Quy hoạch giao thông Bàu Bàng những điểm nhấn quan trọng

3722
Quy hoạch giao thông Bàu Bàng đến năm 2030
Quy hoạch giao thông Bàu Bàng đến năm 2030
Mục lục

    Tiềm lực để phát triển kinh tế Bàu Bàng được khảng định khi hàng hoạt khu công nghiệp quy mô lớn tại đây được triển khai, cùng với đó là hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ hiện hữu. Với mục tiệu sẽ trở thành huyện công nghiệp hàng đầu tại Bình Dương, hệ thống giao thông đã trở thành điểm nhấn thu hút nhiều nhà đầu tư về đây.

    Hệ thống giao thông hiện hữu gồm: đường Quốc lộ 13 thuộc đường loại I quy mô 6 làn xe, các tuyến đường trong Khu Công nghiệp và Đô thị Bàu Bàng được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối đồng bộ.

    Cùng với đó là các tuyến đường tỉnh như: ĐT750, ĐT 749A, ĐT749C, ĐT741B và các tuyến đường huyện đã được bê tông nhựa hóa kết nối thông suốt, thuận lợi cho giao thương, buôn bán.

    Các tuyến đường chính đi qua Bàu Bàng và quy hoạch tầm nhìn 2030

    Tuyến đường Quốc lộ 13

    Là trục giao thông huyết mạch nối các tỉnh thành gồm Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, bắt đầu từ quận Bình Thạnh – Tp. HCM đến cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Quốc lộ 13 đoạn qua huyện Bàu Bàng sẽ được nâng cấp mở rộng với quy mô 10 làn xe, gồm phần đường chính 25m, phần đường gom 7,5mx2, các giải phân cách 4,0mx2, vỉa hè 7,25mx2, lộ giới 62m.

    Đường Hồ Chí Minh (đường cao tốc Bắc Nam phía Tây)

    Hiện đã được xây dựng đoạn từ QL14 đến ranh tỉnh đường tỉnh 744, tuyến đường Hồ Chí Minh đã được xây dựng đường cấp III 2 làn xe.


    Theo Quyết định số 5297/ SGTVT – QLCL của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương, quy mô mặt cắt ngang đường Hồ Chí Minh sẽ đầu tư mở rộng đạt quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường Bn=17m, lộ giới 40m. Tại các đoạn qua khu vực dân cư, đề xuất mở rộng đường gom mỗi bên 8,5m.

    Cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – cửa khẩu Hoa Lư

    Theo quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/03/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đoạn từ Tp.HCM – Thủ Dầu MộtChơn Thành có quy mô 6-8 làn xe.

    Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh

    Theo quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tuyến đường sắt này có khổ ray 1435mm, đoạn Dĩ An – Chơn Thành là đường đôi; đoạn qua huyện Bàu Bàng dài 30,83km.

    Bên cạnh đó, với vai trò là cửa ngõ phía bắc của tỉnh và tập trung nhiều khu công nghiệp, đô thị lớn, đề xuất bố trí ga đường sắt nhằm phục vụ cho việc đón trả khách và tổ chức xếp dỡ hàng hóa; Vị trí ga dự kiến bố trí gắn kết với khu vực Logictics ở phía đông huyện, gần đường vành đai 5.

    Đường cao tốc Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn

    Điểm đầu từ Khu công nghiệp và Đô thị Mỹ Phước sẽ đi qua các KCN lớn nằm trên 4 huyện và thị xã là: Bến Cát, TP. Thủ Dầu Một, Thuận An và Dĩ An đến cửa ngõ sân bay, cảng biển quốc tế.

    Đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường ô tô cao cấp sẽ kết nối với đường xuyên Á, đường Hồ Chí Minh và hệ thống giao thông của toàn vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Tuyến vừa được thông xe toàn tuyến, có chiều dài 10,9km, đi qua hai địa phương là huyện Bàu Bàng (6,8km) và thị xã Bến Cát (4,1km), quy mô 6 làn xe, lộ giới 64m.

    Đường Vành đai 5

    Điểm đầu giao Vành đai 4 tại xã Tân Lập, Bắc Tân Uyên theo đường 741B đến Tân Hưng, theo hướng Tây đi trùng với đường DC KCN Bàu Bàng, qua xã Tân Hưng, Hưng Hòa trùng với đường tỉnh ĐT.741B. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 60m.

    Đường Đông Tây 1

    Điểm đầu giao với đường ĐT 748 xã An Lập, Dầu Tiếng. Điểm cuối giao với đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng tại xã Tân Thành, Bắc Tân Uyên. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 6 làn xe, lộ giới 42m.

    Đường Bắc Nam 1

    Điểm đầu giao với đường ĐH 239 tại huyện Chơn Thành, Bình Phước, điểm cuối giao với đường ĐH.611 tại xã Lại Hưng. Quy hoạch theo tiêu chuẩn đường đô thị, lộ giới 62m.

    Đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng

    Điểm đầu tại ngã ba Tân Thành đường ĐT.746 huyện Bắc Tân Uyên, điểm cuối giao với đường ĐT 749A tại xã Long Tân huyện Dầu Tiếng, đoạn qua huyện dài 12,4km. Quy hoạch đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 6 làn xe, lộ giới 62m.

    Đường Tây quốc lộ 13 (gồm 2 đoạn)

    Đoạn 1 dài 3,77km bắt đầu từ vị trí ranh 2 tỉnh qua kênh Phước Hòa kết nối đường thuộc KCN KHCN Bàu Bàng đến đường ĐT. 750,

    Đoạn 2 dài 5,4km xuất phát từ đường DC thuộc KCN đô thị Bàu Bàng đến đường ĐH 626 đến giao đường ĐT 750. Quy mô đề xuất 8 làn xe với bề rộng nền đường 48m.

    Đầu tư mở rộng thêm các tuyến liên huyện, giao thông nông thôn

    Giai đoạn 2020-2025, huyện Bàu Bàng sẽ tập trung đầu tư mở rộng, nâng cấp các tuyến đường huyện đạt 60 – 70%. Chú trọng đầu tư mới các tuyến đường giao thông theo định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương, như ĐH626, ĐH619 nối dài, ĐH624…

    Ngoài ra, huyện tập trung đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn, phấn đấu nâng tổng số km đường xã nhựa hóa và bê tông hóa đạt 50 – 60%. Trong đó chú trọng đầu tư các tuyến đường liên ấp, liên xã. Đô thị Lai Hưng, Long Nguyên đạt tiêu chí đô thị loại V, thị trấn Lai Uyên đạt tiêu chí đô thị loại IV.

    Tập trung hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp, thực hiện quản lý khai thác theo quy hoạch, phát triển thêm 1.000 ha đất ở dân cư. Tiếp tục triển khai nâng cao công suất cấp nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch cho các khu công nghiệp và nhân dân các vùng cận trung tâm.

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây