Quy hoạch giao thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030

821
Thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030
Thông tin quy hoạch hạ tầng giao thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030
Mục lục

    Quy hoạch phát triển giao thông tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm hệ thống đường bộ, đường thủy.

    Hiện trạng hạ tầng giao thông Sóc Trăng

    Giao thông đường bộ

    Quốc lộ 

    Gồm 5 tuyến được phân thành trục dọc và trục ngang tạo thành mạng lưới kết nối giữa các vùng kinh tế, các huyện, các trung tâm kinh tế của tỉnh. Về cấp kỹ thuật, 100% đường quốc lộ đã nhựa hóa.

    • Quốc lộ 1A chiều dài 61,3 km (trục dọc, trục ngang đoạn qua huyện Châu Thành)
    • Quốc lộ 60 chiều dài 19 km (trục dọc)
    • Quốc lộ 61B chiều dài 27,9 km (trục ngang)
    • Quốc lộ Nam Sông Hậu, chiều dài 117,43 km (trục dọc đoạn giáp biển, trục ngang đoạn bờ sông Hậu)
    • Quốc lộ Quản Lộ Phụng Hiệp chiều dài 35,4 km (trục dọc)

    Tỉnh lộ 

    Gồm 17 tuyến với tổng chiều dài 425km. Về cấp kỹ thuật, 100% chiều dài đã được nhựa hóa-cứng hóa, trong đó nhựa hóa 93,9%, BTXM 6,1%. Mạng lưới đường tỉnh phân bố khá hợp lý, tập trung cao ở phía Tây Bắc, là vùng phát triển năng động của tỉnh.


    Đường thủy

    Các tuyến sông, kênh rạch chính

    Tỉnh Sóc Trăng có 4 con sông chính chảy qua là sông Hậu, sông Maspero, sông Mỹ Thanh, sông Rạch Vọp và 08 kênh rạch chính. Tổng chiều dài các tuyến đường thủy trên địa bàn là 3.038,1km, trong đó:

    • Luồng hàng hải: Tuyến sông Hậu với chiều dài 63,0km;
    • Đường thủy do trung ương quản lý: 3 tuyến với tổng chiều dài 113,3km;
    • Đường thủy do tỉnh quản lý: 11 tuyến với tổng chiều dài 233,0km;
    • Đường thủy do huyện quản lý: 450 tuyến với tổng chiều dài 2.628,8km

    Hệ thống cảng, bến thủy nội địa

    Trên địa bàn tỉnh có 2 cảng là cảng cá Trần Đề và cảng Sóc Trăng và 01 bến hành khách là bến tàu Trần Đề. Tổng số các bến hàng hóa hiện có của tỉnh là 125 bến trong đó có 4 bến hoạt động không phép.

    Đường biển

    Sông Hậu được coi là tuyến đường thủy chính từ biển Đông vào ĐBSCL đến cụm cảng Sóc Trăng, Cần Thơ, Mỹ Thới và các cảng ở khu vực thượng lưu khác, cũng như có nhiều triển vọng liên kết tới Cảng PhnomPenh của Campuchia.

    Việc đầu tư tuyến tránh cửa biển thông qua kênh Quan Chánh Bố đã cho phép thuyền lớn với tải trọng 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải lưu thông trên tuyến đường thuỷ quan trọng này.

    Quy hoạch giao thông tỉnh Sóc Trăng đến năm 2030

    Hệ thống giao thông Quốc gia trên địa bàn tỉnh

    Các tuyến đường Quốc gia25 đi qua địa bàn tỉnh được quy hoạch, gồm:

    (1). Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (CT.35): Đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 6km, điểm đầu tại Cửa khẩu Hà Tiên, Kiên Giang, điểm cuối tại Thành phố Bạc Liêu. Quy hoạch xây dựng đoạn từ Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang đi Thành phố Bạc Liêu sau năm 2030 theo tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô 4 làn xe.

