Bành Lệ Viện sinh năm 1962 tại Sơn Đông (Trung Quốc), bà là một nghệ sĩ dân gian đương đại và đồng thời là phu nhân của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Bà hiện đang giữ danh hiệu Đệ Nhất Phu nhân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và mang hàm Thiếu tướng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Tiểu sử đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viện
Thông tin | Nội dung |
---|---|
Tên thật | Bành Lệ Viện |
Ngày sinh | 20 tháng 11 năm 1962 (Hiện tại 62 tuổi) |
Quê quán | Lâm Nghi, Sơn Đông, Trung Quốc |
Quốc tịch | Trung Quốc |
Trường lớp | Học viện âm nhạc Trung Quốc |
Nghề nghiệp | Ca sĩ |
Quân hàm | Thiếu tướng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc |
Chức vụ | Viện trưởng Viện Nghệ thuật Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa |
Gia đình |
|
Sự nghiệp nổi bật của bà Bành Lệ Viện
Là một người nghệ sĩ đa tài, Bành Lệ Viện bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật của mình từ khi thi đỗ Học viện Nghệ thuật Sơn Đông vào tuổi 15. Đến tuổi 18, trong một hội diễn văn nghệ ở Bắc Kinh, cô đã chấn động giới âm nhạc Trung Quốc với màn biểu diễn ca khúc “Nghi mông sơn quê hương tôi” thay mặt Đoàn đại biểu tỉnh Sơn Đông.
Bà gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1985 và là cán bộ dân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc với chế độ quân sự.
Sau đó, bà trở thành nguồn cảm hứng đầy ý nghĩa với những màn biểu diễn truyền cảm và sâu sắc, phục vụ bà con nhân dân và các binh sỹ Trung Quốc. Âm nhạc dân gian Trung Quốc được bà mang ra khắp thế giới, góp phần tạo nên dấu ấn văn hóa đặc sắc.
Theo đánh giá của đài CRI, dấu chân của Bành Lệ Viện đã lan tỏa từ vùng sâu đến biên cương hải đảo, và tiếng hát của bà vang vọng khắp đất trời Trung Hoa.
Năm 1993, bà trở thành nghệ sĩ đầu tiên rời khỏi Trung Quốc để tham gia Liên hoan đơn ca tại Singapore, mở ra chuỗi hành trình biểu diễn mà bà để lại dấu ấn ở hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Vở ca kịch “Áng thơ Mộc Lan” với vai chính của Bành Lệ Viện đã được biểu diễn tại Trung tâm Nghệ thuật Lincoln, New York, Mỹ và Nhà hát Ca kịch tại Vienna, Áo. Bà nhận được giải thưởng “Nghệ sĩ xuất sắc nhất” từ Ủy ban Trung tâm Nghệ thuật Lincoln, cũng như giải thưởng “Đóng góp nghệ thuật xuất sắc nhất” từ Ủy ban Nhà hát liên bang Áo và Nhà hát quốc gia Vienna.
Trong sự nghiệp, bà liên tiếp được bầu làm thành viên Ủy ban Quốc gia Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc lần thứ 8, 9 và 10.
Năm 2005, bà được bầu làm Phó Chủ tịch Liên đoàn Thanh niên Toàn Trung Quốc, năm 2009, bà giữ chức vụ trưởng đoàn ca múa của Tổng cục Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Bà là giám đốc Hiệp hội Nhạc sĩ Trung Quốc, phó chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Kinh kịch Trung Quốc và là thành viên ban chấp hành của Liên đoàn Phụ nữ Toàn Trung Quốc. Bà còn là giáo sư thỉnh giảng tại Nhạc viện Trung Quốc và là giáo sư bán thời gian tại Đại học Bắc Kinh và Đại học Sư phạm Thượng Hải.
Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Bành Lệ Viện còn đảm nhận vai trò quan trọng trong các hoạt động đời sống cộng đồng và quốc tế. Bà đã trở thành đặc phái viên của UNESCO về quyền học tập cho phụ nữ và đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới về lao và HIV/AIDS.
Vào năm 2013, Bành Lệ Viện xuất sắc được tạp chí Forbes bình chọn vào danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Bà còn được tạp chí Vanity Fair bầu chọn vào năm 2013 là Đệ nhất phu nhân Trung Quốc có gu thời trang đáng ngưỡng mộ.
Hiện nay, Bành Lệ Viện giữ chức Viện trưởng Viện Nghệ thuật Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa với hàm Thiếu tướng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, chứng tỏ sự đóng góp lớn của bà vào lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa trong nước.
Cuộc hôn nhân với chủ tịch Tập Cận Bình
Vào năm 1986 khi một người bạn thân của nữ ca sĩ Bành Lệ Viên giới thiệu bà với ông. Ban đầu, Bành Lệ Viên không hề ưa hình thức mai mối, tuy nhiên, bà quyết định gặp ông để kiểm tra xem ông có chú ý đến vẻ ngoại hình hay không.
Theo thông tin từ CRI, bà Bành kỳ vọng đối tác tương lai của mình phải là người có tài năng và học thức, không nhất thiết phải giàu có, nhưng cần phải có lòng tự tin, sự rắn rỏi và cứng cáp. Khi biết ông làm việc tại thành phố Hạ Môn, bà cảm thấy phần nào băn khoăn về khoảng cách địa lý giữa hai người. Tuy nhiên, khi nghe nói ông Tập là một người tài năng xuất chúng, bà mới đồng ý gặp gỡ.
Lúc ấy, Bành Lệ Viên đã là một ngôi sao nổi tiếng trong làng âm nhạc Trung Quốc, trong khi ông Tập Cận Bình đang là Phó thị trưởng thành phố Hạ Môn. Bà nhớ lại ấn tượng đầu tiên về ông Tập, đó là vẻ ngoại hình giản dị, “quê mùa” và có vẻ già hơn tuổi thực tế của mình.
Tuy nhiên, cuộc trò chuyện kéo dài 40 phút đã khiến Bành Lệ Viên phải lòng ông, cảm thấy ông là người đàn ông tốt. Ông Tập Cận Bình, người đã trải qua cuộc ly hôn trước đó, sau đó cưới Bành Lệ Viện vào ngày 1/9/1987, khi đang giữ chức Phó chủ tịch thành phố Hạ Môn. Họ có một con gái đang học tại Mỹ.
Không giống những người vợ của các nhà lãnh đạo khác, cuộc sống riêng tư của ông Tập và gia đình đã được truyền thông Trung Quốc “phá lệ” khi tiết lộ hình ảnh và thông tin về họ. Những người quen biết với Bành Lệ Viên đều mô tả bà là người hoạt bát, vui vẻ và dễ gần. Bà còn được yêu mến vì hoạt động tích cực trong các chương trình đối phó với HIV/AIDS và thăm các trung tâm từ thiện trong và ngoài nước.
Bành Lệ Viên thường xuyên tham gia cùng chồng trong các chuyến công du, tạo ra ấn tượng tích cực với cánh truyền thông và báo chí. Có người thậm chí cho rằng, mức độ nổi tiếng của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc có khi còn vượt cả chồng.
Tổng hợp bởi Duan24h.net