Đô thị xanh được hiểu đơn thuần là những dự án đô thị, dân cư có mật độ cây xanh, công viên, mặt nước nhiều. Nhưng tiêu chuẩn đô thị như thế này hiện nay đang dần định nghĩa lại với nhiều chuẩn mực mới.
“Xanh hóa” các đô thị hiện đang là một xu hướng tại các thành phố trên khắp thế giới. Theo thống kê, có hơn 100 thành phố ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã triển khai những khu đô thị ở nhiều cấp độ khác nhau.
Dù không mới, nhưng khi nhắc đến “đô thị xanh”, không ít người sẽ định nghĩa bằng mật độ cây cối, độ rộng của công viên, mặt nước,… Hay nói cách khác, cây càng nhiều, công viên càng rộng thì đô thị càng “xanh”.
Tuy nghiên, quan điểm này chưa thật sự bao quát và toàn diện. Nhìn một cách tổng thể thì cần hội tụ 3 yếu tố gồm môi trường xanh – kinh tế xanh – xã hội xanh. Trong đó, cảnh quan thiên nhiên chỉ chiếm một phần.
Tại một số thành phố châu Âu, điển hình như Stockholm (Thụy Điển), Oslo (Na Uy), Copenhagen (Đan Mạch), giao thông ít khí thải, công nghệ xanh và cộng đồng dân cư sống thân thiện với môi trường là những tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng một thành phố.
Tại Việt Nam, cách đây nhiều năm, xu hướng phát triển những đô thị như vậy cũng đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các đô thị này vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt đến tiêu chuẩn “xanh” như tại các quốc gia châu Âu do nhiều giới hạn về công nghệ cũng như quỹ đất.
Hầu hết các đô thị như vậy ở Việt Nam chỉ đang tập trung vào công viên, hồ nước và những mảng xanh trong các tòa nhà,… Hay nói khác đi là chỉ đang dừng lại ở tiêu chí “không gian xanh” và “công trình xanh”.
Vài năm trở lại đây ở những đô thị lớn như TP Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều dự án với quy mô lớn dần hình thành những đô thị trung tâm mới với tiềm năng phát triển trong tương lai đang tái định nghĩa lại khái niệm “đô thị xanh” tại Việt Nam với nhiều tiêu chí khắt khe.
Không dừng lại ở màu xanh của thiên nhiên thực vật, các đại đô thị mới dành hàng trăm hecta quỹ đất cho các “kỳ quan đô thị” ấn tượng như biển hồ nước mặn, vườn Nhật Bản, công viên ánh sáng,.., đưa nơi đây trở thành những điểm đến Staycation (Nghỉ dưỡng tại gia) cho cư dân.
Với mật độ xây dựng lý tưởng chỉ khoảng 15 – 20%, các đại đô thị này được phát triển theo mô hình “All-in-One” với đầy đủ tiện ích. Trong đó, mỗi tiện ích đều hướng đến tiêu chí xanh với diện tích khuôn viên bao phủ nhiều cây xanh, thiết kế mở đón nhiều ánh sáng và gió tự nhiên, trang bị hệ thống pin năng lượng mặt trời để tiết kiệm năng lượng,…
Điểm khác biệt lớn nhất của các đại đô thị xanh “thời đại mới” là hệ thống giao thông xanh “2 trong 1” vừa đảm bảo nhu cầu di chuyển cho cư dân, vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường như khí thải, tiếng ồn,..
Nếu xem những đại đô thị này như một “vùng xanh hạnh phúc cố định” thì các phương tiện di chuyển xanh như xe buýt điện, xe ô tô điện, xe máy điện được ví như những “vùng xanh di động”. Tất cả bổ trợ lẫn nhau để tạo thành một hệ sinh thái xanh bền vững.
Theo Toquoc.vn
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)