Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) là một tập đoàn đầu tư tư nhân thành lập năm 1992 có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn này chuyên đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, F&B (dịch vụ nhà hàng và quầy uống), khách sạn, dịch vụ tài chính và cơ sở hạ tầng.
Thông tin tham khảo: Thông tin vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát »
Hoạt động của công ty :
(08/05/2022) Mới đây CK Asset và Orix của Nhật Bản ngỏ ý muốn thông qua Vạn Thịnh Phát để đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng của thành phố Hồ Chí Minh. Các mảng đầu tư chính của công ty bao gồm cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, đem lại sự phát triển mạnh mẽ hơn cho thành phố mang tên Bác trong nhiều năm tới.
Kết thúc năm 2021, CK Assets đạt doanh thu 10,5 tỷ USD và là một trong những công ty bất động sản hàng đầu tại Hong Kong và Trung Quốc. Đây cũng là một trong hai quỹ đầu tư của tỷ phú Lý Gia Thành.
(06/06/2021) CTCP Bảo trợ Vạn Thịnh Phát đăng ký ủng hộ 1.450 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid 19. Trước đó, tại lễ phát động quyên góp ủng hộ phòng chống Covid của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, công ty của Vạn Thịnh Phát ủng hộ 450 tỷ đồng.
Các từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất bao gồm : Vạn Thịnh Phát, Trái phiếu Vạn Thịnh Phát, Vụ án Vạn Tịnh Phát, Vạn Thịnh Phát lừa đảo, Trương Mỹ Lan, Trương Mỹ Lan lừa đảo, …
Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan, một người Việt gốc Hoa, thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vạn Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau đó, Vạn Thịnh Phát mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, tên viết tắt là VTP Group Holdings, với vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng được thành lập.
Bí ẩn tập đoàn gia đình giàu có bậc nhất Việt Nam
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thuộc sở hữu của gia tộc họ Trương được xếp vào hàng những công ty gia đình giàu có và bí ẩn tại Việt Nam, bởi thông tin về những người chủ đều chỉ có một vài dòng ngắn gọn trên website và gần như không tiếp xúc với giới truyền thông.
Tập đoàn này được sở hữu và điều hành bởi bà Trương Mỹ Lan cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản tại Hồng Kông.
Theo giới thiệu trên website, kể từ khi ra đời vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan thành lập với tên gọi Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Năm 2007, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tham gia thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty Cổ phần Đầu tư Times Square Việt Nam và tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm công ty chuyên liên kết đầu tư bất động sản.
Bà Trương Mỹ Lan là một người gốc Hoa, bà còn có tên gọi khác là Trương Muội. Các thông tin liên quan đến bà khá ít ỏi, chủ yếu là thành tích về các hoạt động của bà trong công tác xã hội.
Bà Lan và Vạn Thịnh Phát được nhiều người biết đến từ cuối năm 2011, khi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thực hiện tái cơ cấu theo hình thức hợp nhất 3 ngân hàng yếu kém gồm ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và ngân hàng SCB.
Mặc dù không xuất hiện chính thức, nhưng bà Lan và Vạn Thịnh Phát được cho là nhóm cổ đông chính của cả 3 ngân hàng nói trên.
Khi hợp nhất, SCB đã có thay đổi lớn khi các vị trí chủ chốt tại HĐQT, Ban Tổng giám đốc được nắm giữ bởi đại diện nhóm cổ đông lớn đến từ Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú…
Ở nhiệm kỳ đầu tiên 2012 – 2017, HĐQT của SCB có 8 thành viên và bà Nguyễn Thị Thu Sương được bầu làm Chủ tịch, ông Vũ Văn Thành là Phó Chủ tịch và ông Trầm Thích Tồn là thành viên HĐQT…
Bà Sương và ông Tồn đều nắm vị trí quan trọng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Đại Trường Sơn (nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula – là công ty liên kết của Vạn Thịnh Phát). Công ty Cổ phần Đầu tư Vạn Thịnh Phát là công ty con thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Lan.
Nhưng chưa được nửa nhiệm kỳ, bà Sương và ông Tồn bất ngờ xin từ nhiệm tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2014. Sau đó 4 ngày, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB – ông Lee George Lam cũng rời khỏi vị trí.
Giữa năm 2014, bà Trương Mỹ Lan cùng 9 thành viên khác trong gia đình là Trương Lập Hưng, Trương Mễ, Trương Huệ Nhi, Trương Chí Trung, Ngô Thanh Nhã, Trương Lập Tân, Trương Huệ Vân, Trương Lập Phát và Lâm Thị Hoà đồng loạt xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Trương Huệ Vân là vợ của Ca sĩ Thanh Bùi không phải là một cái tên quá xa lạ trong giới kinh doanh bất động sản, khách sạn. Cô chính là doanh nhân thế hệ thứ tư của Trương Gia tộc tại TP.HCM.
Sở hữu những bất động sản tỷ USD
Vạn Thịnh Phát và các doanh nghiệp liên quan hiện sở hữu rất nhiều bất động sản có vị trí đắc địa tại TP. HCM. Tập đoàn này luôn gây sốt thị trường địa ốc với những thông tin thâu tóm đất vàng, tạo lập các siêu dự án.
Hiện Vạn Thịnh Phát đang sở hữu nhiều dự án tọa lạc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ – khu vực được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton,…
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza,…
Gia tộc bà Trương Mỹ Lan cũng đã bỏ ra hơn 700 tỷ đồng (tương đương 35 triệu USD) để mua lại căn biệt thự cổ từ thời Pháp ở ngay trung tâm quận 3.
Ngoài các dự án nằm trên “đất vàng” nêu trên, hồi tháng 4/2016, Vạn Thịnh Phát cũng đã khởi công xây dựng dự án Saigon Peninsula 6 tỷ USD, thuộc phường Phú Thuận, quận 7 với tổng diện tích 118ha.”.
Các công ty nghìn tỷ trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát Group
Số công ty có vốn điều lệ trên 10.000 tỷ lên đến gần chục công ty. Dưới đây là một số cái tên nổi bật:
CTCP Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát (VTP Investment Group)
Vốn đăng ký : 12.800 tỷ đồng
Đây là một trong những công ty trung tâm của hệ thống Vạn Thịnh Phát. VTP Investment Group có các cổ đông chính là bà Trương Mỹ Lan, sở hữu 15% và CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group Holdings), sở hữu 41%. Bà Trương Mỹ Lan nắm giữ 80% cổ phần của VTP Group Holdings.
CTCP Tập Đoàn Sài Gòn Peninsula
Vốn đăng ký : 18.000 tỷ đồng
Theo các dữ liệu chúng tôi có được, đây đang là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong số các công ty có liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Sài Gòn Peninsula là chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula, còn được biết đến với tên gọi Dự án công viên Mũi Đèn Đỏ. Dự án này có quy mô 118ha, nằm tại ngã ba sông Sài Gòn và sông Nhà Bè.
Theo dự kiến, dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 6 tỷ USD. Dự án gồm khu công viên hỗn hợp đa chức năng rộng 82ha và khu đô thị rộng 36ha.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (Sai Gon Investment Group)
Vốn đăng ký : 12.720 tỷ đồng
Sai Gon Investment Group được thành lập ngày 24/2/2016 với tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư Hemera Power, đến tháng 4/2016 thì được đổi thành tên gọi như hiện nay.
Sai Gon Investment Group có tên gọi gần giống với CTCP Đầu tư Sài Gòn (Saigon Invest Group/SGI Group), công ty đầu tư của ông Đặng Thành Tâm.
Công ty này có vốn điều lệ lên đến 12.720 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất là CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group) – góp 3.871 tỷ đồng, tương đương 30,4% vốn.
Ngày Hemera Power được thành lập cũng là ngày một công ty khác có liên quan đến Vạn Thịnh Phát là CTCP Đầu tư Hermes Power tiến hành giảm vốn điều lệ từ 13.800 tỷ xuống còn 1.080 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT của Sai Gon Investment Group là bà Đặng Trịnh Thanh Phương, người đồng thời giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của Vinametric – công ty sở hữu khách sạn Duxton Saigon và CTCP Sài Gòn Kim Cương – chủ đầu tư của dự án SJC Tower.
CTCP Tập đoàn Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD Group)
Vốn đăng ký : 12.000 tỷ đồng
VIPD Group chính là công ty đã đứng ra mua lại trung tâm thương mại Vincom Centre A từ tập đoàn Vingroup với giá gần 10.000 tỷ đồng vào năm 2013. Trung tâm thương mại này sau đó được đổi tên thành Union Squre.
