Đặt cọc mua nhà đất có cần phải lập vi bằng ? Chi phí là bao nhiêu ?

268
Lập vi bằng đặt cọc mua nhà đất hết bao nhiêu tiền ?
Lập vi bằng đặt cọc mua nhà đất hết bao nhiêu tiền ?
Mục lục

    Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành thì hợp đồng đặt cọc chỉ cần lập thành văn bản mà không cần phải công chứng hay chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế không ít tình huống xấu xảy ra khiến người đặt cọc phải chịu thiệt hại.

    Đặc biệt, những rủi ro này thường rơi vào việc đặt cọc nhằm đảm bảo cho các giao dịch mua bán, chuyển nhượng những tài sản có giá trị lớn (đất đai, nhà, xe hơi…).

    Có cần thiết phải lập vi bằng khi đặt cọc mua nhà đất ?

    Từ những rủi ro mà người đặt cọc có thể gặp phải sẽ có những nguyên nhân chính như sau :

    Thứ nhất, khi mà hợp đồng đặt cọc không cần phải công chứng thì các bên thường tự soạn hợp đồng đặt cọc và tự ký với nhau. Bên đặt cọc không có đủ khả năng để kiểm chứng các giấy tờ có liên quan đến tài sản là đối tượng của giao dịch đặt cọc, hợp đồng đặt cọc được soạn thảo sơ sài…

    Đã có nhiều trường hợp bên nhận cọc đưa ra các giấy tờ giả, giấy tờ không đầy đủ hoặc cung cấp sai thông tin về tài sản là đối tượng của giao dịch cần đặt cọc (tài sản đã chuyển nhượng cho người khác nhưng chưa sang tên, nay tiếp tục chuyển nhượng cho người đặt cọc; tài sản đang thế chấp ở ngân hàng…)


    Thứ hai, đối với những giao dịch có giá trị lớn thì giá trị của tài sản đặt cọc càng cao. Việc giao tài sản để đặt cọc cũng cần người chứng kiến để tránh những tranh chấp về sau.

    Thứ ba, có thể nói, trong giao dịch này “người nhận cọc là người nắm đầu cán con dao” khi mà tài sản giao dịch do họ nắm giữ và họ nhận được tiền đặt cọc. Còn người đặt cọc chỉ cầm được 1 bản giấy đặt cọc với 1 lời đảm bảo.

    Do đó, hợp đồng đặt cọc nên được soạn thảo theo hướng ràng buộc người nhận cọc với những nghĩa vụ của họ về giao dịch (đảm bảo tài sản giao dịch là có thực, được phép giao dịch; nghĩa vụ thực hiện cam kết giao tài sản đúng hạn…).

    Vậy nên, các bên cần đến các tổ chức pháp lý để được tư vấn và soạn thảo hợp đồng đặt cọc với các điều khoản rõ ràng, chặt chẽ tránh những rủi ro về sau.

    Chính những lý do trên, khi giao kết hợp đồng đặt cọc, các bên nên đến tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng hoặc đến văn phòng Thừa phát lại để được tư vấn, lập vi bằng về việc đặt cọc.

    Chi phí lập vi bằng đặt cọc nhà đất là bao nhiêu ?

    Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng được định nghĩa như sau:

    Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

    Theo đó, khi đặt cọc mua bán đất, nếu hai bên lựa chọn lập vi bằng thì đồng nghĩa, sự kiện đặt cọc mua bán đất được lập giữa bên mua và bên bán đã diễn ra dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại.

    Khi lập vi bằng đặt cọc mua bán đất, chi phí lập vi bằng do Trưởng Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng thoả thuận mà không giới hạn cụ thể là bao nhiêu.

    Tuy nhiên, các chi phí này phải được niêm yết công khai tại Văn phòng Thừa phát lại, trong đó nêu rõ mức tối đa, mức tối thiểu cũng như nguyên tắc tính toán. Trên cơ sở các chi phí được niêm yết cùng với những chi phí phát sinh theo từng vụ việc cụ thể, người yêu cầu và Trưởng Văn phòng Thừa phát lại sẽ thoả thuận thêm.

    Trên thực tế, các Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu sẽ xác định chi phí lập vi bằng gồm: Chi phí đi lại; chi phí cho người làm chứng, người tham gia; chi phí ghi âm, quay phim; chi phí dịch vụ khi yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến nhà, đất…

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Bài viết tham khảo : Bên mua bỏ cọc, người bán vẫn không bán được đất do vướng quy định

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây