Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Châu Thành (Kiên Giang)

Quy hoạch huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang

3074
Tải về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành (KIên Giang)
Tải về bản đồ quy hoạch huyện Châu Thành (KIên Giang)
Mục lục

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành (Kiên Giang) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật  01/2025  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

    Hành chính và vị trí địa lý

    Vị trí địa lý của huyện :

    • Phía tây giáp thành phố Rạch Giá
    • Phía bắc giáp huyện Tân Hiệp
    • Phía nam giáp các huyện An Biên, Giồng Riềng
    • Phía đông giáp huyện Gò Quao.

    Huyện Châu Thành có diện tích 285,4 km² với 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Minh Lương (huyện lỵ) và 9 xã: Bình An, Giục Tượng, Minh Hòa, Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thạnh Lộc, Vĩnh Hòa Hiệp, Vĩnh Hòa Phú.


    Tại Châu Thành có khu công nghiệp Thạnh Lộc và cảng cá Tắc Cậu là cảng cá lớn nhất tỉnh (cũng là cảng cá lớn nhất nước), hiện nay đang được xây dựng thành khu công nghiệp nghề cá của tỉnh Kiên Giang.

    Trong tương lai, tại Châu Thành sẽ có một bệnh viện cấp trung ương lớn nhất Tây Nam Bộ được xây dựng.


    Quy hoạch giao thông huyện Châu Thành Kiên Giang

    Giao thông đường bộ

    Hệ thống Quốc lộ đi qua địa bàn huyện Châu Thành gồm: tuyến cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi, Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63, đường Hồ Chí Minh và đường Hành lang ven biển phía Nam.

    – Cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi: Tuy có tuyến cao tốc đi qua trên địa bàn huyện Châu Thành, nhưng khả năng cũng như mức độ thụ hưởng các lợi thế từ tuyến cao tốc này đối với huyện để phát triển kinh tế vẫn chưa được khai thác hiệu quả.

    – Quốc lộ 80: Đây là trục xương sống của toàn tỉnh, kết nối giao thông của huyện đi Cần Thơ,… Thế nhưng hiện nay đường khá chập hẹp trong khi nhu cầu vận chuyển trên tuyến rất lớn, nhiều đoạn đã xuống cấp (trong đó có đoạn đi qua huyện Châu Thành).

    – Quốc lộ 61: Là trục đối ngoại nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá nông sản từ Châu Thành đến các địa phương khác như thành phố Rạch Giá và vùng ĐBSCL…

    – Quốc lộ 63: Đây là trục giao thông đối ngoại quan trọng của huyện Châu Thành nhằm kết nối với các huyện: An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận và kết nối với vùng bán đảo Cà Mau đi thành phố Rạch Giá và Hà Tiên theo hướng Tây Bắc, đi tỉnh Cà Mau theo hướng Nam. Tuyến phục vụ vận chuyển nông sản và thủy hải sản từ nơi sản xuất đến các nhà máy chế biến tại khu công nghiệp Thạnh Lộc.

    – Hệ thống đường huyện (ĐH): 09 tuyến đường với tổng chiều dài 42,68 km. Tỷ lệ nhựa hóa và bê tông hóa đạt 82,7%, trong đó:

    – ĐH.29 (Đường Thạnh Lộc): Điểm đầu từ bến phà Kênh 6 Quốc lộ 80, điểm cuối đến UBND xã Thạnh Lộc dài 4,8 km. Hiện trạng mặt đường láng nhựa, rộng 3,5 m, nền đường 5 m. Trên tuyến có 05 cầu BTCT rộng 3 m, dài 112 m, tải trọng 5T và 01 phà Kênh 6.

    – ĐH. 30 (Đường Giục Tượng): Điểm đầu từ Km 109+ 329, Quốc lộ 80 và điểm cuối là giáp ranh huyện Giồng Riềng. Trong đó: Đoạn 1, từ QL 80 đến chợ Giục tượng dài 3,1km, hiện trạng mặt đường láng nhựa, rộng 3,5m, nền đường 5 m và đoạn 2, từ Chợ Giục Tượng đến giáp ranh xã Bàn Tân Định dài 4,6 km, hiện trạng mặt đường CPSĐ rộng 3,5 m, nền đường 5 m. Trên tuyến có 04 cầu BTCT rộng 3,5 m, dài 144 m, tải trọng 5T.

    – ĐH. 31 (Đường Cù Là – Giục Tượng): Điểm đầu giao QL 61 (Tháp 4 sư),  điểm cuối là Cầu chợ Giục Tượng, dài 4,5 km, hiện trạng mặt đường BTXM rộng 3,5 m. Trên tuyến có 01 cống, 01 cầu BT đã xuống cấp và 01 cầu BTCT chất lượng tốt với tổng chiều dài 47 m, tải trọng 5T.

    – ĐH. 32 (Đường Minh Lương – Giục Tượng): Điểm đầu QL 61 (Chùa Cà Lang Ông), điểm cuối là Cầu KH1 (giao đường Giục Tượng), dài 3,9 km, hiện trạng mặt đường BTXM, rộng 2,5 m, nền đường 4 m. Trên tuyến có 06 cầu BTXM dài 116 m, tải trọng 1 – 2,5 T, chất lượng trung bình.

    – ĐH.33 (Đường Vĩnh Đằng): Điểm đầu là Km 90+074 giao QL 61, điểm cuối là Cầu chợ Tà Niên, chiều dài đường là 7,4km, trong đó: Đoạn 1, từ QL 61 đến UBND xã Vĩnh Hòa Phú dài 5,3km, hiện trạng mặt đường CPSĐ, rộng 3,5m, nền đường 6m; đang xây dựng và đoạn 2, từ UBND xã Vĩnh Hòa Phú đến Chợ Tà Niên 2,1km, hiện trạng mặt đường BTXM. Trên tuyến có 03 cầu với tổng chiều dài 133,8m, tải trọng 25T.

    – ĐH.34 (Đường Tà Niên): Điểm đầu từ Km 92+974 QL 61, điểm cuối UBND xã Vĩnh Hòa Hiệp dài 2,3 km, hiện trạng mặt đường láng nhựa, rộng 4 m, nền đường 5 m. Trên tuyến có 01 cống BTCT rộng 4 m, dài 5 m, tải trọng 5T.

    – ĐH.35 (Đường Nguyễn Chí Thanh nối dài): Điểm đầu giáp đường Tà Niên, điểm cuối giáp thành phố Rạch Giá, dài 1,8 km. Hiện trạng mặt đường CPSĐ, rộng 4 m, nền đường 5 m.

    – ĐH. 36 (Đường Chắc Kha – Bàn Tân Định): Điểm đầu giao QL 61 (Cầu Chưng Bầu), điểm cuối giáp huyện Giồng Riềng dài 4,6 km, hiện trạng mặt đường BTXM, rộng 4 m, nền đường 5 m. Trên tuyến có 05 cống BTXM và 01 cầu BTCT với tổng chiều dài 40 m, chất lượng trung bình.

    – ĐH. 37 (Đường Chung Sư): Điểm đầu là Km 104+897 QL 80 và điểm cuối là đường KH1 với tổng chiều dài là 5,7 km.

    Giao thông đường thuỷ

    + Hệ thống kênh dọc: Theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, nhận nước từ sông Hậu và đưa nước thoát ra vịnh Thái Lan, gồm các kênh chính sau: kênh Cái Sắn chạy song song với QL.80 phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ địa bàn huyện đi các nơi và nhận hàng từ nơi khác cung cấp cho huyện; kênh Đòn Dông; kênh KH1; kênh Trâm Bầu có vai trò góp phần tưới tiêu cho xã Minh Hòa.

    + Hệ thống kênh ngang: Các kênh ngang được bố trí theo hướng Tây Bắc – Đông Nam nối với các kênh dọc, đưa nước từ kênh dọc tưới cho đồng ruộng.

    Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp

    Công nghiệp sẽ vẫn là thế mạnh hàng đầu của huyện. Nền công nghiệp huyện Châu Thành sẽ phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến.

    Phát triển công nghiệp Châu Thành theo hướng khai thác thế mạnh, tiềm năng có sẵn của địa phương. Ưu tiên cho những dự án khai thác tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu tại chỗ; phát huy tối đa mọi nguồn lực ở địa phương, nhất là khu công nghiệp Thạnh Lộc; Cảng cá Tắc Cậu và những vùng xung quanh.

    Tăng cường đầu tư nâng cao năng lực, đổi mới thiết bị công nghệ đối với các ngành công nghiệp có lợi thế, nhất là công nghiệp chế biến nông, thủy sản, chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí – đóng sửa chữa tàu, thuyền và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, phát triển một số ngành mới trong các khu công nghiệp như sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp phụ trợ cho sản xuất thủy sản,…

    Tiếp tục phát triển khu công nghiệp Thạnh Lộc, triển khai đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Thạnh Lộc giai đoạn 2, bố trí quỹ đất cho Khu nhà ở công nhân Thạnh Lộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu công nghiệp này gắn với phát triển đô thị và đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.

    Ngoài ra, hoàn thành cụm công nghiệp Bình An, triển khai xong đồ án lập quy hoạch chi tiết của khu công nghiệp Tắc Cậu. Một số ngành nghề tập trung thu hút đầu tư gồm: chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; các ngành nghề truyền thống; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm; công nghiệp công nghệ cao và các ngành công nghiệp khác…

    Dự kiến diện tích đất khu, cụm công nghiệp của huyện Châu Thành đến năm 2030 là 270,17 ha tiếp tục thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tỷ lệ lấp đầy tại khu công nghiệp.

    Tài liệu tham khảo :

    Bản đồ KHSDĐ Châu Thành 2025 (LYK)

    Bản đồ KHSDĐ Châu Thành 2024 (29 MB)

    Bản đồ QHSDĐ Châu Thành 2030 (6 MB)

    (Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Châu Thành (Kiên Giang) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây