Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2030

786
Thông tin quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2030
Thông tin quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La đến năm 2030
Mục lục

    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm quy hoạch hạ tầng và vùng phát triển công nghiệp.

    Hiện trạng công nghiệp tỉnh Sơn La

    Các khu công nghiệp

    Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 02 Khu công nghiệp là Khu công nghiệp Mai Sơn và Khu công nghiệp Vân Hồ.

    Khu công nghiệp Mai Sơn

    – Chủ đầu tư: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Sơn La.

    – Vị trí: xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cách thành phố Sơn La khoảng 20 km, cách Thị trấn Mai Sơn 8 km, cách Sân bay Nà Sản 7 km, cách đường Quốc lộ 6 (trục đô thị Chiềng Sinh – Nà Sản) là 5,7 km, cách Cảng Tà Hộc 25 km.


    – Tổng diện tích: 150 ha (Giai đoạn I: 63,7ha, Giai đoạn II: 86,3ha). Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho các dự án đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuê đất là 83,24ha, chiếm 76,1% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án (có 9 doanh nghiệp trong nước và 01 doanh nghiệp FDI).

    KCN này sẽ đáp ứng được nhu cầu về phát triển công nghiệp cho các nhà đầu tư thuộc địa bàn vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc của tỉnh, liên kết với các CCN Chiềng Ngần, Quang Huy, Mường La, Phồng Lái…

    – Quy mô lao động: 1.000 – 1500 người.

    – Hạ tầng khu công nghiệp: Hệ thống cấp nước 5.000 m3/ngày đêm; Hệ thống xử lý nước thải tập trung 2.500 m3/ngày đêm; Hệ thống cấp điện 35kV; đường giao thông nội bộ rộng 21,0m, mặt đường rải bê tông nhựa. Khu đất ở tái định cư tại chỗ, đất ở cho công nhân trong khu công nghiệp 12,79ha.

    – Tổng mức đầu tư giai đoạn I là 285.504 triệu đồng.

    – Danh mục các lĩnh vực thu hút đầu tư: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng mới.

    Khu công nghiệp Vân Hồ

    – Chủ đầu tư: Đang kêu gọi Nhà đầu tư về hạ tầng.

    – Vị trí: Bản Thuông Cuông, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Cách tuyến đường Quốc lộ 6 khoảng 3,2km; cách đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu khảng 12,5km.

    – Tổng diện tích dự kiến khu công nghiệp Vân Hồ: 216,65 ha.

    – Quy mô lao động: 2.300 – 4.000 người.

    – Khu công nghiệp Vân Hồ đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020. Khu công nghiệp này có vai trò thu hút các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước như: sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử; chế biến dược liệu, nông – lâm sản, xuất khẩu bằng công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

    Sẽ là động lực để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ và phụ trợ, công nghiệp chế biến, bảo quản rau củ quả, thực phẩm, dược phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng mới thân thiện với môi trường.

    Các cụm công nghiệp

    Tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 08 dự án CCN bao gồm: CCN Chiềng Ngân (18ha), CCN Gia Phù (38ha), CCN Quang Huy (5ha), CCN Mường La (15,4ha), CCN Phổng Lái (5ha), CCN Tông Cọ (5ha), CCN Quỳnh Nhai (30ha), CCN Mộc Châu (25,76ha).

    Trong đó, có 03 CCN đã được giao chủ đầu tư hạ tầng và đi vào hoạt động là CCN Gia Phù, CCN Mộc Châu, CCN Mường La và 01 CNN đã đi vào hoạt động, tuy nhiên chưa có đơn vị chủ đầu tư hạ tầng quản lý, khai thác là CNN Quang Huy; cụ thể như sau:

    Tổng hợp các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La

    SttTên cụm công nghiệpVị tríDiện tích (ha)Tình trạng
    1Thành phố (Chiềng Ngần cũ)P. Chiềng Ngần, TP. Sơn La18Quy hoạch
    2Mộc ChâuPhiêng Luông và Đông Sang, huyện Mộc Châu25,76Giao CĐT hạ tầng, đi vào hoạt động
    3Gia PhùHuyện Phù Yên38Giao CĐT hạ tầng, đi vào hoạt động
    4Quang HuyHuyện Phù Yên5Đã đi vào hoạt động, chưa giao CĐT hạ tầng
    5Quỳnh Nhai (Phiêng Lanh cũ)Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai30Quy hoạch
    6Mường LaTT. Ít Ong, huyện Mường La15,4Giao CĐT hạ tầng, đi vào hoạt động
    7Phổng LáiHuyện Thuận Châu5Quy hoạch
    8Tông CọHuyện Thuận Châu5Quy hoạch

    CNN Mộc Châu

    – Thành lập CCN Mộc Châu: Tại Quyết định số 2271/QĐ-UBND ngày 20/9/2010 và giao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Động, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội kinh doanh hạ tầng với quy mô diện tích 57,45 ha.

    – Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 CCN được phê duyệt tại Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 và Quyết định số 572/QĐ-UBND ngày 16/3/2011 thay thế Quyết định số 3480/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với CNN Mộc Châu và giao cho UBND huyện trực tiếp quản lý quy hoạch và đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp Mộc Châu.

    – Ngày 04/6/2018 UBND huyện Mộc Châu có Quyết định số 963/QĐ-UBND

    về việc giao bổ sung nhiệm vụ cho Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng làm Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN Mộc Châu và điều chỉnh quy hoạch 1/500 của dự án với quy mô diện tích dự án còn 25,76ha.

    – Tỷ lệ lấp đầy 5,782/16,62 (34,79%), không tính đất sử dụng cho xây dựng hạ tầng và công trình công cộng, cây xanh, hiện tại gồm 04 đơn, diện tích đất đã giao 5,782 ha gồm:

    • Tổng cục dữ trữ Quốc Gia (Kho muối): Diện tích sử dụng: 1,77ha.
    • Công ty TNHH Ga Trung Đức: Diện tích sử dụng: 1,31ha.
    • Công ty CP Nafoods Tây Bắc: Diện tích sử dụng: 2,14ha.
    • Công ty cổ phần Sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu: Diện tích sử dụng: 3,4ha.

    – Từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: 1.980.000.000 đồng, Đầu tư 01 Trạm biến áp với công suất 1.000 KVA  (Được đầu tư từ năm 2012), hiện giao cho Công ty Cổ phần sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu quản lý, sử dụng.

    Hệ thống hạ tầng trong CCN mới được UBND huyện đầu tư trạm biến áp còn các hạng mục khác xẽ thực hiện khi điều chỉnh xong quy hoạch dự án. Hiện UBND huyện Mộc Châu đã có chủ trương đầu tư các hạng mục như: Đường giao thông, tường rào của dư án dự kiến triển khai năm 2020-2021.

    – Đầu hạ tầng bằng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp. Tổng mức đầu tư tại cụm công nghiệp đến thời điểm hiện tại trên 93.816.056.000 đồng, trong đó:

    • Công ty Cổ phần Nafoods Tây Bắc đã đầu tư đến thời điểm báo cáo: 43.816.056.000 đồng gồm: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật như san nền, kè, tường rào… với giá trị: 10.555.178.291 đồng; Đầu tư nhà xưởng, nhà làm việc và các hạng mục phụ trợ: 16.584.777.017 đồng;
    • Công ty TNHH Chung Đức đầu tư san lấp mặt bằng, nhà xưởng, đường nội bộ và các công trình phụ trợ, trị giá: 000.000.000 đồng.
    • Công ty Cổ phần sản xuất tre công nghiệp Mộc Châu đã đầu tư các hạng mục sân đường, nhà máy trong giai đoạn trước năm 2016 với tổng mức đầu tư khoảng: 30.000.000.000 đồng.

    CNN Gia Phù

    – Thành lập CCN Gia Phù: Tại Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 và giao Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây Bắc làm đơn vị kinh doanh hạ tầng, với quy mô diện tích 50 ha. Tuy nhiên đến nay việc đầu tư hạ tầng và phát triển cụm chưa đáp ứng được theo yêu cầu tại Quyết định số 3070/QĐ-UBND ngày 06/12/2010.

    Sau gần 5 năm thành lập cụm, việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong CCN còn nhiều vướng mắc, tiến độ triển khai chậm, kết quả còn hạn chế, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào cụm; Chưa thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định tại điều 11, Quyết định 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 về ban hành quy chế quản lý cụm công nghiệp.

    – Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 CCN Gia Phù, được phê duyệt tại Quyết định số 3481/QĐ-UBND ngày 22/12/2009 của UBND tỉnh Sơn La với diện tích quy hoạch chi tiết đợt I là 28,1 ha.

    – Giao quản lý, chủ đầu tư CCN Gia Phù: ngày 10/11/2015 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 2764/QĐ-UBND về việc chấm dứt thực hiện đơn vị kinh doanh hạ tầng đối với Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây Bắc và giao cho UBND huyện Phù Yên quản lý cụm CCN  Gia Phù.

    – Thực hiện Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2025. UBND huyện ban hành Quyết định số 587/QĐ-UBND ngày 12/4/2017 của UBND huyện Phù Yên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Cụm công nghiệp Gia Phù, huyện Phù Yên, với diện tích quy hoạch chi tiết điều chỉnh là 38 ha. Hiện tại, UBND huyện giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tổ chức triển khai thực hiện dự án CCN.

    – Giao đất, tỷ lệ lấp đầy: UBND tỉnh đã giao đất cho 2 đơn vị 16 ha/38 ha (42%), gồm:

    Nhà máy luyện đồng Gia Phù: Công ty cổ phần đầu tư khoáng sản Tây Bắc đã đầu tư như: San lấp 12,6 ha mặt bằng của cụm công nghiệp; Xây dựng đường vào nhà máy đồng và đường vận tải quặng nội bộ. Xây dựng hàng rào bảo vệ, 02 dãy nhà làm văn phòng điều hành và nhà ở Cán bộ công nhân viên nhà máy luyện đồng…Tuy nhiên, đến nay nhà máy luyện đồng Gia Phù đã dừng hoạt động do chưa bảo đảm về xử lý môi trường.

    Nhà máy sản xuất hàng may mặc: Do Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tâm Việt (Công ty TNHH May Phù Yên) làm chủ đầu. Dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 2988/QĐ-UBND ngày 01/12/2015, dự án khởi công từ tháng 3/2015 hoàn thành đi vào hoạt động từ 11/2016, với tổng vốn đầu tư khoảng 60 tỷ đồng (giai đoạn 1: 35 tỷ đồng).

    Diện tích đất sử dụng giai đoạn I là 3,4 ha, công suất nhà máy: 400.000 sản phẩm/năm. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định số 945/QĐ-UBND ngày 22/4/2016 của UBND tỉnh Sơn La.

    Từ khi dự án đi vào hoạt động đã tạo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Đóng góp một phần vào ngân sách cho địa phương và tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 600 lao động trên địa bàn với mức lương 3 – 5 triệu đồng/người/tháng.

    CNN Mường La

    – Quyết định thành lập: UBND tỉnh đã có Quyết định số 395/QĐ-UBND ngày 01/3/2011 về việc thành lập CCN Mường La và giao đơn vị kinh doanh hạ tầng là Công ty trách nhiện hữu hạn Tuấn Đạt (địa chỉ số 175, đường Trường Chinh, tổ 4, phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) làm chủ đầu tư.

    – Quy hoạch chi tiết: CCN Mường La chưa được quy hoạch chi tiết. Theo đề án, quy mô CCN  là 40 ha; tổng diện tích đất quy hoạch CCN  là 33,182 ha. Trong đó, đất để xây dựng công trình công nghiệp là 27,93 ha; đất đầu mối hạ tầng, giao thông, cây xanh…là 5,25 ha (theo QH 3222), hiện theo Quyết định số 3184/QĐ-UBND, ngày 31/12/2016 nay được điều chỉnh là 15,4ha

    – Thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh: Đơn vị chủ đầu tư hạ tầng chưa thực hiện.

    – Tỷ lệ lấp đầy là 38,31%, tính theo theo diện tích đất sử dụng cho sản xuất công nghiệp trong quy hoạch đất để xây dựng công trình công nghiệp là 27,93 ha (10,7/27,93 ha=38,31%).

    – Tỷ lệ lấp đầy đất cho sản xuất kinh doanh công nghiệp: 10,7/15,4 ha (69,48%) theo diện tích đất đã điều chỉnh tại Quyết định số 3184/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 nay được điều chỉnh là 15,4ha.

    – Tình hình sử dụng đất đã giải phòng mặt bằng, giao đất cho Đơn vị chủ đầu tư hạ tầng đã tiến hành đầu tư san gạt mặt bằng cụm với diện tích 10,7/15,4ha; hiện tại chưa có nhà đầu tư đăng ký sử dụng đất trong CCN (hiện tượng dân tái sử dụng và lấn chiếm diện tích đất diễn ra phức tạp, khó triển khai tiếp dự án).

    – Đầu tư giải phóng mặt bằng và san tẩy mặt bằng, đường nội bộ cụm công nghiệp khoảng 15 tỷ đồng (vốn doanh nghiệp đầu tư).

    CNN Quang Huy

    Cụm Công nghiệp Quang Huy đã được UBND tỉnh bổ sung vào Quy hoạch chung của tỉnh tại Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Sơn La với quy mô lập quy hoạch chi tiết: 5 ha tại khu vực dự án nằm trên địa bàn bản Mo 2 (Mo 4 cũ), xã Quang Huy.

    Về tình hình đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp: CCN Quang Huy hiện nay chưa có đơn vị chủ đầu tư hạ tầng quản lý, khai thác. UBND huyện đã bàn giao mặt bằng sạch 1,8 ha cho Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà thực hiện dự án (Năm 2011: 1,2 ha, năm 2016: 0,6 ha.

    Công ty đã đầu tư nhà xưởng trên diện tích 1,8 ha và đầu tư trạm biến áp 440KVA để cấp điện cho nhà máy với tổng mức đầu tư trên 60 tỷ đồng. Nhà máy đã giải quyết việc làm ổn định cho hơn 1.850 lao động nông thôn trên địa bàn huyện với mức lương từ 4-6 triệu đồng/tháng/người. Công suất của cả hai cơ sở sản xuất đạt khoảng 2.500.000 đôi mũ giày và 850.000 đôi giày/năm.

    Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 1.645 cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài KCN, CCN.

    Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La

    Tổ chức không gian phát triển công nghiệp

    Vùng đô thị và Quốc lộ 6

    Vùng động lực chủ đạo phát triển đến năm 2030 và 2050 với cực tăng trưởng là thành phố Sơn La, thị trấn Hát Lót, cao nguyên Nà Sản và thị trấn Thuận Châu.

    Tiếp tục khẳng định là vùng kinh tế động lực của toàn tỉnh, là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ của tỉnh, có vai trò vùng động lực thúc đẩy các vùng kinh tế khác cùng phát triển. Phát triển các khu đô thị, các trung tâm dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nhân lực, trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm y tế chất lượng cao.

    Thành phố Sơn La: Là khu vực có tiềm năng và nhu cầu đầu tư gắn với đô thị. Chế biến nông sản (đặc biệt chế biến cà phê giảm thiểu môi trường cho Mai Sơn và Thành Phố); Giai đoạn 2030 cần xây dựng ít nhất 01 CCN để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

    Huyện Thuận Châu: Có tiềm năng để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, chế biến sắn, mủ cao su, công nghiệp nhẹ phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư các doanh nghiệp ngoài tỉnh là khó khăn. Dự kiến đầu tư 02 CCN quy mô từ 50ha – 70ha đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện.

    Huyện Mai Sơn: Theo quy hoạch đô thị, tại xã Cò Nòi đã bố trí đất cho sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trên địa bàn đã và đang đầu tư khu công nghiệp Mai Sơn với quy mô 150 ha (giai đoạn I là 63,7 ha). Mai Sơn là địa bàn có tiềm năng và nhu cầu đầu tư của các Nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp vào các Khu Công nghiệp, CCN trên địa bàn huyện Mai Sơn khá nhiều.

    Để phát huy hiệu quả đầu tư, tăng cường công tác thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, CCN giai đoạn quy hoạch cần thiết phát triển thêm CCN trên địa bàn huyện (giai đoạn 2030 dự kiến đầu tư 02 cụm công nghiệp quy mô từ 50ha – 70ha tại xã Cò Nòi nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện).

    Vùng Cao nguyên Mộc Châu và phụ cận (các huyện Mộc Châu, Vân Hồ và huyện Yên Châu)

    Vùng động lực chủ đạo phát triển đến năm 2030 và 2050 với cực tăng trưởng là cao nguyên Mộc Châu và khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập (khu kinh tế đề xuất mởi giai đoạn tầm nhìn 2050).

    Củng cố phát triển các vùng sản xuất tập trung chuyên canh sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến, các sản phẩm có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tạo mối liên kết với các tiểu vùng trong tỉnh, làm động lực thúc đẩy các vùng khác. Phát triển các khu đô thị, các trung tâm dịch vụ, thương mại, trung tâm đào tạo nhân lực, trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm y tế chất lượng cao.

    Khu vực huyện Mộc Châu: Theo định hướng khu vực này sẽ ưu tiên và tập trung phát triển mạnh về du lịch. Khu vực này có tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và nhu cầu chế biến nông, lâm sản, thực phẩm cao phục vụ khách du lịch gắn với Khu du lịch Quốc gia có nhiều sản phẩm như chè, sữa, rau quả và đã có các dự án lớn của các Chủ đầu tư thuộc các tập đoàn kinh tế lớn như ViNamil (sữa), ViNatea, các nhà máy chè đã hình thành gắn với vùng nguyên liệu chè…

    Việc phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản khác cần đưa vào CCN như Nafoods Tây Bắc tại Cụm Công nghiệp hiện có. Đặc biệt huyện có cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, có tiềm năng phát triển Khu kinh tế cửa khẩu, gắn với các định hướng đề xuất trong tương lai cần chú trọng phát triển KCN gắn với KKT cửa khẩu này.

    Đây sẽ là trung tâm sản xuất hàng hóa hướng tới xuất khẩu trực tiếp, động lực kinh tế nâng tầm vị thế của nông sản và hàng hóa tại Mộc Châu và toàn tỉnh. Do đó không đề xuất CCN mới để đảm bảo nguồn lực cho tương lai, đầu tư tập trung vào KCN mới này.

    Khu vực huyện Vân Hồ: Là địa bàn cửa ngõ của tỉnh, có tiềm năng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và nhu cầu chế biến nông, lâm sản, thực phẩm cao; có điều kiện thuận lợi hơn về vị trí địa lý trong mối liên kết sản xuất với các tỉnh đồng bằng.

    Tuy nhiên, theo định hướng khu vực này sẽ ưu tiên và tập trung phát triển mạnh về du lịch và đã được Chính Phủ cho phép lập Quy hoạch khu công nghiệp diện tích 240 ha tại bản Thung Cuông xã Vân Hồ. Việc phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản cũng đã có các tập đoàn lớn đầu tư Như TH, SI, vì vậy không cần thiết thành lập CCN trên địa bàn huyện Vân Hồ.

    Huyện Yên Châu: Nhu cầu đầu tư sản xuất chủ yếu là của doanh nghiệp trong tỉnh, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt tại chỗ. Việc gom các cơ sở công nghiệp độc lập vào CCN đảm bảo giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây tiếng ồn xung quanh khu dân cư, dự kiến đầu tư 02 CCN quy mô nhỏ đáp ứng nhu cầu trên  địa bàn huyện.

    Vùng lòng hồ và lưu vực sông Đà (các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Bắc Yên, Phù Yên)

    Vùng động lực thứ cấp phát triển đến 2030 và 2050 với cực tăng trưởng là thị trấn Mường La và các thị trấn huyện lỵ.

    Phát triển hệ thống rừng phòng hộ sông Đà, nâng cao năng lực phòng hộ cho các công trình thuỷ điện quốc gia và đồng bằng Bắc Bộ.

    Xây dựng các kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống và sản xuất; phát triển hệ thống dịch vụ du lịch, vận tải và nuôi trồng thuỷ sản vùng lòng hồ. Nâng cấp và mở mới các tuyến đường giao thông dọc hai bên sông Đà. Bảo vệ và phát trỉên hệ thống rừng phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp bao gồm phát triển cây cao su và trồng rừng kinh tế gắn với công nghiệp chế biến và chăn nuôi đại gia súc.

    Với lợi thế về nông sản, thủy sản, đóng tàu thuyền, lao động địa phương gắn với trung tâm huyện Ít Ong – Mường La, Tạ Khoa, Song Pe – Bắc Yên và Quang Huy, Gia Phù – Phù Yên và đô thị Quỳnh Nhai đang được xây dựng. Dự kiến quy hoạch phát triển các CCN như sau:

    Huyện Phù Yên – Bắc Yên: Có lợi thế hơn các vùng khác về vị trí địa lý trong mối liên kết sản xuất với các tỉnh đồng bằng, có lực lượng lao động dồi dào. Dự kiến giữ nguyên quy hoạch 02 CCN đã có và phát triển thêm 02 cụm công nghiệp tại huyện Bắc Yên, Phù Yên  để thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động, chế biến nông – lâm sản…

    Huyện Mường La: Đưa ra khỏi Quy hoạch và không đưa vào Phương án phát triển CCN đối với CCN Mường La tại Bản Rạng, TT. Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La diện tích 15,4 ha. Phát triển thêm 01 CNN để thu hút đầu tư của doanh nghiệp địa phương.

    Huyện Quỳnh Nhai: Là huyện không có thuận lợi về tự nhiên để phát triển CCN. Tuy nhiên, đây là vùng trung tâm của đề án Tái định cư thủy điện Sơn La. Nhà nước đã, đang và sẽ có sự quan tâm đầu tư để giải quyết việc làm, thu hút đầu tư để giải quyết lao động, tăng cường năng lực phục vụ sản xuất theo đề án ổn định phát triển kinh tế khu vực TĐC nên có tiềm năng để phát triển mạnh về công nghiệp. Do đó, tại vùng này quy hoạch và phát triển 01 CCN  để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong giai đoạn tới.

    Từ tình hình thực tế các CCN tại các địa phương nhằm phát huy các lợi thế về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hệ thống giao thông đối ngoại mới được đầu tư, khả năng phát triển quỹ đất. Đồng thời hạn chế việc thu hồi đất lúa, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, đời sống dân cư, đáp ứng yêu cầu quy hoạch chung của tỉnh và các địa phương trong giai đoạn mới.

    Từ định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Sơn La đã được phê duyệt. Trên cơ sở chức năng quản lý quy hoạch và tiến hành khảo sát. Ngành Công Thương đã thống nhất với các huyện, thị đề xuất một số vị trí để phát triển các CCN trên địa bàn, đồng thời xác định xuyên suốt quan điểm xây dựng chức năng, tính chất các CCN nhằm thu hút phát triển các ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu địa phương, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường.

    Vùng cao và biên giới (Sốp Cộp, Sông Mã)

    Vùng động lực thứ cấp phát triển đến năm 2030 và 2050 với cực tăng trưởng là các thị trấn huyện lỵ và cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương huyện Sông Mã.

    Tập trung trồng rừng, bảo vệ rừng, phát triển cây cao su tại các địa bàn phù hợp. Thông qua các hình thức đa dạng để hỗ trợ phát triển các cơ sở chế biến; Tăng cường các hoạt động thương mại, dịch vụ tại khu vực cửa khẩu quốc gia và tiểu ngạch; định hướng lao động tại các huyện nghèo tham gia xuất khẩu lao động; thu hẹp các yếu tố có nguy cơ gây mất ổn định xã hội.

    Tạo cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để thu hút các nhà đầu tư vào phát triển công nghiệp.

    Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, phát triển mạnh mẽ về sản lượng và chất lượng nguyên liệu để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông lâm sản.

    Tranh thủ và lồng ghép có hiệu quả các chương trình dự án trên địa bàn vào đầu tư công nghiệp; dành tỷ lệ ngân sách hàng năm để xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lực lượng lao động, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, các cơ sở công nghiệp chủ đạo trên địa bàn.

    Định hướng phát triển Khu công nghiệp

    Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng Khu công nghiệp Mai Sơn, hình thành phát triển KCN Vân Hồ đồng thời đặt nền tảng phát triển cho 2 KCN mới gắn với 2 cửa khẩu quốc tế và 2 Khu kinh tế cửa khẩu đề xuất là Chiềng Khương, Lóng Sập. Cụ thể như sau:

    – Giai đoạn đến năm 2025: Triển khai giai đoạn II Khu công nghiệp Mai Sơn, diện tích 86,30 ha, như vậy tổng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn là 150 ha. Triển khai giai đoạn I Khu công nghiệp Vân Hồ, diện tích 56 ha. Như vậy, tổng diện tích Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 là 206 ha (Phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021).

    – Giai đoạn đến năm 2030: Mở rộng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn thêm 100 ha, diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn sau khi mở rộng là 250 ha; triển khai giai đoạn II Khu công nghiệp Vân Hồ – diện tích 60 ha, diện tích Khu công nghiệp Vân Hồ thực hiện đến năm 2025 là 116 ha. Như vậy, tổng diện tích Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2030 là 366 ha (Phù hợp với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

    – Giai đoạn đến năm 2050:

    + Mở rộng diện tích Khu công nghiệp Mai Sơn thêm 62 ha – nâng tổng diện tích KCN Mai Sơn lên 312ha, hoàn thiện Khu công nghiệp Vân Hồ với tổng diện tích 216,65 ha theo quy hoạch được duyệt.

    + Quy hoạch mới 2 KCN như sau: KCN Lóng Sập gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Lóng Sập (đề xuất mới), quy mô diện tích khoảng 350ha và KCN Chiềng Khương gắn với Khu kinh tế cửa khẩu Chiềng Khương, quy mô khoảng 250ha (đề xuất mới).

    Trong đó giai đoạn đến 2030 hoàn thiện đề xuất phát triển KCN gắn với 2 KKT cửa khẩu này. Đến 2040 hoàn thiện quy hoạch và đầu tư hạ tầng cơ bản, thu hút đầu tư mới, đến 2050 đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 50%. Ưu tiên thu hút các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông sản, Logistic cửa khẩu cho các khu công nghiệp mới này.

    Như vậy, tổng diện tích Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2050 là 1.028,65ha.

    Định hướng phát triển cụm công nghiệp

    Huyện Vân Hồ

    Cụm công nghiệp xã Song Khủa (thành lập mới)

    • Tên cụm: Cụm công nghiệp Song Khủa.
    • Vị trí: Bản Song Hưng, xã Song Khủa, huyện Vân Hồ.
    • Diện tích quy hoạch: Khoảng 70 ha.

    Hiện trạng: Hiện tại đang là đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào cụm công nghiệp: Chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, cơ khí, các cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN, …

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 210 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Cụm công nghiệp xã Lóng Luông (thành lập mới)

    • Tên Cụm: Cụm công nghiệp bản Co Chàm, xã  Lóng Luông.
    • Vị trí: Bản Co Chàm, xã  Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Tiếp giáp Nhà máy Chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ dọc QL6).
    • Diện tích quy hoạch: Khoảng 40ha.

    Hiện trạng: Hiện tại đang là đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, logistics, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, cơ khí, các cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN, …

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Mộc Châu

    Cụm công nghiệp Mộc Châu (hiện trạng)

    • Tên cụm: Cụm công nghiệp Mộc Châu (giữ nguyên).
    • Vị trí: Tiểu khu Bó Bun, Thị trấn Nông trường Mộc Châu;
    • Diện tích đã quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500: 25,76 ha (giữ nguyên);

    Định hướng thu hút các ngành nghề sản xuất kinh doanh (giữ nguyên theo QH đã được phê duyệt).

    Huyện Yên Châu

    Cụm Công nghiệp Viêng Lán (thành lập mới)

    • Vị trí dự kiến thuộc xã Viêng Lán, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La;
    • Diện tích quy hoạch khoảng 20 ha

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm khác, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông sản (Nhãn, xoài, chuối….và công nghiệp chế biến khác).

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Cụm Công nghiệp Phiêng Khoài (thành lập mới)

    • Vị trí dự kiến thuộc xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu;
    • Diện tích quy hoạch khoảng 50 ha

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm khác, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông sản (Nhãn, xoài, chuối….và công nghiệp chế biến khác).

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 180 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Thành phố Sơn La

    Cụm Công nghiệp Thành phố Sơn La (hiện trạng)

    • Tên: Cụm Công nghiệp Thành phố Sơn La.
    • Giữ nguyên CCN Bản Phường, xã Chiềng Ngần, TP. Sơn La: 18 ha;
    • Bổ sung CCN Bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La, TP. Sơn La: 60 ha;

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, đất trồng lúa một vụ. Ngoài ra còn có đất ở của 15 hộ gia đình, đất mặt nước, đất giao thông hạ tầng kỹ thuật, một phần còn lại đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản; may mặc, giày da; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến các sản phẩm khác từ kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng; sửa chữa máy móc, thiết bị….

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 147 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Lý do điều chỉnh:

    – So với tình hình thực tế hiện nay diện tích quy hoạch CCN nhỏ, khó có thể thu hút đầu tư, vị trí CCN không thuận lợi về giao thông, cấp nước, vị trí cũ nằm ở thung lũng chi phí lớn trong san lấp mặt bằng.

    – Đối với vị trí dự kiến điều chỉnh tại Bản Hoàng Văn Thụ, xã Hua La thuận lợi về giao thông (giáp đường tránh Thành phố Sơn La), thuận lợi cấp điện, cấp nước, xa dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, dễ giải phóng mặt bằng.

    Cụm Công nghiệp Hua La (thành lập mới)

    • Tên: Cụm Công nghiệp Hua La.
    • Vị trí dự kiến thuộc xã Hua La, thành phố Sơn La;
    • Diện tích quy hoạch khoảng 60 ha;

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản; may mặc, giày da; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến các sản phẩm khác từ kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng; sửa chữa máy móc, thiết bị…).

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 180 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Thuận Châu

    Cụm Công nghiệp Tông Cọ, huyện Thuận Châu (hiện trạng)

    • Tên cụm: Cụm Công nghiệp Tông Cọ (Giữ nguyên tên đã được phê duyệt).
    • Điều chỉnh vị trí đối với CCN Tông Cọ vị trí điều chỉnh từ Bản Lào, xã Tông Cọ sang Bản Sen To, xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La.
    • Điều chỉnh diện tích quy hoạch tại QĐ 3222/QĐ-UBND tỉnh là 05 ha lên thành 70 ha;

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất nông nghiệp, đất vườn, đất nương và đất ở dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ (dịch vụ, sửa chữa); công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, giết mổ gia súc tập trung…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 210 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Lý do điều chỉnh:

    – So với tình hình thực tế hiện nay diện tích quy hoạch CCN nhỏ, khó có thể thu hút đầu tư, đất chủ yếu là đất ở nông thôn tập trung đông dân cư không thuận lợi về giao thông, tốn kém trong giải phóng mặt bằng khi thực hiện Dự án.

    – Đối với vị trí dự kiến điều chỉnh tại Bản Sen To, xã Tông Cọ thuận lợi về giao thông (giáp Quốc lộ 6B), thông tin liên lạc, cấp điện, cấp nước, xa dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, dễ giải phóng mặt bằng. Ngoài ra tại vị trí dự kiến điều chỉnh đã có một số Nhà máy, cơ sở chế biến nông sản, vật liệu xây dựng đang hoạt động như (Nhà máy chế biến cao su, xưởng gạch, xướng chế biến nông sản, xưởng sơ chế Cu Ly và một số cơ sở sơ chế nông sản khác…).

    Cụm Công nghiệp Phổng Lái, huyện Thuận Châu (hiện trạng):

    • Tên cụm: Cụm công nghiệp Phổng Lái (giữ nguyên).
    • Vị trí giữ nguyên tại xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu.
    • Điều chỉnh diện tích từ 05 ha lên thành 50 ha.

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất nông nghiệp, đất vườn, đất nương chè dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ; cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn,…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Lý do điều chỉnh:

    – Với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện Thuận Châu tập trung phát triển tại xã Phổng Lái và các xã lân cận về các loại cây công nghiệp, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao như (chè, cà phê, Mắc ca, thanh long, bưởi, chanh leo…).

    – Dự kiến thu hút một số nhà máy, cơ sở chế biến nông lâm sản, công nghiệp nhẹ, cơ khí, thực phẩm hàng tiêu dùng do đó với diện tích đã quy hoạch so với thực tế hiện nay và tầm nhìn phát triển công nghiệp của huyện đến năm 2030 thì diện tích trên nhỏ, khó có thể thu hút được các nhà đầu tư tham gia vào đầu tư.

    Huyện Mai Sơn

    Cụm công nghiệp Cò Nòi 1 (thành lập mới)

    • Địa điểm: Tiểu khu 26/3, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn.
    • Quy mô: Khoảng 75 ha.
    • Hiện trạng: Đất sản xuất nông nghiệp do (cây lâu năm, câu hàng năm).

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản; các ngành nghề sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp công nghệ cao….

    Khái toán tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (quy mô 75ha) khoảng 693,7 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu công nghiệp; thiết bị bên trong trong nhà).

    Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

    Cụm công nghiệp Nà Bó (thành lập mới)

    • Địa điểm: Thuộc bản Nà Hường, xã Nà Bó và bản Rừng Thông, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
    • Quy mô: Khoảng 70 ha.
    • Hiện trạng: Đất sản xuất nông nghiệp (cây lâu năm, câu hàng năm)

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biên nông, lâm sản; các ngành nghề sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường; Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp công nghệ cao….

    Khái toán tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (quy mô 70ha) khoảng 647,5 tỷ đồng (chưa bao gồm chi phí bồi thường giải phòng mặt bằng và chi phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài khu công nghiệp; thiết bị bên trong trong nhà).

    Nguồn vốn đầu tư: Vốn Ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

    Huyện Phù Yên

    Cụm Công nghiệp Gia Phù Phù Yên (hiện trạng)

    • Tên: Cụm Công nghiệp Gia Phù (giữ nguyên tên như hiện nay).
    • Vị trí: xã Gia Phù, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
    • Điều chỉnh diện tích từ 38 ha lên thành 75 ha.

    Hiện khu đất đã được quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500; đất đã giải tỏa đền bù 21,7 ha, đã có 2 nhà đầu tư, trong đó một nhà đầu tư đã bị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Công nghiệp nhẹ, Chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm, dược liệu, thực phẩm, các cơ sở sản xuất TTCN…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 225 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Cụm Công nghiệp Quang Huy, huyện Phù Yên (hiện trạng)

    Đề xuất hủy bỏ danh mục tên, không đưa diện tích đất trong quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định số 2945/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của UBND tỉnh Sơn La với quy mô lập quy hoạch chi tiết: 5 ha tại khu vực dự án nằm trên địa bàn bản Mo 2 (Mo 4 cũ), xã Quang Huy.

    Lý do rút ra khỏi quy hoạch: CCN Quang Huy hiện nay chưa có đơn vị chủ đầu tư hạ tầng quản lý, khai thác. UBND huyện đã bàn giao mặt bằng sạch 1,8 ha cho Công ty cổ phần Giày Ngọc Hà thực hiện dự án. Hiện nay tại địa chỉ quy hoạch CCN không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện, không phát triển thành cụm công nghiệp tập trung mà chỉ là điểm sản xuất.

    Cụm Công nghiệp vùng Mường, xã Tân Lang (thành lập mới)

    • Tên: Cụm Công nghiệp vùng Mường.
    • Vị trí xã Tân Lang, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
    • Diện tích quy hoạch 15 ha.

    Định hướng đất đã được quy hoạch CCN đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: các cơ sở sản xuất TTCN, da dày, may, chế biến thực phẩm, dược liệu để sử dụng lao động địa phương…..

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 45 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Cụm công nghiệp Bản Cù 2, xã Huy Tân (thành lập mới)

    • Tên: Cụm công nghiệp Bản Cù 2
    • Vị trí xã Huy Tân, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La
    • Diện tích quy hoạch 20 ha

    Định hướng đất đã được quy hoạch CCN đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: các cơ sở sản xuất TTCN, da dày, may, chế biến thực phẩm, dược liệu để sử dụng lao động địa phương…..

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Bắc Yên

    Cụm Công nghiệp Phiêng Ban Bắc Yên (thành lập mới)

    • Tên Cụm: Cụm Công nghiệp Phiêng Ban Bắc Yên;
    • Vị trí thuộc xã Phiêng Ban huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La;
    • Diện tích đất 25 ha.

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các cơ sở sản xuất TTCN…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 75 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Cụm Công nghiệp Song Pe Bắc Yên (thành lập mới)

    • Tên Cụm: Cụm Công nghiệp Song Pe Bắc Yên
    • Vị trí thuộc xã Song Pe, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La;
    • Diện tích quy hoạch 27 ha.

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản, năng lượng…, công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các cơ sở sản xuất TTCN…….

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 81 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Mường La

    Cụm công nghiệp Mường La

    Đề xuất hủy bỏ danh mục tên, không đưa diện tích đất trong quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 3184/2015/QĐ-UBND:

    Đưa ra khỏi Quy hoạch và không đưa vào Phương án phát triển CCN đối với CCN Mường La tại Bản Rạng, TT. Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La diện tích 15,4 ha.

    Lý do rút ra khỏi quy hoạch: Hiện nay tại địa chỉ quy hoạch CCN không còn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện. Ngoài ra một phần diện tích đã đền bù, giải phóng mặt bằng để thành lập CCN đã bị một số hộ dân quay trở lại lấn chiếm và dựng nhà ở để sản xuất, kinh doanh.

    Cụm Công nghiệp Mường Chùm, huyện Mường La (thành lập mới)

    • Tên cụm: Cụm công nghiệp Mường Chùm.
    • Vị trí tại Bản Nà Tòng, bản Nà Nong và bản Nong Chạy xã Mường Chùm, huyện Mường La.
    • Diện tích quy hoạch khoảng 50 ha.

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất nông nghiệp, đất vườn, đất nương chè dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ; cơ khí phục vụ nông nghiệp nông thôn…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Quỳnh Nhai

    Cụm công nghiệp Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai (thành lập mới)

    • Tên Cụm: Cụm công nghiệp Mường Giàng Quỳnh Nhai;
    • Vị trí phía Đông Nam Trung tâm huyện thuộc xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La;
    • Diện tích quy hoạch khoảng 50ha (điều chỉnh mở rộng so với quy hoạch cũ – 30 ha).

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất đã được quy hoạch CCN giai đoạn 2016 – 2025; chủ yếu là đất trồng cây nhưng không thành rừng, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ, cơ khí, các cơ sở sản xuất TTCN…

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 120 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Sông Mã

    Cụm Công nghiệp Xum Côn, huyện Sông Mã (thành lập mới)

    • Tên Cụm: Cụm Công nghiệp Xum Côn
    • Vị trí  tại khu vực bản Xum Côn, xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã
    • Diện tích đất quy hoạch khoảng 50 ha

    Hiện trạng và định hướng sử dụng đất của CCN: Hiện khu đất quy hoạch CCN chủ yếu phải là đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm khác; đất dự kiến quy hoạch nhà máy gạch và điểm mỏ đất sét làm vùng nguyên liệu cho nhà máy gạch Tuynel ….. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở sản xuất TTCN …

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 150 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Huyện Sốp Cộp

    Cụm công nghiệp Mường Và (thành lập mới)

    • Tên: Cụm Công nghiệp Mường Và.
    • Vị trí xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La.
    • Diện tích quy hoạch 20ha.

    Hiện khu đất đã được quy hoạch CCN chủ yếu là đất nông nghiệp, đất rừng cây bụi, đất trống, đất chưa quy hoạch vào đâu, dễ giải phóng mặt bằng. Khi CCN được quyết định đầu tư sẽ thực hiện chuyển mục đích sử dụng sang đất công nghiệp.

    Dự kiến ngành nghề thu hút vào CCN: Chế biến nông, lâm sản, các cơ sở sản xuất TTCN…..

    Khái toán vốn và nguồn vốn đầu tư hạ tầng: Tổng vốn đầu tư là 60 tỷ đồng và được huy động từ các nguồn vốn của doanh nghiệp, vay thương mại, ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Sơn La

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây