7 dự án Cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long trong 5 năm tới

1294
Danh sách các dự án đường cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long
Danh sách các dự án đường cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long

Dự kiến khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ có trên 300 km đường cao tốc 5 năm tới, trong đó dự án tổng vốn lớn nhất là Cần Thơ – Cà Mau với 47.000 tỷ đồng.

Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương

Đây là dự án đường cao tốc nối Thành phố Hồ Chí Minh với Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, dài 40 km.Đây là một phần của tuyến Đường cao tốc Bắc – Nam.

  • Cấm xe máy đi đường cao tốc.
  • Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô: Tốc độ lưu hành tối đa của phương tiện là 120 km/h, tối thiểu là 60 km/h, tại dải phân cách giữa, và tốc độ tối đa 80 km/h, tối thiểu 50 km/h trên làn cạnh làn dừng khẩn cấp

Cao tốc Vàm Cống – Rạch Sỏi

Dự án có tổng chiều dài 51,17 km, rộng 17 m điểm đầu nối cầu Vàm Cống, điểm cuối nối vào tuyến tránh TP Rạch Giá (huyện Châu Thành, Kiên Giang), quy mô bốn làn đường, vận tốc thiết kế 100 km/giờ, tổng mức đầu tư hơn 6.355 tỉ đồng.

Cao tốc Chơn Thành – Đức Hòa

Đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành – Đức Hoà là phân đoạn của tuyến đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây có tổng chiều dài 84 km, điểm đầu km900+57 QL14 thuộc huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước và điểm cuối tại km82+574, giao với đường tỉnh ĐT QLN2 tại vòng xoay tuyến tránh Hậu Nghĩa tại huyện Đức Hoà, tỉnh Long An..

  • Giai đoạn 1 xây dựng tuyến đường có quy mô tương đương đường cấp III (2 làn xe), bề rộng nền đường 12,25 m, mặt đường rộng 11,25 m, lề đất rộng 0,5 m mỗi bên, tiêu chuẩn hình học phù hợp đường cao tốc loại A, vận tốc 100 km/h.
  • Giai đoạn hoàn chỉnh, đầu tư mở rộng với quy mô cao tốc 4 làn xe (+2 làn dừng khẩn cấp), tốc độ thiết kế 100 km/h, bề rộng nền đường 27m.

Cao tốc Đức Hòa – Mỹ An

Chiều dài khoảng 81 km đã được đầu tư đưa vào khai thác từ năm 2008, hiện nay mặt đường nhỏ hẹp, đã xuống cấp, không đảm bảo khả năng khai thác, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Theo quy hoạch, đoạn này sẽ được đầu tư theo tiêu chuẩn đường cao tốc vào giai đoạn sau năm 2030.

Do vậy, để đáp ứng nhu cầu vận tải trong thời gian trước mắt và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, kiến nghị cải tạo, nâng cấp đoạn Đức Hoà – Mỹ An với kinh phí dự kiến khoảng 2.336 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2016 – 2020 thực hiện công tác chuấn bị đầu tư và nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội bố trí vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 để triển khai đầu tư Dự án, phương án đầu tư cụ thể như sau:

  • Đoạn Đức Hoà – Thạnh Hoá và đoạn Tân Thạnh – Mỹ An dài khoảng 65 km: Giữ nguyên quy mô đường hiện hữu với quy mô đường cấp IV đồng bằng, 2 làn xe, chiều rộng mặt đường 7m, bù vênh tăng cường thảm bê tông nhựa mặt đường. Kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 582 tỷ đồng. Giai đoạn sau 2030, đầu tư nâng cấp lên thành đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, bao gồm 4 làn xe (+2 làn dừng khẩn cấp).
  • Đoạn Thạnh Hoá – Tân Thạnh dài khoảng 16 km: Đoạn tuyến này là QL62 và tuyến N2 đi trùng nên lưu lượng tập trung lớn hơn, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, do vậy trong thời gian chưa đầu tư theo tiêu chuấn đường cao tốc, trước mắt kiến nghị phân kỳ đầu tư với quy mô theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80 km/h, 6 làn xe, chiều rộng mặt đường 20m. Kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 1.754 tỷ đồng. Giai đoạn sau 2030, đầu tư xây dựng mới đoạn Thạnh Hoá – Tân Thạnh (đi song song phía Nam đoạn trùng QL62 và QLN2) theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, bao gồm 4 làn xe (+2 làn dừng khẩn cấp).

Cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh

Theo đề xuất dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Mỹ An – Cao Lãnh, tuyến đường dài khoảng 26,16km có điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại km 96+875 gần mố A2 cầu Kênh Giữa 1; điểm cuối tiếp giáp cầu Cao Lãnh.

Toàn bộ tuyến đường được xây mới theo quy mô đường cấp III đồng bằng có 4 làn xe với bề rộng mặt đường 15,5m, nền đường rộng 17m. Ở giai đoạn sau, tuyến đường kết nối cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh tạo thành trục dọc thông suốt từ TP.HCM với các tỉnh Tây Nam Bộ sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc.

Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có quy mô 4 làn xe này có chiều dài 197,22 km với điểm đầu tại cửa khẩu Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và kết thúc tại Km81+750 Quốc lộ Nam Sông Hậu, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư toàn Dự án vào khoảng 68.980 tỷ đồng.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:07 AM, 08/05/2024)


Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu

Dự án có chiều dài toàn tuyến là 225km, số vốn đầu tư dự kiến 33.000 tỉ đồng với quy mô chiều rộng tuyến đường 17m, 4 làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Khi dự án được hoàn thành, tuyến đường cao tốc sẽ kết nối nhanh chóng cửa khẩu Xà Xíu thuộc thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang với đường Quốc lộ 1A thuộc tuyến đường N1. Song song với đó, dự án có kết nối trực tiếp với khu vực trung tâm đồng bằng sông Cửu Long qua tuyến N2, đường Hồ Chí Minh, tạo thuận lợi cho người dân di chuyển và hưởng các tiện ích trong khu vực trung tâm.

Các thành phố thuộc tuyến đường cao tốc này bao gồm: thành phố Hà Tiên, thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang), huyện Thạch Trị (tỉnh Sóc Trăng) và thành phố Bạc Liêu).

Thông tin tổng hợp, đồ họa Vnexpress.net


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

4.8/5 - (6 bình chọn)
Bài trướcQuy hoạch chung TP Tam Kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Bài tiếp theoBộ công an điều tra con gái chủ tịch Tân Hiệp Phát và 33 thửa đất liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây