hàng rời.
- Cỡ tàu: Trọng tải đến 100.000 DWT
Khu Bến Sơn Mỹ
- Phạm vi gồm: Vùng đất ven biển và vùng nước thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.
- Chức năng: Phục vụ trực tiếp Khu công nghiệp Sơn Mỹ, tổng kho LNG Sơn Mỹ và trung tâm điện lực Sơn Mỹ.
- Quy mô gồm các bến cảng hàng lỏng/khí (LNG), bến tổng hợp, bến khách.
- Cỡ tàu: Tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 DWT; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 DWT, tàu khách quốc tế đến 225.000 GT
Các khu bến khác
Bến cảng Kê Gà: Phạm vi bao gồm vùng nước ngoài khơi Kê Gà. Chức năng phục vụ nhà máy điện khí LNG Kê Gà.
Các bến cảng ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long – Đông Đô…) là các bến dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ.
Nội Dung Đề Xuất
- Định hướng mới cho đô thị vệ tinh của TP Hà Nội
- Đất nền khó giảm giá sau đại dịch Covid 19
- Tỉnh Bình Phước quy hoạch ba vùng động lực và ba trục phát triển
Bến cảng Phan Thiết, Phú Quý (huyện đảo Phú Quý) phục vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương và tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu khách, tàu hàng trọng tải đến 5.000 DWT.
Các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão: Các khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão tại Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, Kê Gà, Phan Thiết, Phú Quý
TÀI LIỆU QUY HOẠCH CẢNG BIỂN VIỆT NAM 2021 – 2030
(Cảng biển Bình Thuận – Quy hoạch cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050)