Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm thành phố Hà Giang và 10 huyện : Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.
Thành phố Hà Giang
Thành phố Hà Giang dự kiến mở rộng không gian về phía Bắc, khu vực mở rộng có diện tích khoảng 4.600ha, thuộc một phần các xã Phong Quang, Đạo Đức, Kim Thạch, Phú Linh, huyện Vị Xuyên.
Dự kiến đến năm 2035, TP Hà Giang hướng tới là một thành phố du lịch, điểm đến quốc tế về du lịch vùng cao, có những sản phẩm du lịch hấp dẫn đặc hữu, kết cấu hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, nền văn hóa đậm bản sắc văn hóa địa phương.
Nội Dung Đề Xuất
– Tính chất: Đô thị tỉnh lỵ tỉnh Hà Giang, trung tâm hành chính, văn hóa, TDTT, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học kỹ thuật, chế biến công nghệ cao tỉnh Hà Giang. Trung tâm dịch vụ thương mại, du lịch, đầu mối giao lưu, liên kết, thúc đẩy Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn và các khu vực khác của tỉnh Hà Giang nói riêng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói chung phát triển kinh tế – xã hội gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng. Là đô thị xanh với các giá trị sinh thái, kiến trúc, văn hóa được bảo tồn và phát huy bền vững. Đến năm 2035 thành phố Hà Giang trở thành Thành phố du lịch.
– Đô thị loại III, lên đô thị loại II vào năm 2030.
– Dân số: 90.000 người vào năm 2025 và 125.000 người vào năm 2035 (theo Quyết định số 1578/QĐ-TTg ngày 13/10/2020 của TTCP phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hà Giang, tỉnh Hà Giang đến năm 2035).
– Định hướng phát triển không gian:
- Bảo tồn, khai thác cảnh quan thiên nhiên: Khoanh vùng bảo vệ cảnh quan núi, sông, suối, ruộng bậc thang. Lập thiết chế bảo tồn, khai thác giá trị cảnh quan tại các khu vực bảo tồn. Xác định chủ đề để khai thác các điểm cao có giá trị.
- Bảo tồn, khai thác cảnh quan văn hoá: Xác định các làng bản có giá trị cảnh quan văn hóa. Tuyên bố giá trị, khoanh vùng bảo tồn và lập thiết chế bảo tồn, phát huy giá trị. Phát triển các làng bản gắn với du lịch cộng đồng.
- Chỉnh trang, mở rộng Khu trung tâm hiện hữu: Xác định khu vực đô thị trung tâm hiện hữu và đưa ra các giải pháp chỉnh trang. Di chuyển một số cơ quan tạo quỹ đất tái thiết khu trung tâm;
- Phát triển các khu đô thị mới quanh khu trung tâm: Xác định ranh giới phát triển đô thị và khống chế mật độ, tầng cao. Hướng dẫn quy hoạch kiến trúc. Định hướng phát triển các khu vực cửa ngõ.
- Phát triển Khu đô thị du lịch – nông nghiệp Phong Quang
- Phát triển Khu đô thị dịch vụ Ngọc Đường – Ngọc Hà
- Phát triển mạng lưới các trung tâm hoạt động tại Khu vực cửa ngõ phía Nam, Khu vực Cửa ngõ phía Đông Bắc, Khu vực Cửa ngõ phía Tây Bắc.
- Cải tạo công viên Hà Phương trở thành Trung tâm đô thị dịch vụ.
- Xây dựng các không gian mở, công viên trên các đỉnh cao: đỉnh Mỏ Neo; đỉnh núi Cấm; đỉnh Hàm Hổ… với các chủ đề phù hợp.
- Hình thành tuyến không gian xanh, dịch vụ thương mại đô thị dọc theo tuyến cảnh quan sông Miện và Sông Lô.
- Xây dựng các tuyến vành đai khu vực phát triển đô thị nhằm giảm tải giao thông lớn đi xuyên qua khu trung tâm. Đường vành đai này sẽ liên kết các cửa ngõ, định hình khu vực phát triển đô thị, kết nối các tuyến du lịch ven đô.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
- Vùng sản xuất tập trung cây an toàn, chất lượng cao có 8 vùng với tổng diện tích 70 ha, gồm phường Ngọc Hà, Ngọc Đường, Phương Thiện, Phương Độ.
- Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Phương Độ, Phương Thiện.
- Vùng sản xuất ra, hoa trong nhà lưới; 4 vùng quy mô 30 ha, phân bố ở phường Ngọc Hà (6 ha); xã Ngọc Đường (5 ha), xã Phương Thiện (9 ha), phường Quang Trung (10 ha).
Khu, cụm công nghiệp:
CCN Hà Tân (10ha) tại thôn Hà Thành và thôn Tân Thành, xã Phương Độ; nhóm ngành công nghiệp nhẹ, cơ khí và công nghiệp hỗ trợ, …
Khu, cụm, điểm du lịch:
Ngoài khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ neo (p. Trần Phú), trên địa bàn thành phố phát triển các làng văn hóa du lịch chủ yếu tập trung tại các xã Phương Độ, Phương Thiện & các điểm thăm quan di tích văn hóa – lịch sử – tôn giáo – tín ngưỡng, như: Bảo tàng tỉnh, Cột mốc Km0, Di tích lịch sử Kỳ đài – Quảng trường 26/3, Chùa Quan Âm, Đền Mẫu, vv… tại các phường nội thị của thành phố.
Hệ thống giao thông quốc gia, vùng, tỉnh:
- Tuyến cao tốc Hà Giang – Tuyên Quang được định hướng đi vòng tránh qua khu vực nội thị của thành phố, đi về phía Bắc & phía Đông thành phố. Nút ra vào cao tốc cho thành phố Hà Giang sẽ tại điểm giao giữa cao tốc & ĐT.184 trên địa bàn giáp ranh xã Phú Linh & Kim Thạch của huyện Vị Xuyên (phạm vi mở rộng theo đồ án QHC đô thị Hà Giang).
- Tuyến tránh QL2 đi ở về phía Tây Nam thành phố, qua địa phận các xã Phương Thiện, Phương Độ.
- Giao thông trong khu đô thị hiện hữu: Tiếp tục được nâng cấp, cải tạo.
- Giao thông khu đô thị mới: Xây mới các tuyến đường chính kết nối với mạng lưới giao thông đối ngoại.
- Nghiên cứu tổ chức hệ thống bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu giao thông tĩnh đô thị.
- Giao thông nông thôn ngoại thị: nâng cấp hệ thống kiên kết các bản, làng, xã. Xây dựng các tuyến đường du lịch.
⇓ BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN TP HÀ GIANG (21,2 MB)
Vùng huyện Bắc Quang (Hà Giang) – định hướng lên thị xã
Dự kiến giai đoạn sau năm 2030 tiến tới thành lập thị xã Bắc Quang, lúc này các thị trấn hiện có là Việt Quang, Vĩnh Tuy và các thị trấn mới thành lập trong giai đoạn 2021 – 2030 (theo
Quyết định 241/QĐ-TTg của TTCP về kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc) là Hùng An, Quang Minh, Kim Ngọc trở thành là các phường nội thị của thị xã Bắc Quang.
– Tính chất: Là đô thị công nghiệp – dịch vụ gắn với khai thác bền vững theo chuỗi giá trị nông lâm nghiệp & thủy sản; là trung tâm kinh tế – xã hội phía Nam của tỉnh HàGiang.
– Đô thị loại III vào sau năm 2030.
– Với vị trí trên trục giao thông cao tốc kết nối tình Hà Giang với các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội, tập trung phát triển các chức năng công nghiệp, dịch vụ hành chính, thương mại,… Vùng ngoại vi thị xã phát triển các khu chức năng sinh thái (nông nghiệp, du lịch), các công trình đầu mối HTKT.
– Các chương trình trọng điểm đầu tư theo quy hoạch của thị xã Bắc Quang nhằm đáp ứng vị thế là một hạt nhân tăng trưởng của tỉnh và hướng tới các dịch vụ cấp vùng:
- Thu hút phát triển tập trung cho đô thị các khu công nghiệp phục vụ chế biến nông, lâm, thủy sản, các công trình dịch vụ cấp tỉnh và cấp vùng về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng – chuyển giao công nghệ, các khu dịch vụ đầu mối về logistic, thương mại, vận tải, ….
- Phát triển dịch vụ nhà ở và các dịch vụ công cộng cho dân cư, lao động.
- Thu hút các dự án du lịch sinh thái Nậm An, khu du lịch hồ Quang Minh, khu du lịch Thác Thí, hang Nặm Pạu, …
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây lúa chất lượng cao: Tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Chúa, Vĩnh Thành), Bằng Hành (Thôn Luông, Tân Thành), Đồng Yên (Đồng Mừng, Kè Nhạn), Quang Minh (Minh Tâm, Khiềm).
– Vùng sản xuất lúa giống tại các xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Ban, Vĩnh Gia); Bằng Hành (Thôn Luông); Đồng Yên (Đồng Kem, Kè Nhạn); Quang Minh (Minh Tâm, Thôn Khiêm).
– Vùng sản xuất ngô giống tại các xã Quang Minh (Khiềm, Bế Triều), Vĩnh Phúc (Vĩnh Chúa), Hùng An (Hùng Tiến, Tân Tiến).
– Vùng sản xuất lạc giống tại các xã Đồng Yên (Đồng Mừng, Phố Cáo, Đồng Hương, Thượng An,… ); Vĩnh Phúc (Vĩnh Ban, Vĩnh An, Vĩnh Chúa); Đồng Tâm (thôn Châng).
– Vùng sản xuất tập trung cây rau an toàn, chất lượng cao: Có 6 vùng với diện tích 55 ha gồm: Hùng An, Quang Minh, Việt Quang, Việt Vinh, Tân Quang, Vĩnh Phúc. Trong đó diện tích sản xuất rau, hoa trong nhà lưới 10ha tại các xã Quang Minh, Hùng An, Tân Quang, Việt Vinh.
– Vùng sản xuất tập trung cây chè an toàn, chất lượng cao (VietGAP): Vĩnh Tuy, Vĩnh Hảo, Tân Thành, Tiên Kiều, Hùng An, Tân Lập, Quang Minh, Việt Hồng, Liên Hiệp, Vô Điếm, Đức Xuân.
– Vùng sản xuất tập trung cây chè an toàn, chất lượng cao tại 06 xã: Tiên Kiều, Hùng An, Tân Lập, Vĩnh Tuy, Tân Thành, Vĩnh Hảo.
– Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả chất lượng cao, cây ăn quả có múi (VietGAP) 4500 ha: tập trung trên địa bàn 12 xã (Tân Thành, Việt Vinh, Quang Minh, Hùng An, Vĩnh Tuy,Tiên Kiều,Vĩnh Phúc, Việt Hồng, Đồng Tâm, Vĩnh Hảo, Đông Thành, Đồng Yên).
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao tập trung tại các xã: Việt Vinh, Thượng Bình, Đồng Tiến, Tân Lập, Tân Thành, Liên Hiệp, Hùng An, TT Việt Quang.
– Vùng tập trung chăn nuôi lợn địa phương: Tại 9 xã là Vĩnh Phúc, Đồng Yên, Hùng An, Quang Minh, Việt Quang, Việt Vinh, Đồng Tâm, Liên Hiệp, Bằng Hành.
Khu, cụm công nghiệp:
- KCN Bắc Quang (200 ha), dự kiến tại xã Quang Minh, phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ.
- CCN Nam Quang (34,73ha), tại thôn Quyết Tiến, TT Vĩnh Tuy, ngành nghề chế biến nông-lâm sản (gỗ), dệt may, CNHT, sản xuất VLXD.
- CCN Tân Thành (17,06ha), tại thôn Ngần Hạ, xã Tân Thành, chế biến khoáng sản, công nghiệp nặng. Nam Quang mở rộng, Thôn Bình Long, TT Vĩnh Tuy (30ha), chế biến nông-lâm
sản (gỗ), giấy, phân bón, cơ khí và CNHT - CCN Ngô Khê (50ha) tại thôn Tân An, thôn Tân Bình, xã Việt Vinh, Chế biến nông-lâm sản, CN nhẹ khác và CNHT
- CCN Đồng Tâm (30ha) tại xã Đồng Tâm; CCN Bằng Hành (30ha) tại xã Bằng Hành.
Khu, cụm, điểm du lịch:
Ngoài 03 khu du lịch sinh thái cấp tỉnh là Thiên Sơn, Đức Xuân, Tân Lập Xanh, trên địa bàn huyện phát triển một số làng văn hóa du lịch dân tộc Dao, Tày, phát triển du lịch sinh thái hồ Quang Minh (x. Quang Minh), Thủy Lâm Viên (x. Bằng Hành), hang Tứ Cung (x. Vĩnh Phúc); thăm quan di tích lịch sử cách mạng Tiểu khu Trọng con (x. Bằng Hành), Tổ hợp khu dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch cộng đồng – sinh thái Hoa Quả Sơn tại Thôn Quẩy Xíu (TT Việt Quang) và Thôn Hùng Mới (x. Quang Minh).
Hệ thống giao thông:
– Hệ thống giao thông quốc gia, vùng, tỉnh: Thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, vùng, tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch đô thị, các dự án đầu tư xây dựng cải tạo các tuyến quốc lộ có thể xem xét bổ sung các giải pháp cụ thể, như: Xây dựng tuyến tránh quốc lộ qua đô thị hoặc lộ giới các tuyến quốc lộ đi qua đô thị theo quy mô mặt cắt đường đô thị.
– Xây mới 4 tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp A – giao thông nông thôn:
- Đường từ KM 11+800 (QL 279 đoạn Pắc Há – Liên Hiệp) đến trung tâm xã Tân Quang.
- Đường vào trung tâm xã Xuân Minh huyện Quang Bình.
- Đường tránh QL2 đoạn qua trung tâm thị trấn Việt Quang.
- Đường Đông Thành Khuổi Le – Khuổi Hốc – thị trấn Vĩnh Tuy.
– Xây dựng hệ thống giao thông trong các đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.
– Đường huyện 100% và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
– Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường ô tô đi được.
– Bến xe TT Việt Quang: bến xe loại IV, tại tổ 3, TT Việt Quang, Km 230+400 QL.2. Diện tích 4.113m². Tiếp tục đầu tư cải tạo cơ sở vật chất.
– Xây mới Bến xe khách Liên Hiệp: bến xe loại III, tại ngã ba đường xã Tân Thành 3. Diện tích 500m².
⇓ BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN BẮC QUANG (17,7 MB)
Vùng huyện Vị Xuyên (Hà Giang)
Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030:
– Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi giá trị với các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc trưng; phát triển mạnh chăn nuôi theo hình thức trang trại, hộ chăn nuôi.
– Phát triển kinh tế biên mậu, xây dựng và phát triển chợ biên giới, đẩy mạnh xây dựng KKT cửa khẩu Thanh Thủy thành một trung tâm thương mại, dịch vụ của tỉnh; phát triển hạ tầng KCN Bình Vàng giai đoạn II, đồng thời tạo quỹ đất để thu hút các nhà đâu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây lúa chất lượng cao: Tập trung tại các xã Đạo Đức, Việt Lâm, Linh Hồ, Đạo Đức, Phú Linh, Tùng Bá, Trung Thành.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 02 vùng với diện tích 20 ha gồm: TT. Vị Xuyên, TT Việt Lâm, xã Đạo Đức (Tân Đức).
– Vùng sản xuất lạc giống tại các xã: Trung Thành (Bản Tàn, Bản Cuôm, Hai Luồng), Ngọc Linh (Ngọc Thượng, Cốc Thổ, Nà Qua, Khuổi Cà, Tân Lập), Linh Hồ.
– Vùng sản phẩm chè an toàn (VietGAP): Phương Tiến, Quảng Ngần, Trung Thành, xã Việt Lâm.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Các xã Thượng Sơn, Cao Bồ, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Phương Tiến, Quảng Ngần.
– Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả có múi chất lượng cao (VietGAP): 500 ha,tập trung tại các xã Việt Lâm, Trung Thành, Đạo Đức, Quảng Ngần, TT. Việt lâm,
– Vùng tập trung chăn nuôi lợn địa phương: Tại Cao Bồ, Minh Tân, Thượng Sơn, Trung Thành, Tùng Bá, Linh Hồ;
– Vùng tập trung chăn nuôi dê địa phương: Tại các xã: Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Tùng Bá và Thanh Thuỷ.
– Vùng sản xuất rau, hoa trong nhà lưới: 02 vùng quy mô 26 ha, phân bố ở TT. Vị Xuyên (1 vùng quy mô 11 ha) và Đạo Đức (1 vùng quy mô 25 ha).
– Các khu NNCNC chăn nuôi bò sữa:
- Thôn Việt Thành xã Việt Lâm. Vùng nguyên liệu gồm xã Việt Lâm và các xã lân cận, diện tích đảm bảo từ 300 – 500 ha.
- Tại 04 thôn (Trung Sơn, Minh Thành, Thủy Lâm, Hai Luồng) xã Trung Thành. Vùng nguyên liệu gồm xã Trung thành và các xã lân cận, diện tích đảm bảo từ 300- 500 ha.
- Tại thôn Đội 5, Lũng Loét xã Ngọc Linh. Vùng nguyên liệu gồm xã Ngọc linh và các xã lân cận, diện tích đảm bảo từ 300- 500 ha.
- Tại 03 thôn (Lùng Càng, Bản Mán, Lùng Châu) xã Phong Quang. Vùng nguyên liệu gồm xã Phong Quang và các xã lân cận, diện tích đảm bảo từ 300- 500 ha.
Khu, cụm công nghiệp:
– Khu công nghiệp Bình Vàng, diện tích theo quy hoạch là 254,77 ha, tại xã Đạo Đức. Ngành nghề chế biến khoáng sản, luyện kim, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản,…
– Khu công nghiệp trong KKT cửa khẩu Thanh Thủy (177ha): Công nghiệp sạch, công nghệ cao, ưu tiên sử dụng nhiều lao động.
– CCN Trung Thành (6ha), Thôn Trung Sơn, xã Trung Thành, chế biến nông lâm sản.
– CCN Phương Tiến (6-10ha), tại thôn Thanh Sơn xã Thanh Thủy và thôn Nà Thài xã Phương Tiến, công nghiệp chế biến (chế biến nông lâm sản).
Khu, cụm, điểm du lịch:
Ngoài 01 khu du lịch sinh thái cấp tỉnh là KDL nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối khoáng nóng Quảng Ngần, trên địa bàn huyện phát triển các làng văn hóa du lịch dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông, phát triển du lịch sinh thái hồ Noong (x. Phú Linh), hang Đán Pioong (x. Bạch Ngọc), Tham Luồng (x. Minh Tân); thăm quan cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy, nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên, Đền thờ các anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên, cao điểm 468; du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện Thuận Hòa, khu bảo tồn thiên nhiên Phong Quang, Tây Côn Lĩnh.
Sau năm 2030 đô thị Vị Xuyên được thành lập trên cơ sở sát nhập thị trấn Vị Xuyên mở rộng (đô thị loại IV) và thị trấn Việt Lâm (đô thị loại V).
Hệ thống đô thị của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2021-2030 gồm thị trấn Vị Xuyên mở rộng, thị trấn Việt Lâm và đô thị Thanh Thủy. Giai đoạn 2031-2050 gồm đô thị Vị Xuyên và các đô thị mới được thành lập như Thanh Thủy, Minh Tân & Linh Hồ.
Giao thông:
– Hệ thống giao thông quốc gia, vùng, tỉnh: Thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của quốc gia, vùng, tỉnh; trong quá trình lập quy hoạch đô thị, các dự án đầu tư xây dựng cải tạo các tuyến quốc lộ có thể xem xét bổ sung các giải pháp cụ thể, như: Xây dựng tuyến tránh quốc lộ qua đô thị hoặc lộ giới các tuyến quốc lộ đi qua đô thị theo quy mô mặt cắt đường đô thị.
– Xây mới 2 tuyến đường huyện:
- Đường nội thị điểm đầu tại QL.2 (Km266+800), điểm cuối tại QL.2 (Km273+800).
- Đường vành đai phía Đông thị trấn Vị Xuyên điểm đầu tại QL.2 (Km267+400), điểm cuối tại QL.2 (Km273+650).
– Xây dựng hệ thống giao thông trong các đô thị theo quy hoạch đô thị đã được phê duyệt. Nghiên cứu xây dựng các tuyến tránh quốc lộ đoạn qua các đô thị.
– Đường huyện 100% và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
– Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường ô tô đi được.
– Xây mới Bến xe khách Vị Xuyên: bến xe loại IV, tại Km23 – QL.2. Diện tích 2500m².
⇓ BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN VỊ XUYÊN (24,3 MB)
Vùng huyện Quang Bình (Hà Giang)
Thị trấn Yên Bình là thị trấn huyện lỵ của Quang Bình là đô thị loại V và lên đô thị loại IV giai đoạn sau năm 2030. Khái thác dịch vụ – thương mại qua tuyến quốc lộ 279; hình thành vùng chuyên canh sản xuất rau sạch, cây công nghiệp và phát triển cây ăn quả như Cam, Quýt; là khu vực chuyển tiếp hàng hóa của vùng đặc biệt với tỉnh Lào Cai.
Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030:
– Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu thành các vùng sản xuất tập trung & gắn liền với công nghiệp chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng & chuỗi giá trị.
– Phát triển các cây trồng, con giống chủ lực có thế mạnh của địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng; đồng thời tạo đột phá đi lên từ chăn nuôi, phát triển mô hình chăn nuôi theo dạng trang trại và hộ chăn nuôi.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây lúa chất lượng cao: Tập trung ở các xã: thị trấn Yên Bình, các xã Tiên Nguyên, Tân Nam, Bản Rịa, Yên Thành, Tân Trịnh, Nà Khương, Yên Hà, Tân Bắc, Xuân Giang, Bằng Lang,….
– Vùng sản xuất lúa giống tại các xã: Vĩ Thượng (Thôn Trung, Trung Thành); Xuân Giang (Thôn Mới, Thôn Trung, Thôn Trang); Bằng Lang (Thôn Hạ).
– Vùng sản xuất lạc giống tại các xã: Vĩ Thượng (Yên Thượng, Thôn Hạ, Hạ Quang, Thượng Minh), Tân Trịnh (Tân Tiến), Tân Yên.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 06 vùng, diện tích 25 ha gồm : Yên Thành, Vĩ Thượng, Tân Trịnh, Yên Bình, Tiên Yên, Tân Bắc
– Vùng sản phẩm chè an toàn (VietGAP): Tại các xã Tiên Nguyên, Xuân Minh, Tân Nam, Tân Trịnh và Yên Thành
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Tiên Nguyên, Xuân Minh, Tân Trịnh, Tân Bắc, Tân Nam, Yên Bình, Bản Rịa, Yên Thành;
– Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả có múi chất lượng cao (VietGAP): 1000 ha, tập trung trên địa bàn 9 xã (Hương sơn, Vĩ Thượng, Tiên Yên, Xuân Giang, Bằng Lang, Yên Bình, Tân Trịnh, Tân Bắc, Yên Hà)
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao: Mở rộng diện tích cây thảo quả dưới tán rừng tại các xã Tân Nam, Tiên Nguyên, Xuân Minh,
– Vùng chăn nuôi bò sữa:
- Thôn Nậm Sú, xã Tân Bắc. Với diện tích tập trung chăn nuôi khoảng 20 ha; diện tích để phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn xã và các xã lân cận đảm bảo từ 300- 500 ha.
- Thôn Trung Thành, xã Yên Hà. Diện tích đất tập trung chăn nuôi khoảng 25 ha; diện tích để phát triển vùng nguyên liệu gồm các xã lân cận đảm bảo từ 300- 500 ha.
Khu, cụm công nghiệp:
– Cụm công nghiệp Tân Bắc (hiện tại 50ha); giai đoạn sau 2030 thành lập cụm công nghiệp Tân Bắc 2, quy mô 50ha (đã được tỉnh cho chủ trương thực hiện).
– Cụm công nghiệp Vĩ Thượng: Đề nghị thực hiện trong giai đoạn sau năm 2030, quy mô diện tích 30-50ha.
– Định hướng Cụm công nghiệp Xuân Giang (50ha), thôn Mới và thôn Tịnh, xã Xuân Giang triển khai sau giai đoạn 2030 (nếu đủ điều kiện).
Khu, cụm, điểm du lịch:
Khu du lịch sinh thái lòng hồ thủy điện sông Chừng được xác định là khu du lịch cấp tỉnh; hệ thống các làng văn hóa du lịch tại các xã Xuân Giang, Tiên Yên, Tân Bắc, Tân Nam, Bằng Lang, Tân Trịnh; các điểm du lịch sinh thái, thăm quan di tích lịch sử văn hóa, như: Hang Tiên, đình Bản Chún,…
Giao thông :
– Xây dựng tuyến tránh quốc lộ qua đô thị hoặc lộ giới các tuyến quốc lộ đi qua đô thị theo quy mô mặt cắt đường đô thị.
– Xây mới Bến xe khách huyện Quang Bình: bến xe loại IV, tại ngã 5 (giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Trường Chinh, Lộc Viễn Tài, Hai Bà Trưng), thị trấn Yên Bình (nằm trên ĐT.183). Diện tích 2.500m²
– Xây mới Bến xe xã Xuân Giang: bến xe loại VI, tại trung tâm xã Xuân Giang. Diện tích 500m².
– Xây mới Bến xe Hương Sơn: bến xe loại VI, tại trung tâm xã Hương Sơn. Diện tích 500m².
⇓ BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN QUANG BÌNH (13,1 MB)
Vùng huyện Bắc Mê (Hà Giang)
Thị trấn Yên Phú (là thị trấn huyện lỵ) đạt tiêu chí đô thị loại IV sau năm 2030, mở rộng sang bờ Nam sông Gâm và các vùng lân cận thị trấn Yên Phú; thành lập mới thị trấn Minh Ngọc (đô thị loại V – là thị trấn thuộc huyện) sau năm 2025, trên cơ sở đô thị hóa xã Minh Ngọc, phát triển kinh tế lâm nghiệp, trồng & chế biến tinh bột nghệ,…
Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030:
– Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu thành các vùng sản xuất tập trung & gắn liền với công nghiệp chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng & chuỗi giá trị.
– Phát triển CCN Minh Sơn II.
– Phát triển các cây trồng, con giống chủ lực có thế mạnh của địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng; đồng thời tạo đột phá đi lên từ chăn nuôi.
– Trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ gắn với cây dược liệu dưới tán rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng.
– Phát triển du lịch – dịch vụ gắn với bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa truyền thống các dân tộc và lịch sử địa phương.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây ngô hàng hóa, năng suất cao: 1.500ha.
– Vùng sản xuất lạc giống tại các xã: Yên Định (Bản Bừu, Bản Loan, Nà Yến); Minh Ngọc (Nà Câu, Nà Thàng, Nà Sài, Nà Lá); Minh Sơn; Yên Cường.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 05 vùng với diện tích 30 ha gồm : TT. Yên Phú, Yên Phong, Phú Nam, Yên Định, Minh Ngọc.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Tập trung tại thị trấn Yên Phú, các xã Yên Định, Yên Cường, Giáp Trung, Phiêng Luông.
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao: xã Yên Cường, Đường Hồng, Phiêng Luông & Đường Âm.
Khu, cụm công nghiệp:
– CCN Minh Sơn 2 (50ha), tại thôn Nà Sáng và Bình Ba, Minh Sơn, chế biến khoáng sản, CN nặng.
– CCN Yên Phú (7ha) tại thôn Pắc Sáp, TT Yên Phú, chế biến nông-lâm sản, CN nhẹ khác, cơ khí, ….
– CCN Km18 QL34 (20ha) xã Yên Định, chế biến nông-lâm sản, CN nhẹ khác,…
Khu, cụm, điểm du lịch:
Khu du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Phia Dầu xã Yên Định là khu du lịch cấp tỉnh; điểm du lịch di tích văn hóa lịch sử Quốc gia Căng Bắc Mê, hang Đán Cúm, hang Bó Lỷ; khai thác du lịch trên lòng hồ thủy điện Na Hang khu vực thác đổ trên sông Gâm; các làng văn hóa du lịch tại các xã Phiêng Luông, Phú Nam, TT Yên Phú; các điểm du lịch thăm quan di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan ( thác Kẹp B, thác Phiêng Tào, cây di sản Trò Chỉ,…).
Kết nối các tua, tuyến du lịch trong huyện và kết nối với các huyện lân cận để phát triển du lịch; phấn đấu xây dựng Bắc Mê trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn, thân thiện, chất lượng trong các tua du lịch trong và ngoài tỉnh (Hà Giang – Công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn – Bắc Mê, Hà Giang – Bắc Mê – Cao Bằng, Bắc Mê – Na Hang – Ba Bể) gắn với thăm quan, nghiên cứu nét đặc trưng riêng về bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc.
Giao thông :
– Bổ sung thêm tuyến đường huyện nằm về phía Bắc QL.34 để cùng với các tuyến đường huyện ĐH.05, ĐH.07, ĐH.08 tạo thành mạng lưới đường vành đai khép kín nội bộ huyện.
– 100% đường huyện và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
– Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường ô tô đi được.
– Xây mới Bến xe khách huyện Bắc Mê: bến xe loại IV, tại vị trí đất đã được xây dựng nền khu vực trung tâm TT Yến Phú, gần UBND huyện Bắc Mê. Diện tích 2.500m².
⇓ BẢN ĐỒ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN BẮC MÊ (19,6 MB)
Vùng huyện Quản Bạ (Hà Giang)
Huyện Quản Bạ có 01 đô thị loại V là TT Tam Sơn, đóng vai trò là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của huyện. Sau năm 2030: Phát triển TT Tam Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV; thành lập mới đô thị Quyết Tiến, Tùng Vài, Tráng Kìm đạt tiêu chuẩn đô thị loại V.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây ngô hàng hóa, năng suất cao: 1.500ha, áp dụng 100% giống ngô lai và áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để đạt năng suất 35 tạ/ha.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: gồm TT.Tam sơn, Quyết Tiến, Quản Bạ, Đông Hà, Tùng Vài. Thanh Vân. Chú trọng phát triển trồng rau đạt tiêu chuẩn hữu cơ hoặc VietGAP. Phấn đấu đến năm 2025, nâng tổng diện tích trồng rau chuyên canh trên 10ha. Phát triển một số diện trích trồng rau gắn với khai thác các sản phẩm dịch vụ du lịch.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ tại Cao Mã Pờ, Tùng Vài, Tả Ván, Thanh Vân.
– Vùng sản cây ăn quả ôn đới, quả đặc sản: Phát triển cây hồng không hạt tập trung ở các xã Nghĩa Thuận, Thanh Vân, Quản Bạ, Bát Đại Sơn và thị trấn Tam Sơn. Đến năm 2025, trồng mới trên 270ha, nâng tổng diện tích hồng không hạt huyện Quản Bạ lên 500ha, trong đó có 100ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ hoặc VietGAP.
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao tại xã: Quyết Tiến, Thanh Vân, Tùng Vài, Quản Bạ, Thái An, Bát Đại Sơn, Cao Mã Pờ, Tả Ván, TT Tam Sơn. Hình thành thung lũng dược liệu tại thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ với quy mô trên 80ha. Mỗi năm trồng mới, trồng thay thế trên 500ha cây dược liệu các loại, nâng tổng diện tích cây dược liệu trồng mới và chăm sóc hàng năm lên 3.000ha.
– Vùng tập trung chăn nuôi Bò vàng: xác định 02 vùng chăn nuôi tập trung là: vùng
cụm xã Cán Tỷ – Lùng Tám – Đông Hà và vùng cụm xã Thanh Vân – Nghĩa Thuận – Tùng
Vài.Mỗi vùng có quy mô diện tích trồng, thâm canh cỏ từ 700ha trở lên, mỗi hộ giai đình
chăn nuôi với quy mô từ 07 con trở lên. Mục tiêu đến 2025, tăng tổng đàn khoảng 15.000
con.
– Vùng tập trung nuôi ong mật Bạc Hà: Tập trung bảo tồn và phát triển diện tích cây Bạc Hà tại các xã trọng điểm nuôi ong, gồm: Thanh Vân, Cán Tỷ, Lùng Tám, Thái An,….
Khu, cụm công nghiệp:
– CCN Quyết Tiến (8ha), thôn Lùng Thàng, xã Quyết Tiến; chế biến nông, lâm sản và CN nhẹ khác.
– CCN Đông Hà (10ha), thôn Sang Phàng, xã Đông Hà; chế biến nông,lâm sản và CN nhẹ khác.
Khu, cụm, điểm du lịch:
– Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn: Xã Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận, Quản Bạ, Đông Hà (Quản Bạ).
– Khu du lịch:
- Tổ hợp khu vui chơi, giải trí cao cấp huyện Quản Bạ (thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ).
- Khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám chữa bệnh bằng dược liệu Bình Minh III.
- Khu du lịch nghỉ dưỡng, phát triển làng nghề truyền thống (thôn Bó Lách, xã Quyết Tiến).
- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Cổng Trời (thôn Cổng Trời, xã Quản Bạ).
- Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Pản Hò (thôn Pản Hò, xã Quản Bạ).
- Khu du lịch sinh thái Hồ Nặm Đăm (thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ).
– Điểm du lịch:
- Các danh lam thắng cảnh như: Núi đôi Quản Bạ, Thạch Sơn Thần, Cổng Trời, Hang Lùng Khúy, Hang Khố Mỷ,…
- Chợ phiên (trung tâm huyện, cửa khẩu Nghĩa Thuận, Quyết Tiến,….)
- Các làng văn hóa du lịch cộng đồng: gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa và các đặc trưng trong đời sống sinh hoạt sản xuất của các dân tộc trên địa bàn huyện (Mông, Dao, Bố Y, Tày,…); Các làng văn hóa du lịch cộng động gắn với các di sản địa chất hoặc khu bảo tồn thiên nhiên;…
Giao thông :
– Mở mới các tuyến huyện: Tả Ván – Minh Tân; Quyết Tiến – Đông Hà; đường từ Mốc 338 Bát Đại Sơn – Na Khê, Yên Minh.
– Đường huyện 100% và tối thiểu 80% đường trục xã được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông xi măng; đường huyện, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
– Hoàn thiện hệ thống đường liên thôn bản, thôn bản, phấn đấu ít nhất 80% đường ô tô đi được.
– Xây mới BXK Quản Bạ: bến xe loại IV, tại khu vực gần bệnh viện nội trú của thị trấn Tạm Sơn, nằm gần trục đường dẫn vào trung tâm thị trấn. Diện tích 2.500m².
⇓ BẢN ĐỒ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN QUẢN BẠ (29,7 MB)
Vùng huyện Yên Minh (Hà Giang)
Đến năm 2025, phát triển thị trấn Yên Minh (là thị trấn huyện lỵ) đạt tiêu chí đô thị loại IV; thành lập mới đô thị Mậu Duệ (đô thị loại V) trên cơ sở đô thị hóa xã Mậu Duệ. Đến năm 2030 thành lập mới thị trấn Bạch Đích (đô thị loại V) trên cơ sở xã Bạch Đích.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây đỗ tương, lạc thâm canh: 2.000ha.
– Vùng sản xuất ngô giống tại các xã: Đường Thượng (Sảng Pả 1, Sảng Pả 2, Chủng Pả, Cở Tẩu); Lũng Hồ (Lũng Hồ 1, Lũng Hồ 2, Lũng Hồ 3, Ngái Trồ, Phìn Tỷ); Du Già (Cốc Pảng, Làng Khác A, Thâm Luông); Du Tiến (Phìn Tỷ A, Phìn Tỷ B, Phìn Tỷ C, Bản Lý); Mậu Duệ.
– Vùng sản xuất đậu tương giống tại các xã: Đường Thượng (Sảng Pả 1, Sảng Pả 2, Chủng Pả, Cở Tẩu); Lũng Hồ (Lũng Hồ 1, Lũng Hồ 2, Lũng Hồ 3, Ngái Trồ, Phìn Tỷ); Du Già (Cốc Pảng, Làng Khác A, Làng Khác B, Thâm Luông); Du Tiến (Phìn Tỷ A, Phìn Tỷ B, Phìn Tỷ C, Bản Lý)
– Vùng sản xuất lạc giống tại các xã: Đông Minh (Khau Nhịu, Bó Mới); Hữu Vinh (Non Vãi, Khai Hoang, Bản Vàng, Tân Tiến); Mậu Duệ (Pắc Nghê)
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 08 vùng với diện tích 60 ha gồm TT. Yên Minh, Hữu Vinh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Na Khê, Du tiến, Du Già, Ngọc Long.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ tập trung tại các xã: Lao Và Chải, Ngam La, Đông Minh, Mậu Duệ, Na Khê.
– Vùng sản xuất tập trung cây ăn quả ôn đới, quả đặc sản:
- Hồng không hạt tập trung tại các xã: Na Khê, Lao Và Chải, Bạch Đích, Hữu Vinh, Đông Minh, Thị trấn, (theo hình thức HTX hồng không hạt Na Khê).
- Lê, Mận tập trung tại các xã: Na Khê, Lao Và Chải, Hữu Vinh, Du Già, Du Tiến, Sủng Cháng, Sủng Thài, (định hướng hình thành HTX liên kết).
- Xoài tập trung tại các xã Hữu Vinh, Mậu Duệ, Đông Minh, thị trấn, (theo hình thức HTX sản xuất Hoa quả sạch Khai hoang Bản Vàng).
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao tập trung tại các xã: Du Già, Du Tiến, Đường Thượng, Ngam La, Lao Và Chải, Mậu Long, Ngọc Long, Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Cháng.
– Vùng tập trung chăn nuôi lợn địa phương (như lợn đen Lũng Pù, lợn hung Bắc Mê…) Tại các xã Phú Lũng, Thắng Mố, Lũng Hồ, Đường Thượng, Bạch Đích, Mậu Duệ, Hữu Vinh, Đông Minh, Du Già, Thị trấn Yên Minh.
– Vùng tập trung chăn nuôi dê địa phương: Thị trấn Yên Minh.
– Vùng tập trung nuôi ong mật Bạc Hà: Xã Hữu Vinh, xã Sủng Thài, xã Đường Thượng, xã Sủng Cháng, xã Lao Và Chải, xã Thắng Mố.
Khu, cụm công nghiệp:
CCN Yên Minh (15ha), Bản Bục, TT Yên Minh; chế biến nông-lâm sản, CN nhẹ khác, cơ khí, ….
Khu, cụm, điểm du lịch:
– Khu bảo tồn thiên nhiên Du Già: Xã Du Già (Yên Minh), Minh Sơn (Bắc Mê) Tùng Bá (Vị Xuyên).
– Khu du lịch cấp tỉnh: Khu du lịch Du Già.
– Điểm du lịch: Làng văn hóa du lịch dân tộc Tày, Giáy,…; các điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh,…
– Các khu ngắm cảnh khai thác tầm nhìn từ các đỉnh cao trong vùng, gắn với các lâm viên và các dịch vụ phục vụ cho du khách ngắm cảnh.
– Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Đồn Pháp và tường thành Lũ Hồ; Di tích lịch sử cơ sở cách mạng Đường Thượng; Rừng thông Yên Minh.
⇓ BẢN ĐỒ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN YÊN MINH (19,6 MB)
Vùng huyện Mèo Vạc (Hà Giang)
Thị trấn Mèo Vạc (là thị trấn huyện lỵ) đạt tiêu chí đô thị loại V; sau năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại IV; Đến năm 2030 thành lập đô thị Pả Vi (đô thị loại V) và xây dựng xã Xín Cái đạt tiêu chí đô thị loại V, sau năm 2030 thành lập đô thị Xín Cái (đô thị loại V).
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Ổn định diện tích ngô hiện có (khoảng 7.000 ha) và diện tích lúa hiện có (khoảng 1.280 ha); Tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng nhằm đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn huyện và phục vụ phát triển chăn nuôi, chế biến.
– Ổn định diện tích Cây đậu tương hiện có (Khoảng 1.000ha), bố trí diện tích trồng đậu tương thâm canh cao tại những cánh đồng có điều kiện thâm canh chủ yếu tại các xã Tát Ngà, Nậm Ban.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 04 vùng với diện tích 25 ha gồm : TT. Mèo Vạc, Tát Ngà, Niêm Sơn, Nậm Ban, Pả Vi
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Phân bố chủ yếu ở hai xã Tát Ngà và Niêm Sơn.
– Vùng tập trung nuôi ong mật Bạc Hà: xã Tả Lủng, xã Sủng Trà, xã Sủng Máng, xã Lũng Chinh, xã Lũng Pù, xã Cán Chu Phìn, xã Giàng Chu Phìn, thị trấn Mèo Vạc, xã Pả Vi, xã Thượng Phùng, xã Pải Lủng, xã Xín Cái, xã Sơn Vỹ.
Cụm công nghiệp:
– Cụm Công nghiệp Thượng Phùng (6 ha): Chế biến nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ.
– Cụm Công nghiệp Tò Đú (10ha), thôn Tò Đú, Thị trấn Mèo Vạc: chế biến nông lâm sản và công nghiệp nhẹ khác.
Khu, cụm, điểm du lịch:
– Khu bảo tồn thiên nhiên Chí Sán (xã Tát Ngà, Nậm Ban, Lũng Chinh, Sủng Máng, Tả Lủng và TT Mèo Vạc); khu bảo vệ cảnh quan Mã Pì Lèng (xã Pả Vi, Pải Lủng, Giàng Chu Phìn, Xín Cái)
– Khu du lịch sinh thái trải nghiệm Parastone, Thôn Ha Ía, xã Cán Chu Phìn; Khu du lịch sinh thái Mê Cung đá xã Khâu Vai; Khu du lịch thiên nhiên Nho Quế tại lòng hồ Thủy điện Nho Quế 1; Khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn với du lịch đa trải nghiệm thôn Thào Chứ Lủng, xã Tả Lủng.
– Điểm du lịch: Làng văn hóa du lịch dân tộc Giáy, Mông, Nùng, Tày, Lô Lô tại các xã; các chợ phiên, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Giao thông :
– Nâng cấp tuyến đường huyện ĐH.01 từ QL4C (xã Pả Vi) – Xín Cái thành tuyến đường tỉnh, cấp IV miền núi, đồng thời xây mới cầu Tràng Hương trên tuyến.
– Nâng cấp, cải tạo, mở rộng: Đường huyện ĐH.03 từ Sủa Nhè Lử – Sơn Vĩ – Mốc 504; Đường vào xã Giàng Chu Phìn (ĐH.06); Đường Tát Ngà – Nậm Ban – Lũng Chinh (ĐH.05); Đường Tả Lủng – Nậm Ban – Niêm Sơn (ĐH.07); Đường Khâu Vai – Niêm Tòng (ĐH.04); Đường dẫn và cầu Khâu Vai đi xã Đức Hạnh (Cao Bằng).
– Mở mới đường tránh thị trấn Mèo Vạc (QL4C)
– Mở mới đường từ xã Cán Chu Phìn (Thủy điện Nho Quế 2) đi xã Sơn Vĩ, đường cấp V miền núi.
– Nâng cấp các tuyến đường đô thị thị trấn Mèo Vạc (Đường Thanh Niên, Đường Trần Phú, Đường 19/5…).
– Nâng cấp Bến xe khách Mèo Vạc, đầu tư trang thiết bị đạt tiêu chuẩn bến xe loại IV; Xây mới các Bến xe khách xã Niêm Tòng, xã Nậm Ban, xã Sơn Vĩ đạt tiêu chuẩn bến xe hạng VI.
⇓ BẢN ĐỒ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN MÈO VẠC (17,4 MB)
Vùng huyện Đồng Văn (Hà Giang)
Định hướng đến năm 2030, thị trấn Đồng Văn đạt tiêu chí đô thị loại IV (trung tâm huyện lỵ Đồng Văn), thị trấn Phố Bảng vẫn là đô thị loại V.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 04 vùng với diện tích 75 ha gồm Phố Là, Ma Lé, TT. Đồng Văn, Phố Cáo.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Tại 4 xã Lũng Phìn, Vần Chải, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái.
– Vùng chuyên canh trồng Lê có 9 xã, thị trấn: Lũng Cú, Ma Lé, Lũng Táo, Đồng Văn, Sủng Là, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo, Sảng Tủng.
– Vùng sản xuất tập trung cây dược liệu chất lượng cao tập trung ở 8 xã, thị trấn: Lũng Cú, Ma Lé, Sủng Là, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo, Tả Phìn, Tả Lủng.
– Vùng tập trung chăn nuôi lợn địa phương tại 11 xã, thị trấn: Lũng Cú, Ma Lé, Đồng Văn, Thài Phìn Tủng, Sủng Là, Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo, Lũng Thầu, Sủng Trái, Tả Lủng.
– Vùng tập trung chăn nuôi dê địa phương tại 8 xã, thị trấn: Sà Phìn, Tả Phìn, Tả Lủng, Sính Lủng, Sảng Tủng, Hố Quáng Phìn, Vần Chải, Phố Bảng.
– Vùng tập trung nuôi ong mật Bạc Hà: Xã Lũng Cú, xã Má Lé, xã Lũng Táo, xã Đồng Văn, xã Sà Phin, xã Sủng Là, xã Phố Bảng, xã Phố Là, xã Phố Cáo, xã Lũng Thầu, xã Vần Chải, xã Thài Phìn Tủng, xã Tả Phìn, xã Tả Lủng, xã Sinh Lủng, xã Sảng Tủng, xã Lũng Phìn, xã Hồ Quáng Phìn, xã Sủng Trái
– Vùng sản xuất rau, hoa trong nhà lưới tại Phố Cáo, Sảng Tủng.
Khu, cụm công nghiệp: CCN Đồng Văn (5ha), Bản Xì (Sì) Phài, TT Đồng Văn; chế biến nông lâm sản và công nghiệp nhẹ khác.
Khu du lịch cấp tỉnh: Khu du lịch Lũng Cú, xã Lũng Cú.
Điểm du lịch: Bảo tàng văn hóa các dân tộc cao nguyên đá Đồng Văn, Phố cổ Đồng Văn; làng văn hóa du lịch dân tộc Giáy Ma Lé, Mông, Nùng, Pu Péo, Lô Lô tại các xã; các chợ phiên, các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Giao thông :
– Đường lên cửa khẩu Phố Bảng: sau năm 2030 nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV.
– Xây mới BXK Đồng Văn: bến xe loại IV, tại cửa ngõ vào thị trấn, cách chi nhánh điện 315m, trên trục QL.4C. Diện tích 4.500m².
⇓ BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN ĐỒNG VĂN (11 MB)
Vùng huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang)
Thị trấn Vinh Quang với chức năng là trung tâm hành chính, chính trị, trung tâm phát triển văn hóa, xã hội của huyện. Quy hoạch mở rộng không gian thị trấn Vinh Quang đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng để Vinh Quang đạt đô thị loại IV sau năm 2030. Phát triển xã Thông Nguyên đạt đô thị loại V vào sau năm 2025. Quy hoạch và thực hiện đầu tư, hỗ trợ để xây dựng xã Bản Máy đạt tiêu chuẩn đô thị loại V miền núi vào sau năm 2030.
Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030:
– Phát triển du lịch, dịch vụ trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch sẵn có của địa phương, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo và đa dạng.
– Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.
– Phát triển nông lâm nghiệp theo hướng tái cơ cấu thành các vùng sản xuất tập trung & gắn liền với công nghiệp chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng & chuỗi giá trị.
– Phát triển các cây trồng, con giống chủ lực có thế mạnh của địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng; đồng thời tạo đột phá đi lên từ chăn nuôi.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây đỗ tương, lạc thâm canh: 2.000ha.
– Vùng sản xuất tập trung rau an toàn, chất lượng cao: 06 vùng với diện tích 35 ha gồm : TT. Vinh Quang, Phố Lồ, Tụ Nhân, Chiến Phố, Ngàm Đăng Vài, Sán Sả Hồ
– Vùng sản phẩm chè theo tiêu chuẩn hữu cơ tại 08 xã: Thông Nguyên, Hồ Thầu, Túng Sán, Tả Sử Choóng, Nậm Ty, Nậm Khoà, Bản Luốc.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ: Túng Sán, Nậm Khòa, Thông Nguyên, Nam Sơn, Nậm Ty, Hồ Thầu, Nậm Dịch, Bản Luốc, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng.
– Vùng cây ăn quả đặc sản (Lê, mận máu) tại: các xã phía đông, phía bắc Chiến Phố, Thàng Tín, Pố Lồ, Đản Ván, Túng Sán.
– Vùng cây dược liệu tập trung tại: Túng Sán, Nam Sơn, Nậm Ty, Thông Nguyên, Bản Nhùng, Tân Tiến, Hồ Thầu, Bản Luốc, Nậm Dịch.
– Vùng diện tích cây Thảo quả tại các xã: Tả Sử Choóng, Đản Ván, Túng Sán, Hồ Thầu, Thèn Chu Phìn, Nậm Khoà, Nậm Ty, Nam Sơn, Bản Luốc.
– Vùng sản xuất rau, hoa trong nhà lưới: 01 vùng với quy mô 12 ha, phân bố tại xã Pố Lồ, Thàng Tín.
– Vùng sản xuất đậu tương giống: tại các xã: Tụ Nhân (Nằm An, U Khú Sủ); Chiến Phố (Sưi Thầu, Sáu Hậu, Võ Thấu Chải, Pặc Ngum, Nhìu Sang, Xín Chải); Bản Máy (Bản Máy, Tà Chải); Pố Lồ (Pố Lồ, Nàng Ha, Cóc Sọc, Cao Sơn Hạ, Cao Sơn Thượng, Cốc Mui Thượng, Cốc Mui Hạ); Thàng Tín (Ngài Trồ, Ngài Trồ Thượng, Ngài Thầu); Sán Sả Hồ (Trà Hạ, Trà Thượng, Hạ A, Hạ B); Nàng Đôn; Bản Phùng; Tân Tiến.
– Vùng chăn nuôi: Nuôi trâu, nuôi dê tại các xã phía tây nam, nuôi bò tại các xã phía tây của huyện. nuôi lợn, gia cầm tại các xã trên địa bàn.
Khu, cụm công nghiệp:
– CCN Km38 ĐT177 (5,6ha), thôn Tấn Xà Phìn, xã Nậm Ty, chế biến nông,lâm sản, dược liệu …
– CCN Vinh Quang (6ha), thôn Pố Lũng, TT. Vinh Quang, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp nhẹ, cơ khí.
Khu, cụm, điểm du lịch:
– Khu du lịch quốc gia: Thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì
– Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh: xã Túng Sán; đỉnh Chiêu Lầu Thi.
– Làng văn hóa du lịch dân tộc Dao, La Chí, Mông, Nùng tại các xã; các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, vườn cây trên địa bàn.
Giao thông :
– Xây mới 6 tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp A – giao thông nông thôn:
- Đường KM 76 ĐT.177 đi xã Pờ Ly Ngài.
- Đường KM 76 ĐT.177 đi xã Nàng Đôn.
- Đường từ KM 57+200 ĐT.177 đi Huyện ủy mới (đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng).
- Đường từ xã Tả Sử Choóng đi xã Thượng Sơn.
- Xã Hồ Thầu đi xã Thu Tà.
- Đường Đồn Thàng Tín đi Lao Chải huyện Vị Xuyên.
– Xây mới Bến xe khách huyện Hoàng Su Phì: bến xe loại IV, thuộc tổ dân phố 5, thị trấn Vinh Quang. Diện tích 2.500m².
⇓ BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN HOÀNG SU PHÌ (13 MB)
Vùng huyện Xín Mần (Hà Giang)
Thị trấn Cốc Pải là trung tâm huyện lỵ huyện Xín Mần; đô thị Nà Chì & Xín Mần là các đô thị thành lập mới.
Quy hoạch các xã vùng biên: 4 xã Pả Vầy Sủ, Chí Cà, Xín Mần, Nà Sỉn của huyện giáp với Trung Quốc được quy hoạch gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn trên toàn vùng biên giới Việt – Trung thành một hệ thống liên hoàn trong hỗ trợ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hạ tầng thiết yếu chợ cửa khẩu chính Mốc 198 – Xín Mần. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cửa khẩu Xín Mần huyện Xín Mần đáp ứng đủ điều kiện đối với cửa khẩu chính (song phương)
Hướng phát triển trọng tâm đến năm 2030:
– Phát triển thương mại biên giới theo hướng phát triển thành khu tích hợp đa mục tiêu, gồm kinh tế, an ninh, quốc phòng & ngoại giao; phát triển hạ tầng đồng bộ; hài hòa không gian giữa sản xuất, đô thị và văn hóa, trên cơ sở khai thác quỹ đất, lợi thế kinh doanh thương mại tại vùng biên giới.
– Phát triển du lịch kết hợp nông nghiệp sinh thái theo hướng tái cơ cấu thành các vùng sản xuất tập trung & gắn liền với công nghiệp chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng & chuỗi giá trị.
Định hướng phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; khu, cụm công nghiệp; du lịch:
Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung:
– Vùng sản xuất tập trung cây lúa chất lượng cao tại các xã: Thèn Phàng, Bản Díu, Xín Mần, Chí Cả, Nàn Xỉn, Ngán Chiên, Trung Thịnh, Tà Nhiu, Chê La, và Bản Ngò.
– Vùng sản xuất tập trung cây đỗ tương, lạc thâm canh: 2.000ha.
– Vùng sản xuất tập trung cây an toàn, chất lượng cao: 07 vùng với diến tích 55 ha gồm : TT. Cốc Pài, Nàn Ma, Tả Nhìu, Bản Ngỏ, Xín Mần, Nà chì, Ngán Chiên.
– Vùng sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ tại các xã: Nà Chì, Quảng Nguyên, Khuôn Lùng, Cốc Rế, Chế Là, Thu Tà, Bản Ngò, Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Nàn Xỉn, Ngán Chiên.
– Duy trì diện tích cây đặc sản và cây ăn quả, chủ yếu tại các xã: Bản Díu, Pả Vẩy Sủ, Thu Tà, Chế Là, Nấm Dẩn, Nà Chì, Khuôn Lùng…
Khu, cụm công nghiệp: CCN Quảng Nguyên (5ha), thôn Quảng Hạ, xã Quảng Nguyên; chế biến nông, lâm sản và công nghiệp nhẹ khác
Khu, cụm, điểm du lịch:
– Khu du lịch cấp tỉnh: Khu du lịch thảo nguyên Suối Thầu, thôn Suôi Thầu – TT Cốc Pài
– Điểm du lịch: Làng văn hóa du lịch dân tộc Tày tại các xã; các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, suối khoáng trên địa bàn.
Giao thông : Bến xe Xín Mần tại thị trấn Cốc Pài giữ nguyên diện tích (6.800m2), đầu tư nâng cấp trang thiết bị để nâng lên bến xe loại 4; Xây mới bến xe Nà Chì tại xã Nà Chì đạt tiêu chuẩn loại 6; Xây mới bến xe Xín Mần tại xã Xín Mần đạt tiêu chuẩn loại 5.
⇓ BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN HUYỆN XÍN MẦN (7,3 MB)
Theo Duan24h.net
(Quy hoạch vùng huyện tỉnh Hà Giang : TP Hà Giang, Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Quang Bình, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.)