Quy hoạch định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cụm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế đảo Phú Quốc
Đảo Phú Quốc có vị trí quan trọng nhất đối với phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang, đây là trung tâm du lịch có thị trường khách du lịch quốc tế tăng nhanh trong khu vực ĐBSCL và cả nước; tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu về du lịch đạt ở mức cao như: chi tiêu du lịch, số lượng khách lưu trú, ngày lưu trú trung bình, v.v.
Vì vậy, công tác xúc tiến thị trường và định vị thương hiệu du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch cho các khu du lịch trên địa bàn.
– Định hướng về sản phẩm: là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại, chất lượng cao trong khu vực và thế giới. Các loại hình du lịch chủ yếu: nghỉ dưỡng biển; thám hiểm; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; vui chơi giải trí, mua sắm; thể thao; hội nghị, hội thảo; tham quan di tích lịch sử, danh thắng, làng nghề.
– Định hướng khai thác tài nguyên du lịch: Khai thác bền vững giá trị các bãi biển, đảo, đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái rừng VQG Phú Quốc; tài nguyên văn hoá là các di tích lịch sử cánh mạng, văn hóa gắn liền với cộng đồng ngư dân trên đảo.
– Định hướng về cơ sở hạ tầng: Đối với đường không: Nâng cấp và mở rộng sân bay Dương Tơ. Đối với đường thủy: nâng cấp và hoàn thiện một số cảng để phát triển loại hình du lịch đường biển và du lịch du thuyền sang trọng. Đối với đường bộ: hoàn thiện hệ thống giao thông liên vùng và nội vùng có chất lượng cao, đảm bảo an toàn, có hệ thống cấp thoát nước đạt tiêu chuẩn có chất lượng cao; nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu vực có thể khai thác tài nguyên trở thành sản phẩm du lịch như giao thông thủy đến các đảo, quần đảo lân cận.
– Định hướng phát triển du lịch:
+ Xây dựng các khu du lịch vui chơi giải trí tại Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm, Rạch Vẹm, Bãi Dài, Vũng Bầu, Cửa Cạn, Bãi Sao… Tại các khu du lịch này đầu tư xây dựng các khu du nghỉ dưỡng biển, căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp, dịch vụ giải trí cao cấp, các loại hình du lịch cảm giác mạnh và du lịch gắn với bảo tồn sinh thái biển đảo.
+ Xây dựng các khu du lịch hỗn hợp tại Bãi Vòng, Vinh Đầm. Tại các khu vực này xây dựng các dịch vụ đa năng kết hợp với dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao.
+ Xây dựng các tuyến du lịch trên đảo: Gồm các tuyến nối các điểm tham quan và nghỉ dưỡng; tuyến du lịch tham quan và thực hiện các dịch vụ trên biển biển và các đảo; tuyến du lịch liên vùng trong khu vực t rong đó có các điểm du lịch tại du lịch Kiên Giang.
+ Xây dựng thành phố du lịch thông minh, số hoá hệ thống tài nguyên, phát triển hệ thống tương tác trực tuyến, tăng cường trải nghiệm cho du khách.
– Định hướng đầu tư du lịch: Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông (đường trục chính Bắc – Nam, đường vòng quanh đảo, cảng biển quốc tế An Thới, cảng hành khách quốc tế Dương Đông, cảng Vịnh Đầm, Mũi Đất Đỏ…), hệ thống cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải.
– Hướng tổ chức không gian
+ Không gian cụm du lịch Dương Đông-Dương Tơ và phụ cận: là trung tâm du lịch tại Phú Quốc với các sản phẩm chủyếu; vui chơi giải trí, mua sắm, thể thao, leo núi, cắm trại, tham quan làng nghề truyền thống…
+ Không gian cụm du lịch An Thới và phụ cận: là cụm du lịch tham quan nghỉ dưỡng cao cấp ở Bãi Sao, Bãi Khem, khu vực An Thới, di tích lịch sửnhà tù Cây Dừa.
+ Không gian cụm du lịch Cửa Cạn và phụ cận: là cụm du lịch tham quan nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên và vườn quốc gia, các bãi biển, các điểm du lịch vùng Cửa Cạn và phía bắc đảo.
Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và phụ cận
Hà Tiên, Kiên Lương và phụ cận có tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử cùng cảnh quan thiên nhiên biển đảo và hệ thống núi đá vôi. Thêm vào đó, có cửa khẩu quốc tế Hà Tiên là cửa khẩu quan trọng
thu hút khách du lịch quốc tế của tỉnh.
– Định hướng về sản phẩm: trở thành điểm đến văn hoá, lịch sử, sáng tạo của tỉnh. Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch văn hoá gắn với lễ hội, tín ngưỡng; nghỉ dưỡng biển; du lịch sinh thái; tham quan các di tích lịch sử, danh thắng; thể thao, mạo hiểm; mua sắm.
– Định hướng khai thác tài nguyên du lịch: khai thác và đề cao giá trị văn hoá, lịch sử của vùng đất; đồng thời cân đối hài hoà các giá trị tài nguyên tự nhiên như đầm sinh thái Đông Hồ, hệ thống núi đá vôi ở Kiên Lương. Khai thác tiềm năng quần đảo Hải Tặc và Bà Lụa.
– Định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng: tập trung xây dựng tuyến giao thông đường thủy, đường biển như tàu thuyền du lịch, hệ thống bến cảng để khai thác dịch vụ du lịch gắn với tài nguyên biển. Tập trung kết nối các điểm tham quan trên địa bàn, đảm bảo hệ thống cấp
thoát nước và xử lý chất thải tại các điểm du lịch.
– Định hướng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Giai đoạn đến 2025 tập trung nâng cấp và xây dựng mới một số cơ sở lưu trú cao cấp tại TP Hà Tiên, cửa khẩu quốc tế để đón khách du lịch quốc tế và có thể đề xuất một số loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ cao cấp tại cửa khẩu quốc tế. Hoàn thiện 02 khu du lịch có ý nghĩa đối với thu hút khách du lịch tham quan đến các khu du lịch là Chùa Hang và Mũi Nai.
Tiếp tục phát triển đầm Đông Hồ là khu dự trữ sinh quyển. Phát triển dự án khai thác khu di tích Núi Mo So huyện Kiên Lương. Xây dựng các khu du lịch mới như khu nghĩ dưỡng tại Hòn Chông, Hòn Trẹm, Hòn Rễ Lớn và các dịch vụ du lịch mạo hiểm tại bãi Dương, hòn Kiếm Vàng. Giai đoạn 2026 – 2030, xây dựng các công viên chuyên đề, trung tâm văn hoá sáng tạo để du khách thường thức.
Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận
Rạch Giá là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – khoa học kỹ thuật của tỉnh đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng của các tuyến đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không của vùng Tây Nam Bộ và nước bạn Campuchia. Cụm du lịch này được định hướng như sau:
– Định hướng về sản phẩm: Rạch Giá được định hướng trở thành trung tâm kinh tế, thành phố xanh. Kiên Hải và vùng phụ cận như Hòn Đất trở thành các điểm du lịch vệ tinh nâng cao hoạt động trải nghiệm của du khách. Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, làng nghề; du lịch tổ chức sự kiện, hội nghị, hội thảo; du lịch trung chuyển; du lịch biển đảo.
– Định hướng khai thác tài nguyên du lịch: khai thác đặc tính đô thị xanh của Rạch Giá, khai thác Kiên Hải gắn với tài nguyên biển đảo, ưu tiên phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, chú trọng phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí và du lịch văn hóa. Khai thác thắng cảnh Ba Hòn gắn với các giá trị di tích, lịch sử. Đầu tư xây dựng công trình vườn thực vật ở Thành phố Rạch Giá.
– Định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng: tập trung xây dựng tuyến giao thông đường thủy, đường biển như tàu thuyền du lịch, hệ thống bến cảng để khai thác dịch vụ du lịch gắn với tài nguyên biển. Tập trung kết nối các điểm tham quan trên địa bàn, đảm bảo hệ thống cấp thoát nước và xử lý chất thải tại các điểm du lịch. Nâng cao hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng thành phố Rạch Giá thông minh.
Xây dựng các cơ sở dịch vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch có mức chi tiêu cao. Đầu tư xây dựng một số cơ sở vui chơi giải trí gắn liền biển đảo, sông nước, đồng quê, miệt vườn, làng nghề chài truyền thống.
Đến năm 2025, hoàn thiện hệ thống dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao tương xứng với thành phố loại I như hệ thống lưu trú, nhà hàng, điểm tham quan, các dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch, đảm bảo phục vụ loại hình du lịch MICE.
Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận
Đã phê duyệt các quy hoạch chi tiết như Khu căn cứ Tỉnh uỷ (gồm cả vùng ngoại vi), Khu hành chính – dịch vụ của Vườn quốc gia U Minh Thượng, Khu trung tâm hành chính – dân cư – thương mại huyện U Minh Thượng và Khu công viên bờ sông Vĩnh Thuận. Các quy hoạch này có kết hợp với phát triển du lịch hoặc bố trí một phần quỹ đất dành cho phát triển du lịch.
– Định hướng về sản phẩm: là cụm du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử U Minh Thượng. Các loại hình du lịch chủ yếu: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử; du lịch sinh thái vườn, làng nghề…
– Định hướng khai thác tài nguyên du lịch: khai thác cảnh quan thiên nhiên rừng tràm trên đất than bùn, hệ sinh thái đầm lầy đất ngập nước kết hợp quan sát động vật hoang dã; quản lý, bảo vệ, khôi phục tài nguyên rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học trên diện tích phát triển du lịch sinh thái.
– Định hướng đầu tư cơ sở hạ tầng: tập trung xây dựng tuyến giao thông đường bộ kết nối với các cụm du lịch của vùng và các tỉnh lân cận. Nâng cấp các tuyến giao thông đến các làng nghề, khu miệt vườn trong khu vực. Đầu tư hệ thống cấp thoát nước và nước phòng hộ trong VQG. Ưu tiên vốn đầu tư cho công tác bảo vệ rừng Tràm và hệ sinh thái VQG. Xây dựng một số đài quan sát về chim, dơi, điểm câu cá…các điểm đầu tư này hài hòa với thiện nhiên. Xây dựng trạm đón tiếp khách du lịch của VQG.
– Đầu tư cơ sở vật chất du lịch: Xây dựng hệ thống nhà nghỉ và dịch vụ du lịch cộng đồng thích hợp tại khu vực vùng đệm VQG. Lựa chọn một số làng nghề truyền thống để xây dựng điểm tham quan cho khách du lịch. Xây dựng trung tâm học tập thanh thiếu niên gắn liền với các hoạt động hướng dẫn, bảo vệ môi trường sinh thái.
Bản đồ QHDL Kiên Giang 2030 (4 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch du lịch tỉnh Kiên Giang : Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc, An Biên, An Minh, Châu Thành, Giang Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Hải, Kiên Lương, Tân Hiệp, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)