Trên website của mình, VIPD Group cho biết tập đoàn này sẽ triển khai một số dự án khác trong tương lai như SJC Tower, Khu công nghiệp Minh Ngân, VIPD Tower, Catinat Square.
CTCP Phát triển Hạ tầng và Bất động sản Việt Nam (VIPD)
Vốn đăng ký : 11.000 tỷ đồng
VIPD có tên gọi khá giống với VIPD, chữ khác mỗi chữ “Tập đoàn” và vốn điều lệ nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng.
Công ty này có tên gọi ban đầu là CTCP Đầu tư và Xây dựng An Thái.
Tập đoàn đầu tư An Đông (Tên cũ : CTCP Đầu tư An Đông)
Vốn đăng ký : 9.000 tỷ đồng
An Đông là chủ đầu tư của tổ hợp Trung tâm thương mại An Đông và khách sạn Windsor Plaza tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
CTCP Bảo Trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Vốn đăng ký : 8.800 tỷ đồng
Công ty CP Bảo trợ Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được thành lập cuối tháng 10/2020 với tên ban đầu là Công ty CP Bảo trợ Thuận Triều, ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản.
Cơ cấu cổ đông gồm 70% cổ phần thuộc về bà Mary Chu Yuet Fan (Chu Duyệt Phấn) và bà Elizabeth Chu Yuet Han (Chu Duyệt Hằng) – hai con gái của bà Trương Mỹ Lan, nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Bà Chu Duyệt Phấn (sinh năm 1995) đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc.
Các cá nhân Trương Huệ Vân, Trương Lập Hưng và Trương Lập Phát mỗi người nắm 10% cổ phần.
Các công ty được giới thiệu là đối tác
CTY Sunny World – tập trung đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Sunny World được biết qua việc tham gia liên danh cùng với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hải Đăng và Tập đoàn Vision Transportation (Liên danh Hải Đăng – VTG – Sunny World) đề xuất ý tưởng đầu tư 3 siêu dự án có tổng mức đầu tư từ 10 – 15 tỉ USD tại Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh…
CTY Viva Land là công ty quản lý và phát triển bất động sản được thành lập vào năm 2020 nhưng đã nhanh chóng mua lại hàng loạt dự án lớn. Ví dụ, Tập đoàn Viva Land đầu năm 2022 làm giới đầu tư rung động khi chính thức “thâu tóm” dự án Saigon One Tower có 2 mặt sông và 3 mặt tiền đường Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt (Q.1, TP.HCM), hồi sinh dự án này với tên mới IFC One Saigon. Ngay sau đó, công ty này mua lại Capital Place, tòa nhà văn phòng hạng A tại Hà Nội với giá khoảng 12.500 tỉ đồng…
CTCP Tập đoàn Quản lý bất động sản Windsor (WMC Group) – công ty quản lý nhà hàng khách sạn, căn hộ dịch vụ cao cấp và trung tâm thương mại hàng đầu TP.HCM. Danh mục quản lý của công ty bao gồm khách sạn, căn hộ dịch vụ, văn phòng, nhà hàng và trung tâm mua sắm. Đơn vị này đang quản lý tòa nhà thương mại The Metropolitan, Times Square, Unions Square và WMC Tower….
Kết luận thanh tra liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra và các thông báo liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát…
Trong đó, tại dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo, phường Cô Giang, quận 1, TP Hồ Chí Minh, do Công ty Cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát (Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; do bà Trương Mỹ Lan là Chủ tịch HĐQT tập đoàn) làm chủ đầu tư, vào tháng 7/2021, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận, chỉ rõ nhiều sai phạm tại dự án này…
Thông báo kết luận số 1068/TB-TTCP của Thanh tra Chính phủ thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP Hồ Chí Minh.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị giao Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, rà soát để có biện pháp phù hợp, đúng quy định của pháp luật, tránh thất thoát tài sản của nhà nước đối với dự án nêu trên, trong đó có nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng vốn góp và phương án xử lý, sắp xếp nhà đất trước đó.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự, gây thất thoát tài sản nhà nước thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tại kết luận thanh tra số 757/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ cho biết, vị trí nhà đất tại địa chỉ 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư là tài sản công, việc giải quyết phải được thực hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt nên đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật.
Theo kết luận thanh tra, dự án tại số 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư có tổng diện tích đất 1.954m2, khu đất này có nguồn gốc là đất của nhà nước. Khu đất này trước đây là khách sạn Vạn Xuân, được Kiến trúc sư trưởng TP Hồ Chí Minh cấp phép xây dựng cho Liên hiệp dịch vụ – sản xuất – thương mại (thuộc Tổng Công ty TM Sài Gòn).
Ngày 24/12/1999, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo chấp thuận cho giải thể việc hợp tác kinh doanh giữa Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, cho phép Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh được chuyển nhượng phần góp vốn trong khách sạn Vạn Xuân cho Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, với mức chuyển nhượng như định giá của Hội đồng định giá tài sản liên danh tại biên bản ngày 2/11/1991 (không kể giá trị sử dụng đất) là 587.332 USD, nhằm tạo điều kiện để Công ty DV và TM TP Hồ Chí Minh thu hồi bảo toàn được vốn. Đồng thời, cho phép Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát tiếp tục đầu tư thêm vốn, bổ sung thêm một số chức năng theo quy định luật pháp và tiếp tục hợp đồng thuê đất với cơ quan quản lý đất của thành phố.
Ngày 22/2/2000, UBND TP Hồ Chí Minh có văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển nhượng phần hùn vốn khách sạn Vạn Xuân. Trong đó nêu Công ty DV và TM thu hồi khoản vốn chuyển nhượng hùn vốn khách sạn Vạn Xuân là 8.223.235.332 đồng, nộp ngân sách thành phố. Các khoản lỗ từ kinh doanh khách sạn Vạn Xuân do Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát giải quyết.
Ngày 6/2/2006, UBND TP Hồ Chí Minh có Quyết định cho Công ty Vạn Thịnh Phát được thuê đất sản xuất kinh doanh tại 187A, 187H, 193-203 Trần Hưng Đạo. Trong đó, diện tích thuê là 1.985m2, mục đích cho thuê là để làm khách sạn và văn phòng, thời hạn cho thuê đất hết năm 2020.
Ngày 7/12/2012, Công ty cổ phần Tư vấn dịch vụ về tài chính bất động sản DATC, có chứng thư thẩm định giá trị quyền sử dụng đất tại 187A, 187H, 193, 203 Trần Hưng Đạo là 204.281.789.000 đồng.
Ngày 21/1/2013, Sở Tài chính TP Hồ Chí Minh cùng Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh có biên bản họp thẩm định giá. Ngày 1/2/2013, Sở Tài chính có tờ trình về việc thẩm định giá theo cơ chế thị trường để Công ty TNHH Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện nghĩa vụ tài chính, khi chuyển hình thức sử dụng đất từ “thuê đất” sang “giao đất có thu tiền sử dụng đất” để làm văn phòng cho thuê và trụ sở văn phòng (đất chuyên dùng). Tổng giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng.
Ngày 17/4/2012, UBND TP Hồ Chí Minh có Quyết định về việc duyệt giá trị quyền sử dụng đất là 204.281.789.000 đồng. Đến ngày 17/4/2015, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nộp đủ số tiền trên.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ khẳng định: “UBND TP Hồ Chí Minh không tính doanh thu bãi đỗ xe theo quy định, làm giảm giá trị quyền sử dụng đất. TP Hồ Chí Minh áp dụng suất đầu tư không đúng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô nhỏ hơn 20 ha, làm tăng chi phí đầu tư hạ tầng, dẫn tới làm giảm giá trị quyền sử dụng đất”.
Đến thời điểm thanh tra, dự án đã đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng làm trụ sở của công ty, văn phòng cho thuê VTP Office Building.
Thanh tra Chính phủ khẳng định: “Vị trí nhà đất trên là tài sản công, việc giải quyết phải được hiện theo phương án sắp xếp, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước đã được duyệt”.
Do đó, “Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý theo pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự gây thất thoát tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật, không để thất thoát tài sản của nhà nước”, Thanh tra Chính phủ đề nghị.
Việc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị cơ quan thanh tra gọi tên như nêu trên không phải là lần đầu tiên, mà trước đó, doanh nghiệp này được dư luận quan tâm vì dính lùm xùm “bảo lãnh” tại một ngân hàng được cho là có mối quan hệ tín dụng thân thiết cho khoản chi vay dự án.
Đáng nói, Vạn Thịnh Phát và nữ đại gia Trương Mỹ Lan đã được nhắc đến nhiều và được cho là nhóm cổ đông chính của ngân hàng nêu trên.
Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Chính phủ phát hiện Vinafood 2 và Công ty Việt Hân Sài Gòn lợi dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du, số 34-36-42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh để lập dự án, rồi mang đi thế chấp ngân hàng để vay tiền ngân hàng trái luật.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng thực hiện thanh tra toàn diện hoạt động cấp tín dụng trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay và các khoản vay liên quan đến việc sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB971073 ngày 11/9/2010 của 4 cơ sở nhà, đất nói trên.
Đồng thời, xử lý nghiêm các vi phạm nêu tại kết luận này đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền…
Bắt chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan
Ngày 08/10/2022, Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan.
Đồng thời C03 ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan là người sáng lập và hiện đang giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Bà Lan bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Trương Huệ Vân – tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor; Nguyễn Phương Hồng – trợ lý Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát; Hồ Bửu Phương – nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán Tân Việt, nguyên phó tổng giám đốc phụ trách tài chính Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Kết quả điều tra ban đầu xác định các bị can đã có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt hàng nghìn tỉ đồng của người dân trong thời gian 2018 – 2019
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh tố tụng nêu trên. Cơ quan điều tra cũng thực hiện khám xét nơi ở, nơi làm việc của chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Thời gian gần đây, Vạn Thịnh Phát được nhắc tên nhiều trên báo chí với vai trò có liên quan đến 2 công ty trúng đấu giá đất ở Thủ Thiêm.
Cụ thể là Công ty cổ phần Sheen Mega trúng đấu giá lô 3-8 với mức giá 4.000 tỉ đồng và Công ty CP Dream Republic mua lô 3-5 với giá 3.820 tỉ đồng. Tuy nhiên hai công ty này cũng “nối gót” Tân Hoàng Minh bỏ cọc sau khi trúng đấu giá đất Thủ Thiêm.
Bà Trương Mỹ Lan, 66 tuổi, sinh trưởng trong gia tộc được coi là một trong những gia tộc giàu có nhất Việt Nam.
Bà thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát từ năm 1992, ban đầu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn. Sau này công ty đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản với nhiều nhà hàng, khách sạn, cao ốc văn phòng và cao ốc căn hộ.
Bà Lan sau nhiều năm lập nghiệp đã tạo nên một “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát với loạt công ty con tiêu biểu như: Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Time Square, Công ty Tập đoàn Sài Gòn Penisula…
Tại TP.HCM, bà Trương Mỹ Lan được mệnh danh là “bà trùm” của những dự án bất động sản “khủng” nằm tại nhiều vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Một số dự án sở hữu vị trí “vàng” tại trung tâm tài chính quận 1 như: Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton, Union Square.
Ngoài các dự án nằm ở “đất vàng” trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như: cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, khách sạn thương mại An Đông, khu dân cư Bonville Land, khu dân cư cao cấp Sterling Residence, khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza…
Hiện Vạn Thịnh Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản.
Ngoài những tiếng tăm trong kinh doanh thì bà Lan cũng không ít lần bị nhắc tên trong các vụ “bê bối”.
Cụ thể, năm 2014, tại phiên tòa xét xử ông Dương Tự Trọng, ông Dương Chí Dũng khai đã cùng bà Trương Mỹ Lan biếu Thượng tướng Phạm Quý Ngọ 20 tỉ đồng (1 triệu USD) để được giúp đỡ thực hiện dự án chuyển đổi công năng ở cảng Sài Gòn.
Năm 2016, báo chí cũng nhắc nhiều đến tên bà Lan vì một số nhân vật trong “Hồ sơ Panama” có tên giống với tên vợ chồng bà. “Hồ sơ Panama” là vụ rò rỉ tài liệu lớn nhất trong lịch sử thế giới, tiết lộ cách thức những người giàu có và quyền lực chuyển tiền ra nước ngoài từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12-2015.
Năm 2017, cái tên Trương Mỹ Lan tiếp tục được nhắc nhiều trên báo chí với thông tin bà cùng 9 thành viên khác trong gia đình nộp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sau đó bà cùng người thân đều rút hồ sơ và đã được trả lại.
Bà cũng từng là bị đơn trong một vụ kiện đòi nợ 13 tỉ đồng của một Việt kiều Hong Kong.
Theo tổng hợp (VTP Group, CafeF, VNE, Báo CAND Online, Báo Tuoitre)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)