Năm 2020, trong khi các thị trường bất đông sản lớn phía Nam như HCM, Đồng Nai, Bình Dương,… đang dần bão hòa và giá bất động sản nơi đây đã được đẩy lên rất cao thì Chơn Thành nổi lên như một thị trường mới đầy tiềm năng.
Tiềm năng ở đây được hiểu là định hướng phát triển của địa phương, thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước về các KCN, cụm công nghiệp tại đây, kết nối hạ tầng giao thông, … Chính vì thế, nhà đầu tư đánh giá thị trường bất động sản Chơn Thành đang sở hữu đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Chơn Thành phát triển kinh tế, thu hút đầu tư
Theo số liệu thống kê đến cuối năm 2018, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng đạt gần 12.940 tỉ đồng, gấp 3,2 lần giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thu ngân sách đạt 309 tỉ 326 triệu đồng, tức tăng hơn 5 lần so với năm 2006.
Nội Dung Đề Xuất
Với định hướng trở thành huyện công nghiệp đầu tiên của tỉnh Bình Phước, hiện nay Chơn Thành đã có 6 khu công nghiệp đi vào hoạt động như KCN SIKYCO Nhật Bản (655 ha), KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (193 ha),KCN Minh Hưng III (292 ha), KCN Chơn Thành I (125ha), KCN Chơn Thành II (76ha).
Đặc biệt là Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex Bình Phước với quy mô trên 4.600 ha (trong đó khu công nghiệp khoảng 2.448,27 ha và khu dân cư, tái định cư khoảng 2.185,007 ha) có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỉ đồng được triển khai vào tháng 9-2015.
Trong nhiệm kỳ (2020-2025), huyện Chơn Thành định hướng sẽ lên thị xã và đề ra 4 nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Về kinh tế, huyện phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 12,5 – 13,5%, thu ngân sách đến cuối năm khoảng 1.031 tỷ đồng, tăng bình quân 12% mỗi năm. Về văn hóa – xã hội, huyện đặt mục tiêu trong nhiệm kỳ giải quyết việc làm cho 27.000 lao động, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 60%.
Kết nối giao thông là yếu tố then chốt
Về hạ tầng giao thông Chơn Thành sở hữu vị trí địa lý rất thuận lợi gần các trung tâm công nghiệp lớn với 2 tuyến đường huyết mạch là QL13 và QL14 rất thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa. Sắp tới khi thông tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ kết nối các tỉnh khu vực miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nam Bộ rất nhanh chóng.
Tại hội nghị với 8 tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói trong tương lai gần TP HCM và 7 tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm bao gồm Bình Phước sẽ là “bát giác kim cương”, mục tiêu đến năm 2030 trở thành vùng hùng cường.
Cũng tại hội nghị Bình Phước kiến nghị sớm bố trí vốn cho dự án giao thông kết nối như đường Hồ Chí Minh, đoạn qua Chơn Thành – Đức Hòa, TP.HCM – Long An – Tiền Giang, cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư, đường sắt từ Dĩ An đi Hoa Lư…
Những điều này đang cho thấy sự quyết tâm của Chơn Thành trong việc phát triển kinh tế thu hút đầu tư dần thay đổi bộ mặt đô thị nơi đây và cũng là câu trả lời : Tại sao nhà đầu tư không thể bỏ qua thị trường bất động sản Chơn Thành ?
Quang Khải (Duan24h.net)