    (2). Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (CT.34): Đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài 56,67km, điểm đầu tại ranh tỉnh Hậu Giang, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu-Sóc Trăng. Quy hoạch trước năm 2030 theo tiêu chuẩn đường cao tốc với quy mô 6 làn xe.

    (3). Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng (CT.33): Dài khoảng 150 km (đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 14km), xây dựng sau năm 2030.

    (4). Quốc lộ 91B (Đường Nam sông Hậu): Điểm đầu QL.91, ÔMôn, thành phố cần Thơ: Điểm cuối QL. 1, thành phố Bạc Liêu. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 117km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, 2-4 làn xe.

    (5). Quốc lộ 60: Điểm đầu tại QL l, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, điểm cuối tại QL.61B, Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, Quy hoạch đạt cấp IIIII, 2-6 làn xe.

    (6). Quốc lộ 60: Điểm đầu tại QL l, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang, điểm cuối tại QL.61B, Tân Long, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, chiều dài 147km (đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 57km). Quy hoạch đạt cấp II-III, 2-6 làn xe.

    (7). Quốc lộ 61B: Điểm đầu tại QL.61, Ngã ba Vĩnh Tường, Hậu Giang, điểm cuối Đường Nam Sông Hậu, Vĩnh Châu, Sóc Trăng, chiều dài 74km (đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng dài khoảng 39km). Quy hoạch đạt cấp III, quy mô 2 – 4 làn xe.

    (8). Quốc lộ Quản Lộ – Phụng Hiệp: Đoạn qua địa bàn tỉnh dài khoảng 40km, quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III, quy mô 2- 4 làn xe.

    (9). Đường bộ ven biển: Đoạn qua địa bàn tỉnh có chiều dài khoảng 80km Điểm đầu từ ranh tỉnh Trà Vinh – Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung vượt qua sông Hậu, qua huyện Trần Đề nối vào Nam Sông Hậu và đi theo tuyến này đến cầu Mỹ Thanh 2 rồi theo hướng đê biển Vĩnh Châu đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu; Đoạn đi trùng quốc lộ theo cấp quy mô quốc lộ đã được phê duyệt. Đoạn còn lại quy hoạch đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV.

    Quy hoạch các tuyến cao tốc đi qua tỉnh Sóc Trăng
    Quy hoạch các tuyến cao tốc đi qua tỉnh Sóc Trăng

    Hệ thống đường bộ do tỉnh Sóc Trăng quản lý

    Quy hoạch 21 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 678,2 km, trong đó 17 tuyến hiện hữu và 4 tuyến mở mới, cụ thể như sau:

    ĐT.932: Điểm đầu giao đường tỉnh 939, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài khoảng 42km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng;

    ĐT.932B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với Quốc lộ 1, dài 19,2km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.932C: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài 25,2km, đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.933: Điểm đầu giao với đường Phạm Hùng, thành phố Sóc Trăng, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 12,6km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III.

    ĐT.933B: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối nối vào đường ven biển, dài khoảng 29km. Quy hoạch đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.

    ĐT.933C: Điểm đầu giao với đường tỉnh 933, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 20,5km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.934: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài 32,7km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.934B: Điểm đầu tại ranh phường 4 (thành phố Sóc Trăng) và xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 18,2km. Quy hoạch đạt III đồng bằng.

    ĐT.935: Điểm đầu giao với đường tỉnh 934, điểm cuối giao với đường 30/4, thị xã Vĩnh Châu, dài khoảng 25,4km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.

    10– ĐT.935B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với đường tỉnh 934, dài khoảng 21,5km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.936: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 27,8km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.936B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối tại xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, dài khoảng 39,3km. Đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.937B (đường trục Đông Tây, tỉnh Sóc Trăng): Điểm đầu giao với Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài khoảng 75km. Quy hoạch đến năm 2050, đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.

    ĐT.938 (Quốc lộ 60): Điểm đầu giao với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thành phố Sóc Trăng, điểm cuối giao với Quốc lộ 61B, dài 31,2km. Quy hoạch đến năm 2030, đạt cấp IV đồng bằng.

    ĐT.939: Điểm đầu giao với Quốc lộ 1, điểm cuối giao với đường tỉnh 939B, huyện Mỹ Tú, dài 16,5km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.939B: Điểm đầu giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, điểm cuối giao với đường tỉnh 940, huyện Mỹ Tú, dài 37km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.940: Điểm đầu giao với Quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu, dài 49,4km. Quy hoạch đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.932D: Điểm đầu giao với Quốc lộ 60, điểm cuối giao với đường tỉnh 932B, dài khoảng 33,3km. Đến năm 2050, đạt cấp III đồng bằng.

    ĐT.937: Điểm đầu giao với đường tỉnh 934, điểm cuối giao với đường tỉnh 940, dài khoảng 22km. Quy hoạch đạt tối thiểu cấp III đồng bằng.

    ĐT.935C (Trục kinh tế Bắc – Nam): Tuyến dài 37km, điểm đầu giao với đường dẫn cầu Đại Ngãi, huyện Long Phú, điểm cuối giao với Quốc lộ Nam Sông Hậu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

    ĐT.936C: Đây là tuyến đường Tỉnh được xây dựng trên cơ sở tuyến đê bao ven biển của TX. Vĩnh Châu, ĐT. 936C có vai trò quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng của tỉnh Sóc trăng. Điểm đầu giao với QL.Nam Sông Hậu tại thị xã Vĩnh Châu; điểm cuối ranh tỉnh Bạc Liêu với chiều dài 50km. Đến năm 2030 tuyến có quy mô đường cấp IV đồng bằng.

    Quy hoạch giao thông đường thủy

    Phương án phát triển luồng tuyến

    Quy hoạch 02 luồng hàng hải, gồm:

    a. Luồng hàng hải Định An – Cần Thơ (trên sông Hậu) Luồng bắt đầu từ phao số “0” cách cửa Định An khoảng 23 km và kết thúc tại kênh Rạch Sỏi – Hậu Giang thuộc TP Cần Thơ. Toàn tuyến được chia làm 2 đoạn:

    – Đoạn ngoài cửa biển từ phao số “0” đến phao “25”: Do cửa Định An có nhiều cồn cát di động, luôn không ổn định về vị trí, nên hiện nay chỉ đảm bảo tàu tải trọng 3.000-5.000 DWT hoạt động.

    – Đoạn trong sông Hậu từ phao “25” đến phao “102”: Đảm bảo tàu tải trọng 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải hoạt động.

    b. Luồng hàng hải cho tàu biển lớn vào sông Hậu

    Từ phao số “0” tại Trà Vinh qua kênh Quan Chánh Bố đến giao với luồng hàng hải Định An – Cần Thơ tại phao số “64”. Độ sâu thiết kế Hmin = 6,5m, chiều rộng luồng B = 85-150m. Đảm bảo tàu tải trọng 10.000 DWT đầy tải và 20.000 DWT giảm tải hoạt động.

    Các tuyến vận tải thuỷ liên tỉnh

    Đến năm 2030 đưa vào quản lý khai thác 03 tuyến vận tải thủy lên tỉnh:

    – Tuyến cửa Định An – Campuchia: Tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu; là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng PhnômPênh của Campuchia.

    Đoạn qua địa bàn tỉnh là tuyến đường thủy nội địa song hành với luồng hàng hải Định An – Cần Thơ.

    – Tuyến duyên hải Sài Gò-Cà Mau. Từ Tp.Hồ Chí Minh: Tuyến qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau với tổng chiều dài toàn tuyến là 341,6 km. Quy hoạch toàn tuyến đạt cấp III-ĐTNĐ, đảm bảo cho tàu tự hành 500T, đoàn sà lan 250CV(3x300T)đi lại thường xuyên.

    Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 74,3km theo hướng sông Hậu – nhánh Cù Lao Dung (cửa Trần Đề) – rạch Đại Ngãi – kênh Phú Hữu Bãi Xàu – rạch Thạnh Lợi – rạch Ba Xuyên Dù Tho – sông Cổ Cò – kênh Bạc Liêu Vàm Lẽo

    – Tuyến Cần Thơ – Cà Mau: Tuyến dài 102 km, từ cảng Cần Thơ theo sông Hậu, rạch Cái Côn đến Ngã Bảy Phụng Hiệp, theo kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp đến cảng Cà Mau. Đây là tuyến vận tải quan trọng của vùng ĐBSCL kết nối trung tâm kinh tế của vùng với nhiều tỉnh trong khu vực.

    Quy hoạch đạt cấp III-ĐTNĐ đảm bảo cho tàu tự hành 500T, đoàn sà lan 250CV (3x300T) đi lại thường xuyên. Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 36km theo hướng rạch Cái Côn, kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp.

    Các tuyến vận tải thuỷ nội tỉnh

    Quy hoạch gồm các tuyến trục chính, các tuyến nhánh và các tuyến kết nối, tạo điều kiện kết nối trung tâm tỉnh với các huyện thị, nối các vùng sản xuất hàng hoá với các vùng tiêu thụ trong tỉnh, thuận lợi cho việc tổ chức vận tải gom hàng từ nông ra sâu, từ các cảng, bến thủy nội địa ra cảng biển và ngược lại, phục vụ trực tiếp cho các khu, cụm công nghiệp, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế xã-hội phát triển.

    Bên cạnh các trục giao thông chính, các tuyến nhánh và các tuyến kênh rạch kết nối, các kênh rạch còn lại được tận dụng tối đa để khai thác giao thông nông thôn, thông suốt từ trung tâm các huyện thị tới trung tâm xã, nhằm thúc đẩy phát triển đồng đều hơn về kinh tế, văn hoá đối với nông thôn, đặc biệt các xã vùng sâu, vùng xa.

    a. Các tuyến trục chính

    Là các luồng tuyến có vai trò quan trọng về phát triển kinh tế xã hội, thủy lợi, an ninh quốc phòng đối với toàn tỉnh hoặc nhiều tiểu vùng trong tỉnh, hoặc có tiềm năng giao lưu liên tỉnh. Các tuyến này đi qua nhiều trung tâm thu hút trong tỉnh.

    – Sông Hậu (nhánh Trần Đề): Bắt đầu từ Vàm Trà Ếch huyện Kế Sách đến cửa Trần Đề với chiều dài 33km. Quy hoạch đến năm 2020, đạt cấp II- ĐTNĐ. Đến năm 2030, tiến hành nạo vét đảm bảo cấp I-ĐTNĐ.

    – Tuyến Kế Sách – Châu Thành – Mỹ Tú: Đây là trục nhánh liên huyện quan trọng kết nối ba huyện Kế Sách, Châu Thành và Mỹ Tú. Tuyến dài 34,8km, bắt đầu từ ngã ba sông Hậu theo Kênh Cái Côn Bé, kênh Mang Cá, kênh Ba Rinh Mới và kết thúc tại ngã tư kênh Ô Quên, đạt cấp V-ĐTNĐ và đến năm 2030 khi nhu cầu vận tải thủy tăng cao tiến hành tạo, nâng cấp đạt cấp IV- ĐTNĐ. Để tuyến hoạt động thông suốt thì cần thay cống phục vụ thủy lợi, cống ngăn mặn bằng cống tự động có trạm điều khiển.

    – Tuyến Long Phú – Trần Đề – Vĩnh Châu: Đây là tuyến trục ven biển đi qua nhiều trung tâm kinh tế của 3 huyện Long Phú; Trần Đề và Vĩnh Châu. Tuyến dài 62,1km, bắt đầu từ ngã ba rạch Đại Ngãi theo kênh Bà Sẩm, rạch Trà Niên, kênh Lừ Bư – Bưng Tum và kết thúc tại phường 1, TX.Vĩnh Châu. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn cấp V-ĐTNĐ. Tại đầu tuyến kênh Bà Sẩm đề xuất thay thế cống ngăn mặn bằng âu thuyền.

    – Tuyến Thị xã Ngã Năm – Mỹ Tú – Thạnh Trị – Mỹ Xuyên: Là trục kết nối Thị xã Ngã Năm, huyện Mỹ Tú, Thạnh Trị và Mỹ Xuyên, đồng thời kết nối hai tuyến đường thuỷ quan trọng của vùng là tuyến duyên hải Sài Gòn – Cà Mau và tuyến Cần Thơ – Cà Mau. Tuyến dài 56km, bắt đầu từ ranh tỉnh Hậu Giang theo kênh Quản Lộ – Nhu Gia, rạch Nhu Gia và kết thúc ở ngã ba rạch Ba Xuyên – Dù Tho. Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ.

    b. Các tuyến trục nhánh chính

    – Kênh Cái Trâm: xuất phát từ sông Hậu đến kênh Cái Côn Bé theo hướng từ Đông sang Tây. Tuyến dài 11 km, đi qua ba xã của huyện Kế Sách là An Lạc Thôn, Trinh Phú và Ba Trinh. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ.

    – Sông Rạch Vọp: Xuất phát từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba Mang Cá theo hướng Đông sang Tây. Tuyến dài 14km, đi qua trung tâm của 4 xã huyện Kế Sách là An Lạc Tây, Thới An Hội, Ba Trinh và Đại Hải. Đây sẽ là tuyến vận tải quan trọng của huyện khi cảng cá ở ngã ba sông Hậu được xây dựng. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ.

    – Kênh số 1: Từ sông Hậu (xã Nhơn Mỹ) tuyến cũng đi theo hướng Đông sang Tây đến ngã ba Phụng Hiệp. Tuyến dài 22 km, đi qua 5 xã và một thị trấn đó là Nhơn Mỹ, An Mỹ, Trung tâm thị trấn Kế Sách, Kế Thành, Kế An và xã Đại Hải. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ (đường thủy nội địa ).

    – Kênh Maspero: Từ kênh Phú Hữu – Bãi Xàu đến ngã ba Phụng Hiệp. Đoạn đi trên địa phận tỉnh Sóc Trăng với chiều dài 33 km. Đây là tuyến vận tải thuỷ duy nhất kết nối với trung tâm kinh tế của tỉnh, quy hoạch đạt cấp VI- ĐTNĐ.

    – Rạch Chàng Ré: Từ ngã ba rạch Nhu Gia tuyến đi qua 2 xã là Gia Hoà 1 và Gia Hoà 2 đến thị trấn Phú Lộc. Quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ.

    – Kênh Vĩnh Châu: Xuất phát từ ngã ba sông Mỹ Thanh đến phường 1 TX. Vĩnh Châu. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ.

    – Kênh Phú Lộc – Thị xã Ngã Năm: Từ thị trấn Phú Lộc tuyến qua 4 xã là Thạnh Trị; Thạnh Tân; Tân Long; Long Bình đến trung tâm Thị xã Ngã Năm tại kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp với chiều dài là 26km đạt cấp V-ĐTNĐ. Giai đoạn sau, nâng cấp đạt cấp IV-ĐTNĐ.

    – Sông Mỹ Thanh: Từ ngã ba sông Cổ Cò đi ra cửa Mỹ Thanh với chiều dài 25 km. Quy hoạch đạt cấp III- ĐTNĐ.

    Các tuyến trục nhánh chính còn lại liện quan đến địa bàn từng huyện được trình bày chi tiết trong mục vùng huyện.

    * Các trục nhánh phụ: Từ các trục nhánh chính mạng lưới vận tải thuỷ phân chia thành các trục nhánh phụ. Đó là những tuyến vận tải liên xã chính nằm trong hệ thống các tuyến đường thuỷ do các huyện quản lý có khả năng khai thác vận tải lớn. Chi tiết trình bày trong chương 6, vùng huyên.

    Phát triển luồng tuyến các tuyến sông, kênh

    a. Các tuyến do trung ương quản lý

    – Rạch Cái Côn: điểm đầu tại ngã ba sông Hậu (huyện Kế Sách), điểm cuối tại ngã bảy Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), dài 16,5km. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 6,0km từ giáp ranh tỉnh Hậu Giang tới ngã ba sông Hậu. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp: điểm đầu tại ngã bảy Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), điểm cuối tại tỉnh Cà Mau, dài 105km. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 33,0km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Rạch Đại Ngãi: Điểm đầu tại ngã ba sông Hậu và điểm cuối ngã ba kênh Phú Hữu-Bãi Xàu. Rạch Đại Ngãi dài 4,5km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Kênh Phú Hữu – Bãi Xàu: điểm đầu tại ngã ba rạch Đại Ngãi, điểm cuối tại ngã ba rạch Thạnh Lợi, dài 15,5km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Rạch Thạnh Lợi: điểm đầu tại ngã ba kênh Phú Hữu – Bãi Xàu, điểm cuối tại rạch Ba Xuyên – Dù Tho, dài 3,9km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Rạch Ba Xuyên – Dù Tho: điểm đầu tại rạch Thạnh Lợi, điểm cuối tại sông Cổ Cò, dài 7,6km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Sông Cổ Cò: điểm đầu tại rạch Ba Xuyên – Dù Tho, điểm cuối tại ngã ba kênh Bạc Liêu – Vàm Lẻo, dài 29,3km. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    – Kênh Bạc Liêu – Vàm Lẻo: điểm đầu tại ngã ba sông Cổ Cò, điểm cuối tại ngã ba kênh Bạc Liêu – Cà Mau, dài 18km. Đoạn trên địa bàn tỉnh dài 13,5km, từ ngã ba sông Cổ Cò đến giáp ranh tỉnh Bạc Liêu. Quy hoạch giữ nguyên cấp III-ĐTNĐ.

    b. Các tuyến do tỉnh quản lý

    (1). Các tuyến hiện hữu

    – Sông Maspero: Từ ngã ba kênh Phú Hữu – Bãi Xàu đến ngã ba Phụng Hiệp, dài 33,0km. Quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 1,3-3,5m, chiều rộng luồng 10-60m.

    – Kênh số 1: Từ ngã ba sông Hậu (Nhơn Mỹ) đến ngã ba Phụng Hiệp, dài 22,0km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2-12,5m, chiều rộng luồng 15-100m.

    – Kênh Phú Lộc – Thị xã Ngã Năm: từ thị trấn Phú Lộc đến Thị xã Ngã Năm kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, dài 26,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2m, chiều rộng luồng 15m.

    – Rạch Chàng Ré: Từ ngã ba rạch Nhu Gia đến TT.Phú Lộc, dài 19,5 km. Quy hoạch đạt cấp VI-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 1,5m, chiều rộng luồng 30m.

    – Rạch Nhu Gia: Từ ngã ba Dù Tho đến Mỹ Phước với chiều dài 39,0km. Quy hoạch đạt cấp IV-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 3,0-13,0m, chiều rộng luồng 45-180m

    – Kênh Quản Lộ Nhu Gia: từ ngã ba Tam Sóc đến Trà Cú, dài 17,0 km. Quy hoạch đạt IV-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 1,5m, chiều rộng luồng 40m.

    – Kênh Vĩnh Châu: Xuất phát từ ngã ba sông Mỹ Thanh đến phường 1, thị xã Vĩnh Châu, dài 12,5 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2- 5,7m, chiều rộng luồng 15-90m.

    – Sông Mỹ Thanh: Từ ngã ba sông Cổ Cò đến cửa sông Mỹ Thanh, dài 25,0 km, đạt cấp III-ĐTNĐ. Quy hoạch đạt cấp III-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 10,5-18m, chiều rộng luồng 200-540m.

    – Sông Rạch Vọp: Xuất phát từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba Mang Cá, dài 14,0km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,1-8,0m, chiều rộng luồng 25-70m.

    – Kênh Cái Trâm: Xuất phát từ ngã ba sông Hậu đến ngã ba kênh Cái Côn Bé, dài 10,0km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2-9,0m, chiều rộng luồng 15-75m.

    – Kênh Cái Côn Bé: Từ ngã ba kênh Cái Côn đến ngã ba Mang Cá, dài 15,0km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2m, chiều rộng luồng 15m

    (2). Các tuyến bổ sung

    – Sông Hậu: Bắt đầu từ Vàm Trà Ếch huyện Kế Sách đến cửa Trần Đề với chiều dài 33km. Quy hoạch đến năm 2020, đạt cấp II-ĐTNĐ. Đến năm 2030, tiến hành nạo vét đảm bảo cấp I-ĐTNĐ, chiều sâu luồng >4m, chiều rộng luồng >125m;

    – Kênh Mang Cá: Tuyến dài 3,6km, điểm đầu tại chợ Mang Cá, điểm cuối tại cầu Ba Rinh. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2-7,0m, chiều rộng luồng 15-50m;

    – Kênh Ba Rinh Mới: Tuyến dài 10,9km, điểm đầu tại Cầu Tre, điểm cuối tại cống Mỹ Hòa. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,2m, chiều rộng luồng 15m;

    – Kênh Bà Sẫm: Tuyến dài 20,2km, điểm đầu tại sông Đại Ngãi, điểm cuối tại kênh Cái Xe. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5m, chiều rộng luồng 50m;

    – Kênh Trà Niên: Tuyến dài 35,7km, điểm đầu tại sông Mỹ Thanh, điểm cuối tại Năm Căn, Lai Hòa. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 8,0m, chiều rộng luồng 40m;

    – Kênh Lừ Bư – Bưng Thum: Tuyến dài 6,8km, điểm đầu tại phường 1, TX.Vĩnh Châu, điểm cuối tại Bưng Tum, Khánh Hòa. Quy hoạch đạt cấp V- ĐTNĐ, chiều sâu luồng 8,0m, chiều rộng luồng 16m.

    – Kênh Nàng Rền: từ kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp đến ranh tỉnh Bạc Liêu, dài 22,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 3 m, chiều rộng luồng 20 m.

    – Kênh Thầy Cai Nhâm – Ngan Rộn – Đông Hưng: từ kênh Thị xã Ngã Năm – Thạnh Trị đến ranh tỉnh Bạc Liêu, dài 29,0 km. Quy hoạch đạt cấp V- ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh 19/5 – 26/3 – Cái Trầu: từ kênh Thị xã Ngã Năm – Thạnh Trị đến kênh Nhu Gia, dài 32,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh Bến Long – Xóm Tiệm: từ kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp đến kênh Quản lộ Nhu Gia, dài 17,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh Lâm Trà – Xáng Cụt: từ kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp đến kênh Quản lộ Nhu Gia, dài 10,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh Trà Cú Cạn: từ kênh Quản lộ Nhu Gia đến kênh Tân Lập, dài 15,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh Bình Hưng: từ kênh Thị xã Ngã Năm – Thạnh Trị đến kênh Quản lộ Nhu Gia, dài 10,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    – Kênh Xẽo Chích: từ Quản lộ – Phụng Hiệp đến ranh tỉnh Hậu Giang, dài 6,0 km. Quy hoạch đạt cấp V-ĐTNĐ, chiều sâu luồng 3,0 m, chiều rộng luồng 20 m.

    – Kênh Đê Bao Vĩnh Quới – Long Tân: Từ Bến Phà Ngan Dừa (Bạc Liêu) đến kênh Quản lộ – Phụng Hiệp, dài 15,0 km. Quy hoạch đạt cấp V- ĐTNĐ, chiều sâu luồng 2,5 m, chiều rộng luồng 15 m.

    Phương án phát triển cảng, bến thủy nội địa

    a. Phát triển cảng biển

    – Khu bến Đại Ngãi:

    • Phạm vi gồm: Vùng đất và vùng nước bên trái luồng Trần Đề thuộc huyện Long Phú.
    • Chức năng: Phục vụ Trung tâm điện lực Long Phú.
    • Quy mô gồm: Các bến hàng rời, hàng lỏng.
    • Cỡ tàu: Trọng tải đến 20.000 DWT.

    – Khu bến Kế Sách:

    • Phạm vi gồm: Vùng đất và vùng nước bên trái luồng sông Hậu, thuộc huyện Kế Sách.
    • Chức năng: Phục vụ cho việc phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Sóc Trăng.
    • Quy mô gồm bến tổng hợp, hàng lỏng/khí.
    • Cỡ tàu: Trọng tải đến 20.000 DWT.

    – Khu bến Trần Đề:

    • Phạm vi gồm: Vùng đất và vùng nước cửa sông và ngoài khơi cửa Trần Đề.
    • Chức năng: Phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương và vận chuyển hàng hóa, hành khách tuyến bờ ra đảo. Tiềm năng phát triển phía ngoài khơi để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    • Quy mô gồm: Các bến tổng hợp, công ten nơ, bến hàng rời và bến khách phát triển theo định hướng xã hội hóa phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và năng lực của nhà đầu tư.
    • Cỡ tàu: Trọng tải đến 5.000 DWT cho các bến trong sông. Tàu tổng hợp, công ten nơ đến 100.000 DWT hoặc lớn hơn, tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 DWT ngoài khơi cửa Trần Đề.

    – Nghiên cứu lập dự án khả thi xây dựng cảng biển nước sâu Trần Đề.

    b. Cảng thủy nội địa

    b1. Cảng hàng hóa

    Cảng Sóc Trăng: Vị trí nằm trên kênh Phú Hữu – Bãi Xàu, phường 8, TP.Sóc Trăng. Quy hoạch giữ nguyên quy mô 4ha, có khả năng tiếp nhận tàu 1.000T, công suất 750 ngàn T/năm.

    Cảng Long Hưng: Tại bờ Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, thuộc xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, cảng có diện tích 2ha, tiếp nhận được tàu tải trọng 500T, với công suất 300.000 T/năm. Định hướng đến năm 2030, cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000T với công suất 500.000 T/năm.

    Cảng Thị xã Ngã Năm: Tại bờ Đông kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, thuộc phường 1, Thị xã Ngã Năm, cảng có diện tích 1,5ha, tiếp nhận được tàu tải trọng 500T, với công suất 300.000 T/năm. Định hướng đến năm 2030, cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000T với công suất 500.000 T/năm.

    Cảng Cái Côn: Nằm trên sông Hậu, thuộc TT.An Lạc Thôn, huyện Kế Sách, cảng có diện tích 1,5ha, tiếp nhận được tàu tải trọng 500T, với công suất 300.000 T/năm. Định hướng đến năm 2030, cảng có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 1.000T với công suất 500.000 T/năm.

    b2. Cảng hành khách

    Cảng khách Sóc Trăng: Nằm trên sông Maspero, thuộc phường 4, TP.Sóc Trăng, cảng có diện tích 0,7ha, đón nhận được tàu 100 ghế với công suất 1,5 triệu HK/năm và tăng lên 2,0 triệu HK/năm vào 2030.

    b3. Cảng chuyên dùng

    – Cảng cá Trần Đề: Là cảng cá loại I, kết hợp với tránh trú bão của tàu thuyền. Vị trí nằm dọc theo bờ sông Hậu, thuộc thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề. Quy hoạch đến năm 2030, giữ nguyên quy mô cảng với diện tích 16ha, có thể đón nhận tàu cá 600 CV, lượng thủy sản qua cảng đạt 50.000 T/năm.

    Ngoài ra, theo quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa khu vực phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ có 5 cảng xăng dầu (đã trình bày tại khoản 13, Thực trạng và phương án phát triển kết cấu hạ tầng năng lượng, điện lực, dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt Tỉnh).

    Hồ sơ QH Sóc Trăng 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch giao thông tỉnh Sóc Trăng : TP Sóc Trăng, TX Vĩnh Châu, TX Ngã Năm, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Long Phú, Kế Sách, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Thạnh Trị.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây