Mục lục

    Quy hoạch giao thông tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm : TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Drắk.

    Hiện trạng giao thông tỉnh Đắk Lắk

    Giao thông đường bộ

    Quốc lộ

    Hiện có 07 tuyến đi qua địa bàn tỉnh với tổng chiểu dài khoảng 761,27 km và được phân bố theo trục dọc và trục ngang. Cụ thể như sau:

    Trục dọc

    – Đường Hồ Chí Minh (QL.14): Đoạn đi qua tỉnh Đắk Lắk dài 126 km, điểm đầu tại Km1667+570, tuyến đi qua các huyện: Ea H’Leo, Krông Búk, TX Buôn Hồ, Tp Buôn Ma Thuột, điểm cuối tại Km1793+000. Đường Hồ Chí Minh có 03 tuyến tránh:


    + Tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo từ km1687+139 đến Km1709+436 dài 23,33 km (đạt cấp IV.ĐB).

    + Tuyến tránh phía Tây thị xã Buôn Hồ từ Km1728+200 đến Km1757+800 (đạt cấp IV.ĐB), dài 26,06 km.

    + Tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột từ Km1758+900 đến Km 1790+445 (đạt cấp III ĐB), dài 39,07 km.

    – Quốc lộ 27 (QL.27): Đoạn đi qua tỉnh dài 88,5 km, điểm đầu tại Km0+000, tuyến đi qua các huyện: Cư Kuin, Krông Bông, Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột điểm cuối tại Km88+500, tuyến chủ yếu đạt cấp IV.MN, mặt đường BTN, tình trạng khai thác trung bình.

    Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 12:27 PM, 17/09/2024)


    – Quốc lộ 14C (QL.14C): Phạm vi tỉnh Đắk Lắk dài 98,5 km, bao gồm tuyến mới 83,5 km, với điểm đầu Km 202+000 tại ranh giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, điểm cuối Km 285+500 tại ranh giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông; đoạn  tuyến QL.14C cũ chạy dọc biên giới, chiều dài 15 km, đi qua các Đồn biên phòng 735 và 737; tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV.MN, mặt đường chủ yếu láng nhựa và BTXM, tình trạng khai thác trung bình.

    – Đường Trường Sơn Đông: Đoạn đi qua tỉnh dài 130 km (đã bàn giao đưa vào sử dụng 52 km), điểm đầu tại Km495+200, tuyến đi qua huyện M’Drắk, Krông Bông và Lắk, điểm cuối tại Km601+840, tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV.MN, mặt đường chủ yếu BTXM và láng nhựa, tình trang khai thác trung bình.

    Trục ngang

    – Quốc lộ 29 (QL.29): Đoạn đi qua tỉnh dài 174,37 km, điểm đầu tại Km109+790, tuyến đi qua các huyện: M’Đrắk, Ea Kar, Krông Năng, Buôn Hồ, Cư M’gar, Krông Búk , Buôn Đôn và Ea Súp, điểm cuối tại Km284+155 tại Cửa khẩu Đắk Ruê (trong đó có 6,4 km đi trùng đường Hồ Chí Minh (quốc lộ 14), đoạn từ trung tâm thị xã Buôn Hồ đi Pơng Drang-Krông Búk), tuyến đạt cấp IV.MN, mặt đường cấp phối, tình trạng khai thác trung bình.

    – Quốc lộ 26 (QL.26): Đoạn đi qua tỉnh dài 119 km, điểm đầu tại Km32+000, điểm cuối tại Km151+000, tuyến đi qua huyện M’Drắk, Ea Kar, Krông Pắc, thành phố Buôn Ma Thuột đoạn tuyến đạt cấp III.MN, kết cấu mặt đường bằng bê tông nhựa, tình trạng khai thác tốt.

    – Quốc lộ 19C (QL.19C): Đoạn đi qua tỉnh dài 26,9 km, điểm đầu tại Km151+050, tuyến đi qua huyện M’Đrắk, điểm cuối tại Km177+950, toàn tuyến đạt cấp IV.MN, mặt đường láng nhựa, tình trạng khai thác xấu.

    Về mặt đường: Các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh được rải mặt đường BTN chiếm 62,3%; BTXM chiếm 9,4% và Láng nhựa chiếm 21,2%.

    Về tiêu chuẩn cấp đường: Cấp I và cấp II chiếm 1,0% tổng  chiều dài đường quốc lộ, đường cấp III chiếm 38,9% và đường cấp IV là 60,1%.

    Đường tỉnh

    Hiện có 11 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 351,3 km, cụ thể:

    – Đường tỉnh ĐT.687 (Tỉnh lộ 7): Dài 14 km, tuyến nằm trong huyện Lắk. Điểm đầu tại Km0+000 (xã Đắk Liêng, tại Km48+000 trên QL.27), điểm cuối tại Km14+000 (xã Buôn Triết), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.688 (Tỉnh lộ 8): Dài 35 km, tuyến đi qua Tp. Buôn Ma Thuột, và các huyện: Cư M’gar, Krông Búk. Điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp. Buôn Ma Thuột và huyện Cư M’gar), điểm cuối tại Km35+000 (xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, giao với QL.14 tại Km674+158), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.689 (Tỉnh lộ 9): Dài 27 km, tuyến đi qua các huyện Krông Pắc và Krông Bông. Điểm đầu tại Km0+000 (Thị trấn Phước An, huyện Krông  Pắc, giao với QL.26 tại Km123+000), điểm cuối tại Km27+000 (Thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông nối vào ĐT.692 tại Km15+000), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.690 (Tỉnh lộ 10): Dài 20 km, tuyến đi qua các huyện Cư Kuin và Krông Ana. Điểm đầu tại Km0+000 (xã Dray Bhăng, huyện Cư Kuin) giao với QL.27 tại Km17+000, điểm cuối tại Km20+000 (thuộc Buôn M’Lớt, xã Ea Bông, huyện Krông Ana) giao với ĐT.698 tại Km12+000, toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.692 (Tỉnh lộ 12): Dài 53 km, tuyến nằm trong huyện Krông Bông. Điểm đầu tại Km0+000 (xã Yang Réh, giao với QL.27 tại Km30+000) và điểm cuối tại Km53+000 (thuộc Buôn Chóa xã Yang Mao), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa và BTXM.

    – Đường tỉnh ĐT.693 (Tỉnh lộ 13): Dài 40,3 km, tuyến nằm trong huyện M’Drắk. Điểm đầu tại Km0+000 (thị trấn M’Drắk, giao tại Km65+000 của QL.26), điểm cuối tại Km40+300 (thuộc Buôn Ba, xã Cư Prao, giao với QL.29 tại Km109+790), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, 30 km mặt đường láng nhựa và 10,3 km đường cấp phối.

    – Đường tỉnh ĐT.695 (Tỉnh lộ 15): Dài 29 km, tuyến nằm trong huyện Ea H’Leo. Điểm đầu tại Km0+000 (thị trấn Ea Drăng, giao tại Km638+540 trên QL.14), điểm cuối tại Km29+000 (xã Ea Sol giáp A Yun Ba, ranh giới với tỉnh Gia Lai). Trong đó đoạn từ Km0+000 – Km1+000 là đường đô thị với chỉ giới đường đỏ là 26m. Toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, 19 km mặt đường bê tông nhựa, 10 km mặt láng nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.697 (Tỉnh lộ 1): Dài 67 km, tuyến đi qua các huyện Buôn Đôn và Ea Súp. Điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn), điểm cuối tại Km67+000 (thuộc xã Ea Lê, huyện Ea Súp), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa, BTXM và đá dăm láng nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.697 E (Tỉnh lộ 5): Dài 15 km, tuyến nằm trong huyện Buôn Đôn. Điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn), điểm cuối tại Km15+000 (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn giao với ĐT.697 tại Km17+000), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt BTN.

    – Đường tỉnh ĐT.698 (Tỉnh lộ 2): Dài 27 km, tuyến đi qua Tp Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana. Điểm đầu tại Km0+000 (Tp Buôn Ma Thuột, giao với QL.14 tại Km726+000), điểm cuối tại Km27+000 (xã Quảng Điền huyện Krông Ana), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa.

    – Đường tỉnh ĐT.699 (Tỉnh lộ 3): Dài 24 km, tuyến đi qua các huyện Ea Kar, Krông Năng. Điểm đầu tại Km0+000 (thị trấn Ea Kar, giao với QL.26 tại Km99+000), điểm cuối tại Km24+000 (thị trấn Krông Năng, giao với QL.29 tại Km165+100), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt bê tông nhựa.

    Kết cấu mặt đường tỉnh: Bê tông xi măng chiếm 9,4%, bê tông nhựa chiếm 46,2%, láng nhựa chiếm 40,4%, đường cấp phối, đá dăm chiếm 4% (14 km thuộc ĐT.693).

    Cảng hàng không, sân bay

    Đắk Lắk hiện có cảng hàng không Buôn Ma Thuột là sân bay dùng chung dân sự và quân sự, có diện tích 259,6 ha (88 ha chung với quân sự, hàng không dân dụng quản lý 171,6 ha). Cảng hàng không Buôn Ma Thuột cách trung tâm Tp Buôn Ma Thuột khoảng 8 km về phía Đông Nam, giáp ranh với các thôn, buôn xã Hòa Thắng – TP. Buôn Ma Thuột; xã Hòa Đông huyện Krông Pắc.

    Cảng hàng không Buôn Ma Thuột đạt cấp sân bay 4C theo tiêu chuẩn ICAO. Sân bay có 01 đường hạ, cất cánh kích thước 3.000x45m, 01 đường lăn kích thước 209mx18m và sân đỗ tàu bay có diện tích 32.588,8 m2 với 05 vị trí đậu đỗ, đáp ứng phục vụ các loại máy bay Airbus 320 đến 321 và tương đương cất hạ cánh được.

    Nhà ga  hành khách có diện tích 7.175m2 với công xuất thiết kế phục vụ là 2,0 triệu hành khách/năm (đang hoạt động phục vụ 1,0 triệu hành khách/năm). CHK hiện chưa có nhà ga hàng hóa, vận chuyển hàng hóa với công suất 3.000 tấn hàng hóa/năm.

    Giao thông đường thủy nội địa

    Địa hình Đắk Lắk tương tự như địa hình các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, các sông có độ dốc lớn và nhiều thác ghềnh không thuận lợi cho việc khai thác giao thông đường thủy nội địa nên giao thông vận tải hàng hóa và hành khách chủ yếu là đường bộ. Mạng lưới đường thủy có khoảng 100 km có thể tổ chức khai thác vận tải và được phân bố trên các đoạn sông, hồ. Hiện tại Đắk Lắk chưa có tuyến đường thủy nội địa địa phương được công bố khai thác. Hoạt động vận tải thủy nội địa chủ yếu là hoạt động du lịch trong các lòng hồ Lắk, hồ Ea Kao… và khai thác vật liệu xây dựng (chủ yếu là cát).

    Theo số liệu thống kê từ Sở GTVT hiện có 24/24 bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh chưa đủ điều kiện được cấp phép hoạt động theo quy định tại Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT. Cụ thể 24 bến chưa phép như sau:

    – Bến đò ngang qua sông: 04 bến, gồm bến Bình Hòa, Quảng Điền (huyện Krông Ana); bến Krông Nô, Buôn Jun (huyện Lắk).

    – Bến đò ngang kết hợp đò dọc: 02 bến, gồm bến Buôn Trấp và Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana).

    – Bến du lịch vùng hồ: 11 bến, thuộc hồ Lắk (huyện Lắk); hồ Ea Kao (Tp Buôn Ma Thuột); hồ Ea Nhái, hồ Vụ Bổn, hồ Krông Búk hạ (huyện Krông Pắc, hiện không có nước nên chưa có điều kiện xây dựng bến du lịch); hồ Môi trường vườn Quốc gia Yok Đôn, hồ Đắk Minh (huyện Buôn Đôn); hồ Sen (huyện Krông Ana); hồ Krông Búk thượng (huyện Krông Búk); hồ Yang Réh (huyện Krông Bông); hồ Trung chuyển, hồ Ea Súp Thượng, Hạ (huyện Ea Súp).

    – Bến cát: 07 bến, gồm bến Giang Sơn (thuộc huyện Cư Kuin và huyện Krông Bông); bến Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana); bến Cư Păm (huyện Krông Bông); bến Làng Thái (thành phố Buôn Ma Thuột); bến M’Drắk (huyện M’Drắk); bến Ea Huar (huyện Buôn Đôn, hiện tại chưa có khả năng khai thác cát do thuộc phạm vi thác 7 nhánh nằm trong điểm du lịch.); bến Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo).

    Trung tâm Logistic, cảng cạn (ICD)

    – Cảng cạn (ICD): Theo Quyết định Số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018 về Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ quy hoạch xây dựng 01 cảng cạn bắt đầu từ giai đoạn 2020-2025 và giai đoạn sau năm 2030.

    Cụ thể, Cảng cạn Đắk Lắk trên hành lang kinh tế đường 29, giai đoạn 2020 -2025 có quy mô từ 5-10 hecta với năng lực thông qua 18.750 – 37.500 TEU/năm và giai đoạn 2025-2030 có quy mô từ 10 – 15 hecta với tổng nhu cầu hàng hóa thông qua khoảng 45.000 – 67.500 TEU/năm.

    ICD này phục vụ trực tiếp cho hàng xuất khẩu chính như cà phê, nông lâm sản, hàng nhập máy móc công cụ sản xuất, sản phẩm từ cá khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, kết nối đến cảng biển Quy Nhơn, Dung Quất, Ba Ngòi. Đến nay, cảng cạn vẫn đang trong quá trình thực hiện quy hoạch và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư.

    – Trung tâm Logistic: Theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực Tây Nguyên được quy hoạch xây dựng 01 trung tâm Logistic hạng II, diện tích 20 hecta (giai đoạn 1 là 10 hecta, giai đoạn 2 là 20 hecta) trên hành lang kinh tế Đông Trường Sơn. Hiện nay vùng Tây Nguyên đang trong giai đoạn nghiên cứu triển khai hiện quy hoạch.

    Quy hoạch giao thông tỉnh Đắk Lắk

    Giao thông đường bộ

    Đường bộ cao tốc

    Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, trong đó qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030 có 02 tuyến đường bộ cao tốc đi qua, cụ thể:

    – Cao tốc Bắc Nam phía Tây (CT.02): Đoạn Pleiku (Gia Lai) – Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dài 160 km, quy mô 6 làn xe; Đoạn Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) – Gia Nghĩa (Đắk Nông) dài 105km, quy mô 6 làn xe. Cả 02 đoạn này đều xây dựng giai đoạn trước năm 2030.

    – Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24): Từ Cảng Nam Vân Phong, Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dài 130 km, quy mô 4 làn xe, xây dựng trước năm 2030. Hiện tại, cao tốc này đã lập báo báo nghiên cứu khả thi và trình thẩm định.

    Đường quốc lộ

    Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, quy hoạch giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tổng 07 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 761,27 km

    – Trục dọc:

    + Đường Hồ Chí Minh (QL.14): Đoạn đi qua tỉnh dài 126 km điểm đầu tại Km1667+570, tuyến đi qua các huyện: Ea H’Leo, Krông Búk, TX Buôn Hồ, Tp Buôn Ma Thuột, điểm cuối tại Km1793+000. Quy  hoạch đến năm 2030 đạt cấp III, 4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    + Đường Trường Sơn Đông: Đoạn qua Đắk Lắk dài 130 km, điểm đầu tại Km495+200, tuyến đi qua huyện M’Drắk, Krông Bông và Lắk, điểm cuối tại Km601+840. Quy hoạch đến năm 2030: đạt cấp III-IV, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    + Quốc lộ 27 (QL.27): Đoạn qua tỉnh dài 88,5 km điểm đầu tại Km0+000, tuyến đi qua Tp Buôn Ma Thuột và các huyện: huyện Cư Kuin, Krông Bông, Lắk, điểm cuối tại Km88+500. Quy hoạch đến năm 2030: đạt cấp III-IV, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    + Quốc lộ 14C (QL.14C): Dài 98,5 km, bao gồm tuyến mới 83,5 km, với điểm đầu Km 202+000 tại ranh giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, điểm cuối Km 285+500 tại ranh giới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông; đoạn  tuyến QL.14C cũ chạy dọc biên giới, chiều dài 15 km. Quy hoạch đến năm 2030: Đạt cấp III-IV, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    – Trục ngang:

    + Quốc lộ 29 (QL.29): Đoạn đi qua tỉnh dài 174,37 km, điểm đầu tại Km109+790, điểm cuối tại Km284+155. Quy hoạch đến năm 2030: Đạt cấp III-IV, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    + Quốc lộ 26 (QL.26): Đoạn đi qua tỉnh dài 119 km, điểm đầu tại Km32+000, điểm cuối tại Km151+000, tuyến đi qua huyện M’ĐRăc, Ea Kar, Krông Păk, Tp Buôn Ma Thuột. Quy hoạch đến năm 2030: đạt cấp III, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    + Quốc lộ 19C (QL.19C): Đoạn đi qua tỉnh dài 26,9 km, điểm đầu tại Km151+050, tuyến đi qua huyện M’ĐRăk, điểm cuối tại Km177+950. Quy hoạch đến năm 2030: đạt cấp III-IV, 2-4 làn xe, bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác.

    Đường tỉnh

    Giai đoạn 2021 – 2030, quy hoạch có 23 tuyến đường tỉnh, tổng chiểu dài khoảng 1.034,1 km. Các tuyến đường tỉnh giai đoạn 2021-2030 gồm 05 tuyến đường tỉnh hiện hữu với tổng chiều dài 164 km; 06 tuyến đường tỉnh hiện hữu được cải tạo và kéo dài (tổng chiều dài quy hoạch là 423 km), 06 tuyến đường tỉnh xây dựng mới theo Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND với tổng chiều dài là 266,5 km, và 06 tuyến đường tỉnh đề xuất xây dựng mới với tổng chiều dài 180,6 km. Cụ thể:

    Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường tỉnh hiện hữu: 5 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 164 km. Cụ thể:

    – Đường tỉnh 689 (ĐT.689): Dài 27 km, điểm đầu tại Km0+000 (Thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, giao với QL.26 tại Km123+000), điểm cuối tại Km27+000 (Thị trấn Krông Kmar, huyện Krông Bông nối vào ĐT.692 tại Km15+000), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa.

    Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp tuyến, tối thiểu đạt cấp III, 2-4 làn xe. Tuyến được bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

    – Đường tỉnh 692 (ĐT.692): Dài 53 km, điểm đầu tại Km0+000 (xã Yang Réh, giao với QL.27 tại Km29+580) và điểm cuối tại Km53+000 giao với đường Trường Sơn Đông tại xã Cư Drăm huyện Krông Bông, toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa và BTXM.

     Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp tuyến, tối thiểu đạt cấp III, 2-4 làn xe. Tuyến được bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

    – Đường tỉnh 693 (ĐT.693):

    Hiện trạng: Tuyến dài 40,3 km, điểm đầu tại Km0+000 (thuộc M’Đrắk giao với Km65+000 trên QL.26), điểm cuối tại Km40+000 (thuộc Buôn Ba) giao với Km109+790 QL.29, hiện tại toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Điều chỉnh quy hoạch mới điểm đầu xuất phát tại Km67+800 QL.26 (Thị trấn M’Đrăk, huyện M’Đrăk) và điểm cuối tại Km109+700 QL.29 (xã Cư P’rao, huyện M’Đrăk) với chiều dài tuyến là 40 km.

    Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn nối với QL.26 dài 4 km và nối với QL.29 dài 4 km là đường đô thị.

    – Đường tỉnh 695 (ĐT.695): Dài 29 km, điểm đầu tại Km0+000 (thị trấn Ea Drăng, giao tại Km638+540 trên QL.14), điểm cuối tại Km29+000 (xã Ea Sol giáp A Yun Ba, ranh giới với tỉnh Gia Lai). Trong đó đoạn từ Km0+000 – Km1+000 là đường đô thị với chỉ giới đường đỏ là 26m. Toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp tuyến, tối thiểu đạt cấp III, 2-4 làn xe. Tuyến sẽ là tuyến đường liên kết vùng, nối vào ĐT.668 của tỉnh Gia Lai, tạo động lực triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải. Tuyến được bảo trì định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

    – Đường tỉnh 697E (ĐT.697 E): Dài 15 km, điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn), điểm cuối tại Km15+000 (xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn giao với ĐT.697 tại Km17+000), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt BTN.

    Quy hoạch đến 2030: Nâng cấp tuyến, tối thiểu đạt cấp III, 2-4 làn xe. Tuyến có khoảng 8 km là đường vành đai. Tuyến được bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

    Điều chỉnh quy hoạch nâng cấp cải tạo và kéo dài 6 tuyến đường tỉnh hiện hữu: Nâng cấp, cải tạo và kéo dài 06 tuyến đường tỉnh đã có với tổng chiều dài quy hoạch khoảng 423 km (trong đó chiều dài đường tỉnh hiện nay là 187 km và chiều dài đường tỉnh kéo dài là 236 km). Cụ thể:

    – Đường tỉnh 687 (ĐT.687):

    Hiện trạng: Tuyến dài 14 km, điểm đầu tại Km0+000 (xã Đắk Liêng, tại Km48+000 trên QL.27), điểm cuối tại Km14+000 (xã Buôn Triết), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Tổng chiều dài toàn tuyến sau điều chỉnh là 24 km (giữ nguyên đoạn tuyến cũ dài 14 km, điều chỉnh đoạn kéo dài từ Buôn Triết đến ĐT.698 dài 10 km).

    Hướng tuyến xuất phát từ Km48+000 trên QL.27 tại huyện Lắk đến xã Buôn Triết, huyện Lắk và kéo dài đến gặp ĐT.698. Tuyến được bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt. Tuyến phục vụ phát triển KT-XH huyện Lắk và Krông Ana, thu hút du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.

    Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%, mở rộng một số đoạn tại các thị trấn, thị tứ tùy theo tình hình phát triển kinh tế xã hội. Đoạn từ Km 0 – Km 4 (đầu thị trấn Lắk) là đường đô thị.

    – Đường tỉnh 688 (ĐT.688): Dài 35 km, điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp Buôn Mê Thuột và huyện Cư M’gar), điểm cuối tại Km35+000 (xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, giao với QL.14 tại Km674+158), toàn tuyến đạt cấp IV miền núi, mặt láng nhựa.

    Quy hoạch đến năm 2030: Tổng chiều dài tuyến 41,5 km, trong đó 35 km  hiện hữu, mở mới dài 6,5 km. Toàn tuyến đạt tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe. Tuyến được bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa định kỳ để đảm bảo an toàn và giao thông thông suốt.

    Hướng tuyến: điểm đầu Km0+00 tại điểm giao đường Phan Chu Trinh với đường Y Moo; điểm cuối tại Km 41+500, xã Pơng Drang, huyện Krông Búk, tuyến giao với đường HCM/QL.14 tại Km674+158, giao với đường tránh phía Tây TP Buôn Ma Thuột. Tuyến phục vụ phát triển khu du lịch sinh thái Ako Dhong và phát triển kinh tế cho các huyện Cư M’gar, huyện Krông Búk và TP. Buôn Ma Thuột.

    – Đường tỉnh 690 (ĐT.690):

    Hiện trạng: Tuyến dài 20 km, điểm đầu tại Km0+000 (thuộc Buôn Chiêk, xã Ea B’Hốk, huyện Cư Kuin) giao với Km17+000 QL.27, điểm cuối tại Km20+000 (thuộc Buôn M’Lớt) giao với Km12+000 ĐT.698 tại xã Ea Bông huyện Krông Ana, hiện tại toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Theo Văn bản số 1705/BGTVT-KCHT ngày 04/3/2013 của Bộ GTVT thì có hai ĐT 690 (cũ và mới), gộp hai đường này thành ĐT.690. Và văn bản số 12061/UBND-CN ngày 7/12/2021 về việc điều chỉnh quy mô quy hoạch Tỉnh lộ 10 (ĐT.690), đoạn qua trung tâm hành chính huyện Cư Kuin.

    Hướng tuyến: Toàn tuyến dài 90 km. Điểm đầu Km0+000 tại Km171+50 trên QL.29 (xã Ea Hô, huyện Krông Năng), điểm cuối giao với ĐT.698 hiện hữu. Tuyến đi qua các xã: Ea Drơng, xã Cư Blang, xã Ea Xiên, xã Bình Thuận, xã Cư Bao (thị xã Buôn Hồ), xã Cuor Đăng (huyện Cư M’gar), xã Ea Knuêc (huyện Krông Păk), xã Ea Ning, xã Ea Hu, xã Ea Bhok, xã Dray Bhăng (huyện Cư Kuin), xã Ea Bông (huyện Krông Ana). Tuyến giao với Quốc lộ 26 tại Km135+00, giao với cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột tại Km 110+580,  giao với Quốc lộ 27. Tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Krông Ana, Cư Kuin, Krông Pắk và TX Buôn Hồ.

    Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%.

    – Đường tỉnh 697 (ĐT.697):

    Hiện trạng: Tuyến Dài 67 km, điểm đầu tại Km0+000 (ranh giới giữa Tp Buôn Ma Thuột và huyện Buôn Đôn), điểm cuối tại Km67+000 (thuộc xã Ea Lê huyện Ea Súp), hiện tại toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Tổng chiều dài toàn tuyến sau quy hoạch là 84,5 km. Bao gồm nâng cấp cải tạo đoạn tuyến hiện tại dài 67 km, xây dựng mới khoảng 17,5 km đến Ea Rok (đường huyện ĐH 03.1).

    Hướng tuyến: Km0+00 thuộc đường tránh phía tây TP.Buôn Ma Thuột (đường Phan Bội Châu, đường Nguyễn Thị Định) đi theo đường tỉnh 697 (Tỉnh lộ 1) hiện hữu (67Km), kéo dài tiếp theo tỉnh lộ 1. Tuyến đường phục vụ phát triển kinh tế xã hội của huyện Buôn Đôn, Ea Súp và nối với trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa khoa học kỹ thuật của của tỉnh cũng như của vùng là TP Buôn Ma Thuột.

    Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe. Đoạn Km0 đến Km8+300 là đường đô thị ĐĐT1. Đoạn qua trung tâm thị trấn Buôn Đôn (từ Km18+600 đến Km26+600) và qua thị trấn Ea Súp (từ Km64 – Km70) là đường đô thị.

    – Đường tỉnh 698 (ĐT.698):

    Hiện trạng: Tuyến dài 27 km, điểm đầu tại Km0+000 (thuộc ranh giới Tp Buôn Ma Thuột và huyện Krông Ana giao với Km726+000 QL.14), điểm cuối tại Km27+000 (thuộc xã Quảng Điền huyện Krông Ana), hiện tại toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030

    Điều chỉnh quy hoạch mới đề nghị: Tổng chiều dài toàn tuyến sau quy hoạch dài 83 km. Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2 – 4 làn xe. Tuyến bao gồm: Nâng cấp cải tạo đoạn tuyến hiện hữu dài 27 km. Xây dựng mới hai đoạn dài 56 km gồm:

    + Đoạn thứ nhất từ Km0+000 của ĐT.698 hiện tại ngược lên phía Bắc đến gặp ĐT.697 (ngã ba Buôn Rê và Buôn Liêng), đoạn dài 8 km;

    + Đoạn thứ hai kéo dài từ Quảng Điền đến xã Ea Rbin, đi tiếp theo ĐH10.3 đến giao với Quốc lộ 27 tại Km74+00 (dài 38 km).

    Hướng tuyến: Điểm đầu Km0+000 tại Km2+500 của ĐT.697 (ngã ba Buôn Rê và Buôn Liêng), cắt ĐT.698 (tỉnh lộ 2) tại Km2+600, đi theo Tỉnh lộ 2 cũ đến Km31+00 xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, kéo dài và kết thúc tại Km74+000 của QL.27. Tuyến phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Lắk, Krông Ana, kết nối với TP. Buôn Ma Thuột và phát triển du lịch tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar.

    – Đường tỉnh 699 (ĐT.699):

    Hiện trạng: Tuyến dài 24 km, điểm đầu tại Km0+000 (thuộc Ea Kar giao với Km99+000 QL.26), điểm cuối tại Km24+000 (thuộc Krông Năng giao với QL.29 tại Km165+100), hiện tại toàn tuyến đạt cấp IV miền núi.

    Quy hoạch đến 2030: Tổng chiều dài toàn tuyến là 100 km. Tuyến đường  sẽ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội 3 huyện Krông Năng, Ea Kar và  Krông Bông. Tuyến gồm 03 đoạn:

    Đoạn 1: Xây dựng mới trên đường mòn, bắt đầu từ Cư Né (Km654+300 QL.14) đến gặp QL 29 tại Km165+000, dài khoảng 26 km;

    Đoạn 2 là tuyến cũ (được gọi là Tỉnh lộ 3), bắt đầu từ Km165+000 của QL 29 đến thị trấn Ea Kar gặp QL 26 tại Km99+000, dài 24 km;

    Đoạn 3 xây dựng mới kéo dài từ thị trấn Ea Kar đến Cư Yang, theo đường mòn đi tới Yang Mao (huyện Krông Bông) nối vào ĐT.692, dài khoảng 50 km. Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe,. Các đoạn từ Km0 đến Km4 (đầu thị trấn Krông Năng), từ Km20 đến Km 28 (qua thị trấn Ea Kar) và từ Km70 đến Km74 (đầu thị trấn M’Đrăk) là đường đô thị.

    Các tuyến đường tỉnh xây dựng mới theo Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND:

    Xây dựng 06 tuyến đường tỉnh mới theo Nghị quyết 118/2014/NQ-HĐND với tổng chiều dài là 266,5 km. Cụ thể:

    – Đường tỉnh 687B (ĐT.687B):

    Hướng tuyến: Chiều dài tuyến là 82 km với điểm đầu tuyến bắt đầu từ Km0 (thuộc Liên Kpắc tại Km84+600 QL27), và điểm kết thúc tại Km82 nối vào đường Trường Sơn Đông (thuộc Yang Mao huyện Krông Bông). Tuyến nối QL.27 và đường Trường Sơn Đông. Tuyến là tuyến đường liên kết vùng, có 01 nhánh của đường kết nối với tỉnh lộ 722, tỉnh Lâm Đồng. Tuyến phục vụ phát triển KT-XH của huyện Lắk, Krông Bông, phát triển du lịch Vườn quốc gia Chu Yang Sin.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 694B (ĐT.694B):

    Hướng tuyến: Chiều dài toàn tuyến là 50 km. Điểm đầu tuyến Km0 nối với ĐT.699 tại xã Phú Xuân (huyện Krông Năng) kéo dài khoảng 8 km tới QL.29 tại Tam Giang (huyện Krông Năng), và điểm kết thúc tại Km 50 (thuộc Ea Sol nối vào ĐT 695). Tuyến đấu nối vào QL.29 tại Tam Giang.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 696C (ĐT.696C):

    Hướng tuyến: Chiều dài toàn tuyến là 18,5 km. Điểm đầu tuyến bắt đầu từ Km0 (thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn tại ĐT.697), và điểm kết thúc tại Km18+500 (xã Krông Na, giáp xã Đắk Will, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông). Tuyến là đường liên kết vùng, kết nối với tỉnh Đắk Nông.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 696D (ĐT.696D)

    Hướng tuyến: Chiều dài toàn tuyến là 30 km (trong đó 20 km được nâng cấp từ đường huyện và 10 km xây dựng mới). Điểm đầu tuyến bắt đầu từ Km 0 (thuộc Ea Rốk tại điểm nối với ĐT.697 kéo dài), và điểm kết thúc tại Km30 (xã Ea Lốp huyện Ea Súp) nối vào Ql14C. Tuyến đấu nối vào QL.14C. Tuyến  đường phục vụ cho sự phát triển của huyện Ea Súp, đặc biệt là điện gió.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 697C (ĐT.697C):

    Hướng tuyến: Chiều dài toàn tuyến là 39km. Điểm đầu tuyến bắt đầu từ Km0 (thuộc Cư Né tại Km654+300 của đường HCM/QL.14), và điểm kết thúc tại Km39 (thuộc xã Ea Lê huyện Ea Súp). Trên tuyến dự kiến có 10 cầu dài với tổng chiều dài 200 m. Tuyến đấu nối vào QL.14.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 697D (ĐT.697D):

    Hướng tuyến: Chiều dài toàn tuyến là 47 km (xây dựng mới 27 km và nâng cấp 20 km từ đường huyện). Điểm đầu tuyến bắt đầu từ Km0 (thuộc Ea H’leo tại Km611+000 QL.14), và điểm kết thúc tại Km47 (thuộc Ea Rốk huyện Ea Súp). Trên tuyến dự kiến có 10 cầu dài với tổng chiều dài 200 m. Tuyến đấu nối vào đường Hồ Chí Minh/QL.14.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    Các tuyến đường tỉnh đề xuất xây dựng mới:

    Xây dựng 06 tuyến đường tỉnh mới với tổng chiều dài 180,6 km. Cụ thể:

    – Đường tỉnh 689B (ĐT.689B)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 27 km. Điểm đầu Km0+000 tại Km104 Quốc lộ 26 (xã Quyết Thắng) hướng đi theo xã Ea Kty, xã Vụ Bốn đến giao ĐT.692 (Tỉnh lộ 12) tại Km28+050 xã Hòa Phú.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 694 (ĐT.694)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 38 km. Điểm đầu Km0+000 tại Km5+400 thuộc ĐT.695  (Tỉnh lộ 15) xã Dlie zang, huyện Ea H’leo và qua các xã Ea Tân, Dlie za, Ea Toh, Ea Hồ (huyện Krông Năng). Điểm cuối là giao với QL.29.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 697F (ĐT.697F)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 44 km, điểm đầu Km 0+000 tại Km134+600 (Quốc lộ 26) đi qua các xã: Hòa Đông (huyện Krông Pắc) xã Cuôr Đăng, Ea Drơng, Quảng Tiến, Ea Mnang (huyện Cư M’gar), Ea Bar (huyện Buôn Đôn), điểm cuối giao với ĐT.697E (Tỉnh lộ 5) tại Km7+750. Tuyến giao với đường tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột tại Km2+600, giao với đường Hồ Chí Minh/QL.14 tại Km1759+00, giao với ĐT.688 (Tỉnh lộ 8) tại Km8+00. Tuyến có vai trò là tuyến đường vành đai, kết hợp với ĐT.697G tạo thành đường vành đai của thành phố Buôn Ma Thuột.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%.

    – Đường tỉnh 698B (ĐT.698B)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 22 km. Điểm đầu Km0+000 tại vị trí khoảng Km23+100 Quốc lộ 27, xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin, đi qua các xã Băng Adrênh, Dur Kmal, thị trấn Buôn Trấp, giao cắt ĐT.698 tại Km21+450. Điểm cuối Km22+000 tại ranh thị trấn Buôn Trắp, huyện Krông Ana với xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Tuyến đường có vai trò là tuyến đường liên kết vùng, kết nối với tỉnh Đắk Nông.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 693D (ĐT.693D)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 33,6 km. Điểm đầu giao QL.29 (xã Ea Sar, huyện Ea Kar), tuyến qua xã Ea Sar, thi trấn Ea Knốp, xã Ea Pal, xã Ea Ô và xã Cư Elang, đến nút giao Ea Rớt (dự kiến nút giao của cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột). Tuyến còn giao với QL.26 và cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk (sau năm 2030). Tuyến cùng với ĐT.699 (quy họach) và ĐT.694 (quy hoạch) tạo thành trục Bắc – Nam của tỉnh, phục vụ chính cho phát triển kinh tế xã hội 4 huyện: Ea H’leo, Krông Năng, Ea Kar và  Krông Bông; thuận lợi thu hút đầu tư trung tâm Logistics tại huyện Ea Kar (dự kiến đặt tại xã Cư Elang), các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các điểm, khu du lịch.

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    – Đường tỉnh 699D (ĐT.699D)

    Hướng tuyến: Tuyến dài 16 km. Điểm đầu Km 0+000 tại xã An Lạc, thị xã Buôn Hồ (giao với đường HCM/QL.14 tại Km 1737+450), điểm cuối xã Phú Xuân, huyện Krông Năng (giao với ĐT.699). Tuyến đường sẽ là tuyến đường huyết mạch, kết nối đường HCM với ĐT.699, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của TX Buôn Hồ, huyện Krông Năng, huyện Ea Kar,…

    Quy mô tuyến đường: Cấp thiết kế tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe, mặt đường bằng BTN, BTXM hoặc láng nhựa 100%. Cầu cống thiết kế vĩnh cửu theo Tiêu chuẩn thiết kế.

    Đường vành đai, tuyến tránh

    Đường vành đai: Khép kín vành đai 1 gồm các đoạn, tuyến: tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, ĐT.697F, ĐT.697G, đoạn ĐT.697E,  đoạn ĐT.697.

    Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp hình thành tuyến vành đai 2 gồm các đoạn tuyến đường: ĐT.698B, ĐT.692, ĐT.689B, ĐT.699, ĐT.697C, ĐT.697.

    Nghiên cứu xây dựng các tuyến tránh quốc lộ qua thị trấn như: Tuyến tranh thị trấn Quảng Phú, huyện Cư M’Gar; Thị trấn Krông Năng, huyện Krông Năng; Thị trấn Phước An, huyện Krông Pắk; Thị Trấn Ea Knốp, Ea Kar huyện Ea Kar;…

    Đến năm 2030 dự kiến có khoảng 12 tuyến tránh đô thị với tổng chiều dài khoảng 177,97 km. Trong đó đã có 4 tuyến được hình thành với chiều dài  66,77 km và Tuyến tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột dài 39,07 km đang triển khai thi công.

    Đường thủy nội địa

    Quy hoạch luồng tuyến đường thủy nội địa

    Phát triển các tuyến vận tải hàng hóa, tuyến vận tải hành khách trên một số đoạn sông có thể khai thác vận tải của tỉnh và các tuyến du lịch lòng hồ.

    Hiện nay trên trên sông Krông Nô và sông Krông Ana đang khai thác vận tải thủy bằng thuyền máy có tải trọng từ  5 – 10 tấn và chủ yếu vào mùa mưa phục vụ sản xuất và dân sinh vùng dân cư 2 bên sông, hàng hoá chủ yếu là nhu yếu phẩm phục vụ đời sống. Đề xuất quy hoạch tuyến vận tải đường thủy nội địa như sau:

    + Tuyến 1, Cầu Phà – Buôn Kuốp, trên sông Krông Ana: Tổng chiều dài 10 km, đạt cấp V-VI. Điểm đầu tuyến tại vị trí Cầu Phà (Buôn Trấp, huyện Krông Ana), điểm cuối tại Buôn Kuốp, huyện Krông Ana..

    + Tuyến 2, Buôn Trấp – Giang Sơn, trên sông Krông Ana: Tổng chiều dài 45 km, đạt cấp V-VI. Điểm đầu tại Buôn Trấp (huyện Krông Ana), điểm cuối tại khu vực cầu Giang Sơn.

    + Tuyến 3, Buôn Trấp – Krông Nô: Tổng chiều dài 25 km, đạt cấp V-VI.  Điểm đầu tại Buôn Trấp, huyện Krông Ana; điểm cuối tại khu vực xã Krông Nô, huyện Lắk.

    + Tuyến 4, Quỳnh Ngọc – Krông Nô: Tổng chiều dài 19 km, đạt cấp V-VI. Điểm đầu tại Bến cát Quỳnh Ngọc, điểm cuối  tại khu vực xã Krông Nô, huyện Lắk.

    – Tuyến du lịch lòng hồ: đẩy mạnh khai thác vận tải hành khách trên lòng hồ (hồ Lăk, Hồ Sen, hồ Jăng Ré, hồ Yang Réh, hồ Ea Kao, hồ Ea Nhái, hồ Krông Búk, hồ Đăk Minh, hồ Ea Súp,…) phục vụ nhu cầu du lịch.

    Quy hoạch bến thủy nội địa

    Cấp phép các bến đường thủy nội địa bao gồm:

    – Bến đò ngang qua sông: 03 bến, gồm bến Bình Hòa, huyện Krông Ana; bến Krông Nô, Buôn Jun (huyện Lắk). Riêng bến Quảng Điền (huyện Krông Ana) đang hoạt động cần thay thế bằng cầu nhằm tạo điều kiện liên thông giữa 2 huyện Krông Ana với huyện Lắk.

    – Bến đò ngang kết hợp đò dọc: 02 bến, gồm bến Buôn Trấp và Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana).

    – Bến du lịch vùng hồ: Đầu tư bến du lịch tại các hồ như: Hồ Sen (huyện Krông Ana), Hồ Krông Búk hạ (huyện Krông Pắk), Hồ Krông Búk thượng (huyện Krông Pắk), Hồ Vụ Bổn (huyện Krông Pắk), Hồ Jăng Ré (huyện Krông Bông) và các hồ khác có tiềm năng du lịch.

    – Bến cát: Đầu tư phát triển 2 bến cát: Quỳnh Ngọc (huyện Krông Ana) và Giang Sơn (sẽ di chuyển sang vị trí khác phù hợp vì bến hiện tại đang vi phạm hành lang bảo vệ cầu Giang Sơn ) thành cảng cát. Đầu tư phát triển bến Cư Păm (huyện Krông Bông) và một số bến nhỏ như: bến M’Drắk (huyện M’Drắk); bến Ea Huar (huyện Buôn Đôn), bến Ea H’Leo (huyện Ea H’Leo),…

    Quy hoạch phương tiện thủy nội địa

    Phát triển các đội tàu vận tải hàng hóa và hành khách trên sông, đội tàu du lịch lòng hồ. Phát triển các phương tiện vận tải đường thủy có trọng tải nhỏ khai thác phù hợp với đặc điểm lòng sông nhỏ, luồng nông và hẹp, có độ dốc lớn.

    Cảng hàng không, sân bay

    Cấp sân bay: 4C và sân bay quân sự cấp I. Công suất phục vụ hành khách đến năm 2030 là 5,1 triệu HK/năm, hàng hóa vận chuyển đạt 7.595 tấn/năm.

    + Đầu tư đường lăn song song kết nối CHC cũ, đường lăn nối;

    + Mở rộng sân đỗ đảm bảo nhu cầu khai thác và làm vị trí đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không;

    + Xây dựng nhà ga đảm bảo tổng công suất lên 5 triệu hành khách/năm;

    + Xây dựng khu hàng không dân dụng: xây dựng sân đỗ ô tô, các công trình phụ trợ đồng bộ với nhà ga hành khách.

    Tổng diện tích toàn Cảng hàng không là 464 ha. Nhu cầu diện tích đất theo từng giai đoạn. Trong đó:

    + Diện tích quy hoạch dùng chung: 167 ha

    + Diện tích đất do hàng không dân dụng quản lý: 109 ha

    + Diện tích đất quy hoạch cho quân sự: 188 ha.

    Trung tâm logistic và cảng cạn

    Tiêu chí Quy hoạch trung tâm logistics:

    – Có vị trí thuận tiện với các hệ thống giao thông vận tải, Bám sát kết cấu hạ tầng giao thông và các hành lang vận tải. Sử dụng thuận tiện được ít nhất là một phương thức trong mạng lưới vận tải đa phương thức.

    – Có lợi thế về vị trí địa lý, gần nguồn cung cấp hàng hóa như khu công nghiệp, hệ thống cảng, cửa khẩu,… hoặc gần thị trường, khách hàng tiêu thụ. Trong đó, ưu tiên lựa chọn xác định các trung tâm logistics có lợi thế gần thị trường, địa bàn tiêu dùng tập trung, có sức tiêu thụ lớn và ổn định, thương mại phát triển, hoạt động mua bán sôi động, có mạng lưới phân phối rộng lớn và được phân bố với mật độ cao.

    – Theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015, phân hạng trung tâm logistics như sau:

    + Trung tâm logistics hạng I có vị trí nằm gần hoặc có thể kết nối với cảng biển, cảng hàng không quốc tế, có công năng tích hợp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ của một trung tâm logistics, hoạt động như một cảng, bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 20 ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 100 km.

    + Trung tâm logistics hạng II có vị trí nằm ở các trung tâm kinh tế, thị trường tiêu thụ lớn, các vùng sản xuất tập trung, gồm một số công năng chính, chủ yếu của một trung tâm logistics, hoạt động như một bãi container, kho ngoại quan, kho CFS, quy mô diện tích từ 10 ha trở lên, bán kính phục vụ tối thiểu là trên 50 km.

    Tiêu chí Quy hoạch cảng cạn (ICD):

    Vị trí quy hoạch ICD phải gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng, tỉnh.  Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao. Đảm bảo đủ đủ quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài; ICD có diện tích tối thiểu 05 ha đối với các cảng cạn hình thành mới.

    Quy hoạch trung tâm logistics và ICD

    – Thực hiện quy hoạch cảng cạn theo Quyết định số 1201/QĐ-BGTVT ngày 11/6/2018 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển cảng cản Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. ICD Đắk Lắk được đầu tư như sau: Giai đoạn 2020 -2025 có quy mô từ 5-10 hecta với năng lực thông qua 18.750 – 37.500 TEU/năm và giai đoạn 2025-2030 có quy mô từ 10 – 15 hecta với tổng năng lực thông qua khoảng 45.000 – 67.500 TEU/năm. Vị trí cảng cạn dự kiến nằm tại giáp ranh xã Pơng D’rang và Ea Ngai, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk nhằm phục vụ trực tiếp việc xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh qua cảng biển Quy Nhơn và cảng biển Khánh Hòa thông qua QL.26 và QL.29.

    – Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng bổ sung Trung tâm Logistic, Cảng cạn (ICD) tại các địa điểm sau:

    + Trung tâm Logistic và ICD tại Thành phố Buôn Ma Thuột và Krông Pắc. Vị trí dự kiến đặt tại phường Tân Hòa (TP Buôn Ma Thuột) và xã Hòa Đông (huyện Krông Pắc). Trung tâm Logistic hạng II có quy mô đến năm 2030 tối thiểu từ 10-15 hecta, giai đoạn đến năm 2050 tiếp tục mở rộng theo nhu cầu thực tế. Còn ICD có quy mô đến năm 2030 tối thiểu 10 hecta, và mở rộng trong giai đoạn 2031-2050 theo nhu cầu thực tế. Trung tâm logistic và ICD đặt tại đây sẽ có 2 phương thức vận tải hàng không và đường bộ (cao tốc và quốc lộ), sau 2030 có thêm vận tải đường sắt (đường sắt Tây Nguyên), thuận lợi trong việc kết nối với cảng hàng không, cảng biển, bến xe, các khu công nghiệp, cửa khẩu. Trung tâm có phạm vi hoạt động chủ yếu là các tỉnh trong vùng Tây nguyên và các tỉnh Duyên hải nam trung bộ, và vùng Đông Nam Bộ.

    + Trung tâm Logistic dự kiến đặt tại xã Tân Tiến và xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắc. Đến năm 2030 là trung tâm loại II và tiếp tục đầu tư mở rộng  giai đoạn 2031-2050. Trung tâm đặt tại đây sẽ có đường bộ cao tốc Khánh hòa – Buôn Ma Thuột, QL.26, đường Hồ Chí Minh, ĐT.689 nên thuận lợi trong việc kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.

    + Trung tâm Logistic tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo. Đến năm 2030 là trung tâm loại II và tiếp tục đầu tư, mở rộng giai đoạn 2031-2050 tùy theo nhu cầu và quỹ đất. Trung tâm nằm trên hành lang đường cao tốc Phía Tây, đường Hồ Chí Minh, ĐT.697D, đường liên kết vùng với Gia Lai nên thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh cũng như của vùng và có thêm tuyến đường sắt Tây Nguyên (sau năm 2030).

    Trung tâm Logistic dự kiến đặt tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar. Đến năm 2030 là trung tâm loại II, đến giai đoạn 2031-2050 tiếp tục mở rộng đảm bảo quy mô đáp ứng nhu cầu thực tế. Trung tâm nằm trên hành lang cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk, QL.29 phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh và của vùng.

    Tầm nhìn quy hoạch giao thông đến năm 2050

    Đường bộ cao tốc

    Căn cứ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, sau năm 2030 có thêm 02 tuyến cao tốc đi qua tỉnh Đắk Lắk là:

    – Cao tốc Liên Khương – Buôn Ma Thuột (CT.26): Từ cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đến thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk dài 115 km, quy mô 4 làn xe.

    – Cao tốc Phú Yên – Đắk Lắk (CT.23): Từ Cảng Bãi Gốc, tỉnh Phú Yên đến Cửa khẩu Đắk Ruê, tỉnh Đắk Lắk dài 220 km, quy mô 4 làn xe.

    Đường quốc lộ

    Thực hiện bảo trì thường xuyên phục vụ khai thác đối với 07 tuyến quốc lộ hiện hữu. Cấp thiết kế tối thiểu đạt cấp III, 2-4 làn xe.

    Hàng không

    Duy trì cảng hàng không Buôn Ma Thuột đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO; diện tích dự kiến 464 ha.

    + Mở rộng sân đỗ đảm bảo nhu cầu khai thác và làm vị trí đỗ tàu bay qua đêm cho các hãng hàng không;

    + Xây dựng nhà ga đảm bảo tổng công suất lên 7 triệu hành khách/năm;

    + Xây dựng khu hàng không dân dụng: xây dựng sân đỗ ô tô, các công trình phụ trợ đồng bộ với nhà ga hành khách.

    Đường sắt

    Căn cứ Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”, Đắk Lắk có tuyến Đường sắt Tây Nguyên chạy qua với chiều dài khoảng 126 km. Cụ thể tuyến như sau: Tuyến Đường sắt Tây Nguyên (Đà Nẵng – Kon Tum – Đắk Lắk – Bình Phước), dài 550 km, khổ đường 1.435mm, đường đơn, được đầu tư xây dựng sau năm 2030.

    Sau khi 02 tuyến cao tốc Khánh hòa – Buôn Ma Thuột và Phú Yên – Đắk Lắk được đưa vào khai thác sử dụng, tùy theo nhu cầu vận tải có thể nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột – Tuy Hòa, tuyến dài khoảng 169 km, khổ đường 1.435 mm, đường đơn.

    Hạ tầng Logistic, cảng cạn

    Tiếp tục đầu tư và xây dưng hệ thống cảng cạn và hạ tầng Logistic:

    – Tiếp tục mở rộng Trung tâm Logistic được đầu tư giai đoạn 2021-2030.   Nghiên cứu xây dựng bổ sung 02 trung tâm Logistic tại:

    + Trung tâm Logistic tại xã Ea Sar huyện Ea Kar.

    + Trung tâm Logistic tại cửa khẩu Đắk Ruê.

    – Tiếp tục đầu tư và mở rộng cảng cạn đã đầu tư giai đoạn 2021-2030.

    Hồ sơ QH tỉnh Đắk Lắk 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Quét mã QR để mở nhanh bài viết này trên điện thoại, máy tính bảng.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây