Mục lục

    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Hòa Bình và 9 huyện : Cao Phong, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy.

    Hiện trạng công nghiệp tỉnh Hòa Bình

    Khu công nghiệp

    Đến năm 2020, toàn tỉnh có 08 KCN được quy hoạch với tổng diện tích đất là 1.507,43 ha. Diện tích quy hoạch từng KCN như sau:

    Đến nay, có 4/8 KCN đã có chủ đầu tư hạ tầng là Lương Sơn, Bờ Trái Sông Đà, Yên Quang, Nhuận Trạch71. Có 02 KCN đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư: Mông Hóa, Lạc Thịnh. Hai KCN Nam Lương Sơn và Thanh Hà hiện chưa có chủ đầu tư hạ tầng.

    Về hiện trạng đầu tư hạ tầng kỹ thuật, 02 KCN đã cơ bản hoàn thành đầu tư kết cấu hạ tầng KCN là: KCN Lương Sơn và KCN Bờ trái sông Đà, bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Đối với 02 KCN Mông Hóa, Yên Quang đã và đang triển khai đầu tư một số hạng mục công trình thiết yếu: Đường trục chính, Đường vào… KCN Lạc Thịnh đang thực hiện giải phóng mặt bằng.

    Còn lại các KCN: Nhuận Trạch, Nam Lương Sơn, Thanh Hà mới hoàn thành quy hoạch chi tiết, cắm mốc ranh giới quy hoạch, chưa triển khai đầu tư hạ tầng. Có 04 KCN của tỉnh của tỉnh đã có nhà đầu tư thứ cấp là Lương Sơn, Bờ Trái Sông Đà, Nam Lương Sơn, Mông Hóa.


    Tính đến hết năm 2020, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp tại các KCN gồm: KCN Lương Sơn đạt 100%; KCN Bờ trái sông Đà đạt 70,81%; KCN Mông Hóa đạt 34,71%; KCN Nam Lương Sơn 61,16% (trong đó tại 2 KCN Mông Hóa và Nam Lương Sơn mặc dù chưa thành lập nhưng đã có sẵn các cơ sở sản xuất nằm trên diện tích đất quy hoạch cho KCN).

    Diện tích quy hoạch các KCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020
    Diện tích quy hoạch các KCN tỉnh Hòa Bình đến năm 2020

    Cụm công nghiệp

    Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã quy hoạch 21 cụm công nghiệp (CCN) đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 với tổng diện tích đất là 866,605 ha. Đến nay, có 16/21 CCN đã được UBND tỉnh quyết định thành lập với diện tích là 683,225ha.

    Trong số 16 CCN có quyết định thành lập, mới có 06 CCN tại thành phố Hòa Bình và các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc và Mai Châu (là các CCN: Tiên Tiến, Đồng Tâm, Phú Thành II, Thanh Nông, Đông Lai – Thanh Hối và Chiềng Châu) đã đi vào hoạt động.

    Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2020
    Kết quả thực hiện quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn đến năm 2020

    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Hòa Bình

    Phân vùng công nghiệp

    – Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao: Thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn.

    + Phát huy lợi thế giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối, nguồn nhân lực và các cơ sở công nghiệp sẵn có để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, ưu tiên các dự án công nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao.

    + Chú trọng đầu tư các dự án chất lượng cao, thân thiện với môi trường, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động.

    Tập trung phát triển các sản phẩm điện tử, quang học, cơ khí, thiết bị điện, dược phẩm, may mặc, chế biến nông sản. Đặc biệt chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực, quốc gia và quốc tế.

    + Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có điều kiện thu hút đầu tư thứ cấp. Lập dự án đầu tư mới vào các khu, cụm công nghiệp và sắp xếp lại một số dự án hiện có đang hoạt động vào các cụm công nghiệp để phát triển công nghiệp theo hướng tập trung, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tạo thuận lợi cho công tác quản lý.

    + Khai thác quỹ đất hai bên và các khu vực kết nối thuận lợi với đường Hòa Lạc – Hòa Bình để thúc đẩy phát triển một số khu, cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Yên Quang, Mông Hóa (TP. Hòa Bình).

    + Phát triển KCN Nhuận Trạch trở thành KCN chuyên sâu về các sản phẩm điện tử.

    – Vùng không gian tăng trưởng công nghiệp mới: các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

    + Phát triễn chuỗi KCN, CCN, gắn với trục đường Hồ Chí Minh để tạo thành hành lang công nghiệp, không gian mới cho tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Ưu tiên xây dựng hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào KCN Thanh Hà (huyện Lạc Thủy), KCN Lạc Thịnh, Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Bảo Hiệu (huyện Yên Thủy).

    + Định hướng phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử, chế biến nông sản, lâm sản, may mặc, da giày, sản xuất hàng tiêu dùng.

    + Phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Phát triển một số ngành mới dựa trên lợi thế địa phương như sản xuất nước khoáng tại Yên Thủy, Lạc Sơn.

    – Vùng phát triển công nghiệp mang tính địa phương: các huyện Cao Phong, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc

    + Đây là khu vực phát triển công nghiệp mang tính địa phương do sức hấp dẫn đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp còn thấp và định hướng chủ yếu là phát triển nông nghiệp và du lịch, dịch vụ.

    + Đối với vùng này, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, dược liệu, nhất là các sản phẩm đặc sản của địa phương, chú trọng đến vấn đề thương hiệu. Thu hút đầu tư các cơ sở chế biến lâm sản gắn với phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu bền vững. Kêu gọi đầu tư các dự án may mặc để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho lao động địa phương.

    Duy trì các ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp. Quan tâm phát triển làng nghề kết hợp với hoạt động du lịch cộng đồng. Ở Kim Bôi, tập trung phát triển ngành nước khoáng để phát huy lợi thế đặc thù.

    Khu công nghiệp

    Tổng cộng có 14 khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích quy hoạch dự kiến là 3.525 ha; trong đó có 08 KCN đã có trong quy hoạch hiện hành được giữ nguyên diện tích và có 06 KCN bổ sung mới (định hướng ngành nghề thu hút vào các KCN được nêu tại Bảng dưới đây).

    Số lượng KCN và diện tích đất quy hoạch này chưa bao gồm các KCN sẽ được hình thành trong các khu vực được quy hoạch là khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung.

    – Đối với các KCN đã có trong quy hoạch từ giai đoạn trước: Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư trong KCN Lương Sơn (hiện đã lấp đầy 100%); tăng cường thu hút đầu tư để nhanh chóng lấp đầy KCN Bờ Trái Sông Đà.

    Thúc đẩy triển khai đầu tư hạ tầng các KCN Mông Hóa, Yên Quang, Nhuận Trạch và Lạc Thịnh, sớm có mặt bằng thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Thu hút, lựa chọn nhà đầu tư hạ tầng có đủ năng lực, kinh nghiệm để sớm triển khai các KCN Nam Lương Sơn và Thanh Hà.

    – Đối với các KCN bổ sung vào quy hoạch:

    (1) KCN – đô thị – dịch vụ Bảo Hiệu, xã Bảo Hiệu, xã Đa Phúc và xã Lạc Lương, huyện Yên Thủy: diện tích 530 ha (diện tích khu công nghiệp là 424 ha). Khu vực dự kiến quy hoạch KCN nằm tiếp giáp đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện Yên Thủy, cách trung tâm Hà Nội khoảng 80km (thời gian di chuyển khoảng 2 giờ ô tô), cách tuyến đường vành đai 5 khoảng 35km, cách Cảng Hải Phòng khoảng 160km (thời gian di chuyển 3,5 giờ), cách cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) khoảng 60km, cách cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) khoảng 160km.

    Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho chuẩn bị mặt bằng và xây dựng hạ tầng. Khu vực lân cận còn quỹ đất để phát triển các hạ tầng xã hội đi kèm như nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa, khu tái định cư cho các hộ trong diện thu hồi đất…

    (2) KCN Yên Thịnh, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy và xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn: diện tích 233 ha. Khu vực dự kiến quy hoạch KCN nằm tiếp giáp đường Hồ Chí Minh, cách Hà Nội trung tâm Hà Nội 90 km (thời gian di chuyển 2h10), cách cảng Hải Phòng và cảng Nghi Sơn khoảng 170km, cách cảng Ninh Phúc (Ninh Bình) khoảng 60 km.

    Khu vực có vị trí cách KCN Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy khoảng 1,5 km. Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho chuẩn bị mặt bằng và xây dựng hạ tầng. Khu vực lân cận còn quỹ đất để phát triển các hạ tầng xã hội đi kèm như nhà ở cho công nhân và các thiết chế văn hóa, khu tái định cư cho các hộ trong diện thu hồi đất…

    (3) KCN Tân Phong, xã Hương Nhượng và xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn: diện tích 495 ha. Khu vực dự kiến quy hoạch KCN cách đường Quốc lộ 12B khoảng 3 km, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 7 km, cách trung tâm Hà Nội 103 km theo đường Hồ Chí Minh.

    Khu vực này có vị trí cách khu vực dự kiến quy hoạch KCN Yên Thịnh khoảng 8km, có mục tiêu hình thành chuỗi các KCN để nâng cao hiệu quả tổng hợp chung.

    (4) KCN Cao Sơn, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc: diện tích 230 ha. Khu vực dự kiến quy hoạch KCN cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 29km, cách vị trí đấu nối đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu khoảng 5km.

    Danh mục phát triển khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
    Danh mục phát triển khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Cụm công nghiệp

    Dự kiến có 26 CCN trong quy hoạch phát triển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có 14 CCN đã có trong quy hoạch hiện hành (8 CCN giữ nguyên diện tích, 6 CCN mở rộng diện tích) và 12 CCN được bổ sung mới.

    Số lượng này chưa bao gồm các CCN sẽ được hình thành trong các khu vực được quy hoạch là khu vực phát triển sản xuất công nghiệp tập trung.

    – Tiếp tục thực hiện theo quy hoạch từ giai đoạn trước đối với các CCN: CCN Tiên Tiến (TP. Hòa Bình); CCN Chăm Mát – Dân Chủ (TP. Hòa Bình); CCN Xóm Rụt, CCN Hòa Sơn (huyện Lương Sơn); CCN Phú Thành II, CCN Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (huyện Lạc Thủy); CCN Đầm Đuống (huyện Lạc Sơn); CCN Phong Phú (huyện Tân Lạc);

    – Mở rộng diện tích quy hoạch các CCN đã có trong quy hoạch từ giai đoạn trước: CCN Phú Thành II, CCN Môi trường công nghệ cao Hòa Bình (huyện Lạc Thủy); CCN Tây Phong (huyện Cao Phong); CCN Đông Lai – Thanh Hối (huyện Tân Lạc); CCN Đà Bắc (huyện Đà Bắc); CCN Chiềng Châu (huyện Mai Châu).

    – Quy hoạch mới các CCN: CCN Mông Hóa, CCN Kỳ Sơn (TP. Hòa Bình); CCN Tiến Sơn 1, CCN Tiến Sơn 2, CCN Cao Dương (huyện Lương Sơn); CCN Thống Nhất (huyện Lạc Thủy); CCN Dũng Phong (huyện Cao Phong); CCN Đú Sáng (Kim Bôi); CCN Nuông Dăm (Kim Bôi); CCN Khoang Rào (huyện Lạc Sơn); CCN Thanh Hối (huyện Tân Lạc); CCN Tu Lý (huyện Đà Bắc);

    – Đưa ra khỏi quy hoạch, không phát triển các CCN: CCN Chăm Mát – Dân Chủ, CCN Yên Mông (TP. Hòa Bình); CCN Khoang U (huyện Lạc Sơn); CCN Hàng Trạm (huyện Yên Thủy); CCN Xăm Khòe, CCN Mai Hạ (huyện Mai Châu).

    Chi tiết diện tích và định hướng ngành nghề thu hút đầu tư các CCN xem tại bảng dưới đây:

    Danh mục chưa bao gồm các CCN sẽ được hình thành trong các khu vực được quy hoạch cho phát triển sản xuất công nghiệp tập trung
    Danh mục chưa bao gồm các CCN sẽ được hình thành trong các khu vực được quy hoạch cho phát triển sản xuất công nghiệp tập trung

    Hồ sơ QH tỉnh Hòa Bình 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây