Phân biệt hoạt động Công chứng và Chứng thực

141
Phân biệt công chứng với chứng thực
Phân biệt công chứng với chứng thực

Công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau, nhưng không ít người vẫn nhầm tưởng công chứng và chứng thực là một. Dưới đây là những tiêu chí cơ bản giúp mọi người phân biệt hai khái niệm trên:

Tiêu chíCông chứngChứng thực
Khái niệmCông chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

CSPL: Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014

Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

CSPL: Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

– Có 4 hoạt động chứng thực sau:

  • Cấp bản sao từ sổ gốc
  • Chứng thực bản sao từ bản chính
  • Chứng thực chữ ký
  • Chứng thực hợp đồng, giao dịch
Hình thứcHình thức của văn bản công chứng là những hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận.

CSPL: Khoản 4 Điều 2 Luật Công chứng

Hình thức của văn bản chứng thực là những giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực.

CSPL: Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Đặc điểm– Công chứng là hành vi của Công chứng viên.

– Là việc chứng nhận các hợp đồng, lập hợp đồng giao dịch (đây là nội dung giúp phân biệt công chứng với các hoạt động hành chính khác).

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:29 AM, 26/04/2024)


– Có giá trị chứng cứ, giá trị thực hiện (vì nó được công chứng viên xác nhận, có tính hợp pháp).

– Được nhà nước thực hiện quản lý.

– Phạm vi công chứng là những giao dịch, những hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định của pháp luật cũng như các giao dịch khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức mà không trái với quy định của pháp luật.

– Đảm bảo tính hợp pháp của nội dung hợp đồng, giao dịch.

– Chứng thực là hành vi của Công chứng viên hoặc Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Là hoạt động thường xuyên gắn liền với đời sống của con người.

– Chứng thực, xác nhận giấy tờ, sự việc là có thật, đúng với thực tế.

– Xác thực tính chính xác, tính có thật của tất cả các văn bản, sự kiện pháp lý.

– Người thực hiện chứng thực không chịu trách nhiệm về nội dung.

Thẩm quyền– Tổ chức hành nghề công chứng: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

– Phòng Tư pháp cấp huyện.

– Ủy ban nhân dân cấp xã.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Công chứng viên.

Giá trị pháp lý–  Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

–  Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

– Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

CSPL: Điều 5 Luật Công chứng

– Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

CSPL: Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP

Mặc dù công chứng và chứng thực là hai hoạt động khác nhau nhưng đều phải thực hiện theo nguyên tắc sau:

  • Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
  • Khách quan, trung thực (không vì lợi ích cá nhân, mối quan hệ làm ảnh hưởng đến bên thứ ba).
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng, chứng thực.
  • Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Theo Thuvienphapluat

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcTài khoản Zalo Business cá nhân trả phí, hướng dẫn đăng ký
Bài tiếp theoThông tin về Mã định danh và hướng dẫn tra cứu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây