Quy hoạch sử dụng đất phát triển hạ tầng giao thông quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 cho các dự án giao thông đường bộ, đường thủy, cảng biển, đường sắt, hàng không.

Hệ thống quốc lộ

Trục xuyên quốc gia

Đối với tuyến quốc lộ 1A (gồm Quốc lộ 1, Quốc lộ 1 cũ, Quốc lộ 1 mới, Quốc lộ 1A), đoạn từ Hà Nội đến Cần Thơ: hoàn thành nâng cấp, mở rộng toàn tuyến cơ bản đạt quy mô 4 làn xe cơ giới; tại một số đoạn có xây dựng đường bộ cao tốc song hành, chỉ tăng cường nền, mặt đường và thay thế cầu yếu, các đoạn còn lại đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe. Hoàn thành xây dựng hầm đường bộ qua đèo Phú Gia và Phước Tượng (Thừa Thiên Huế), đèo Cả (Phú Yên); mở
rộng các đoạn qua đô thị đạt tiêu chuẩn đường đô thị; xây dựng tuyến tránh các đô thị trên toàn tuyến.

Xây mới, mở rộng, nâng cấp đường Hồ Chí Minh: tiến hành nối thông toàn tuyến từ Pắc Bó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) và từng bước đầu tư xây dựng mới một số đoạn và nâng cấp, mở rộng các đoạn hiện có chạy qua 30 tỉnh, thành phố. Trong đó:

  • Xây dựng tuyến đường tránh Ngân Sơn và Nà Phặc (tỉnh Bắc Kạn),
  • Đoạn Cam Lộ – La Sơn (các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế);
  • Mở rộng, nâng cấp đoạn Chợ Mới – ngã ba Trung Sơn (tỉnh Bắc Kạn),
  • Đường dẫn cầu Bình Ca (tỉnh Tuyên Quang),
  • Đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Qua – Vĩnh Thuận (các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu).

Hệ thống quốc lộ khu vực phía Bắc

Tiến hành nâng cấp, mở rộng:

  • QL 2 (các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang),
  • QL3 (tỉnh Thái Nguyên),
  • QL 12 (tỉnh Điện Biên),
  • QL 32 (các tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái),
  • QL 4B (Quảng Ninh),
  • QL 4D (tỉnh Lào Cai),
  • QL 4H (tỉnh Điện Biên),
  • QL 279 (các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Kạn),
  • QL 1B (tỉnh Thái Nguyên),
  • QL 43, 4G (tỉnh Sơn La),
  • QL 34 (tỉnh Cao Bằng),
  • QL 14C (tỉnh Hà Giang);

Xây dựng mới các tuyến:

  • QL 31 (tỉnh Bắc Giang),
  • QL 4A (đoạn tránh TT. Nà Sầm và đèo Bó Cùng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn);
  • Xây mới và nâng cấp QL 37 (các tỉnh: Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Nguyên, tuyến tránh thành phố Yên Bái và Hải Dương);
  • QL 38 (đoạn từ cầu Yên Lệnh đến nút giao Vực);
  • QL 6 (xây dựng đường tránh các thị trấn Lương Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong, Tân Lạc tỉnh Hòa Bình).

Hệ thống quốc lộ khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến hiện hữu gồm Quốc lộ 12A, 7, 8A, 8B, 9, 14, 14B, 14C, 14D, 14E, 15, 19, 24, 24B, 25, 1D, 26, 27, 27B, 28, 40, 45, 46, 47, 48, 49B, 217 và mở mới một số tuyến, trong đó:

  • Nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông Tiểu vùng sông Mê Kông, mở rộng (GMS) phía Bắc thứ 2 – nâng cấp QL 217 (tỉnh Thanh Hóa),
  • QL 48B (tỉnh Nghệ An),
  • QL 9B (tỉnh Quảng Bình),
  • QL 12C (các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình),
  • QL 15, 15D (các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị),
  • QL 49, 49B (tỉnh Thừa Thiên Huế),
  • QL 14D, 14E (tỉnh Quảng Nam),
  • QL 14C (các tỉnh: Kon Tum, Đắc Nông),
  • QL 24B (tỉnh Quảng Ngãi),
  • QL 19 (các tỉnh: Bình Định, Gia Lai),
  • QL 25 (các tỉnh: Phú Yên, Gia Lai),
    QL 29 (các tỉnh: Phú Yên, Đắk Lắk),
  • QL 27 (các tỉnh: Đắk Lắk, Ninh Thuận),
  • QL 40, 40B (tỉnh Kon Tum),
  • QL 28 (tỉnh Đắc Nông);
  • Xây mới tuyến tránh thị trấn Ba Đồn – Quảng Bình (QL 12A).

Hệ thống quốc lộ khu vực miền Nam

Tiến hành nâng cấp, mở rộng các tuyến hiện hữu gồm Quốc lộ 51, 13, 1K, 20, 22, 22B, 30, 50, 53, 54, 56, 57, 60, 61, 62, 63, 80, 91 và 91B, trong đó:

  • QL 55 (các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng),
  • QL 28B (các tỉnh: Bình Thuận, Lâm Đồng),
  • QL 62 (tỉnh Long An), tuyến N1 (các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang),
  • QL 54 (tỉnh Đồng Tháp),
  • QL 30 (tỉnh Đồng Tháp),
  • QL 57 (tỉnh Bến Tre),
  • QL 61 (Kiên Giang),
  • QL 61B (tỉnh Sóc Trăng),
  • QL 91 (thành phố Cần Thơ);
  • QL 91C (An Giang).

Đường hành lang biên giới

Hình thành dọc theo các địa phương có biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuchia từ cửa khẩu Bắc Luân – Móng Cái – Quảng Ninh đến ngã ba Lộc Tấn – Lộc Ninh – Bình Phước. Xây dựng hoàn chỉnh tuyến, cơ bản đạt đường cấp 4 miền núi, bao gồm các tuyến sau:

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:55 PM, 26/04/2024)


Hành lang biên giới Việt – Trung từ cửa khẩu Bắc Luân – Móng Cái – Quảng Ninh đến Leng Su Sin – Sin Thầu – Mường Nhé – Điện Biên với tổng chiều dài 1.297 km. Tuyến đi qua các điểm khống chế sau: Bắc Luân, thị trấn Lộc Bình, Thất Khê, Bảo Lạc, Mèo Vạc, Mường Khương, thành phố Lào Cai, Bát Xát, thị trấn Mường So, Nậm Cáy, Pa Tần, Mường Nhé, Leng Su Sin.

Hành lang biên giới khu vực miền Trung từ Leng Su Sin đến ngã ba Lộc Tấn, với tổng chiều dài 2.900 km. Tuyến đi qua các điểm khống chế sau: Leng Su Sin, Na Pheo, Điện Biên, Pom Lót, Chiềng Khương, Tà Bục, Bản Pảng, Kỳ Sơn, Hạnh Lâm, Thanh Thủy, Thanh Long, Khe Gát, A Dịch, A Bát, Plei Kần, ngã ba Lộc Tấn. Sau đó tuyến N1 được nối tiếp chạy dọc theo biên giới từ Bình Phước đến Hà Tiên – Kiên Giang.

Đường bộ ven biển

Chiều dài toàn tuyến dự kiến từ Mũi Ngọc (Quảng Ninh) đến Xà Xía (Kiên Giang), được hình thành mang tính chất liên vùng, địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo các xã vùng ven biển; liên kết các khu đô thị, khu kinh tế, phát triển các khu du lịch và đảm bảo an ninh, quốc phòng của khu vực ven biển.

Tuyến được hình thành trên cơ sở sử dụng hệ thống quốc lộ hiện có những đoạn gần biển, tận dụng tối đa các tuyến đường ven biển đã có, hạn chế giải phóng mặt bằng, kết hợp với hệ thống đê biển nhằm tiết kiệm vốn đầu tư.

Quy mô dự kiến chủ yếu là đường 2 làn xe, tại các khu vực đô thị, khu kinh tế, khu du lịch có quy mô phù hợp với quy hoạch chung xây dựng được duyệt. Trong đó, giai đoạn 2020 – 2025 tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hành lang ven biển phía Bắc (đoạn Quảng Ninh – Hà Tĩnh), đường hành lang ven biển phía Nam giai đoạn 2 (tỉnh Kiên Giang).

Đến năm 2030, tiến hành nối các tuyến quốc lộ gần biển và các tuyến đường ven biển đã có, đồng thời nâng cấp từng đoạn tuyến để hoàn chỉnh toàn tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản đạt đường cấp 3, cấp 4.

Các dự án, công trình khác (cầu và đường tránh qua các đô thị…)

Tiến hành xây dựng các công trình giao thông sau:

  • Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình (các tỉnh: Hưng Yên, Hà Nam);
  • Tuyến Mỹ An – Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp);
  • Tuyến tránh Long Xuyên (tỉnh An Giang);
  • Tuyến tránh Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre);
  • Tuyến tránh QL1 (tỉnh Cà Mau);
  • DATP4: đoạn nối từ QL1A vào khu khí điện đạm Cà Mau;
  • Cầu Mỹ Thuận 2 (các tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long);
  • Cầu Hòa Bình 4 (tỉnh Hòa Bình);
  • Cầu Đại Ngãi trên QL 60 (các tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng).

Hệ thống đường cao tốc

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2030 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đồng thời với việc khai thác hiệu quả các tuyến cao tốc đã có (khoảng 1.163 km), tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc mới theo quy hoạch để liên kết vùng, cảng biển, sân bay lớn.

Dự kiến đến năm 2030 sẽ hoàn thành khoảng 916 km đang đầu tư, nâng tổng số đường bộ cao tốc trong cả nước lên 2.079 km, đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000 km và mục tiêu đến năm 2030 khoảng 5.000 km (trên tổng số hơn 9.000 km đường cao tốc được quy hoạch tầm nhìn đến năm 2050), đảm bảo tất cả các địa phương có đường cao tốc kết nối và kết nối với các cửa khẩu chính, các đô thị, trung tâm vận tải, khu kinh tế. Trong đó:

Tuyến cao tốc Bắc – Nam gồm 02 tuyến, cơ bản hoàn thành tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (nối từ Lạng Sơn đến Cà Mau) với 35 đoạn tuyến, quy mô 6 – 10 làn xe và tiếp tục đầu tư, hoàn thành các đoạn tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Tây (nối từ Tuyên Quang tới Kiên Giang) với 22 đoạn tuyến, quy mô 4 – 6 làn xe.

Khu vực phía Bắc, ngoài các tuyến các tuyến cao tốc là trục chính của hành lang vận tải sẽ hoạch định thêm các tuyến cao tốc kết nối hướng tâm từ Hà Nội đến các địa phương như tuyến Hà Nội đi các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Thái Bình. Những tuyến cao tốc dự kiến xây dựng trước năm 2030 như :

  • Hai tuyến vành đai 4, 5 thành phố Hà Nội;
  • Xây dựng các tuyến hướng tâm Vân Đồn – Móng Cái,
  • Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh,
  • Tuyến nối thành phố Hà Giang với Nội Bài – Lào Cai,
  • Cao tốc Chợ Mới – thành phố Bắc Kạn,
  • Cao tốc Phú Thọ – Tuyên Quang,
  • Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình,
  • Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Mộc Châu – Sơn La,
  • Cao tốc Phú Thọ – Chợ Bến (Hòa Bình).

Đối với khu vực miền Trung – Tây Nguyên, trên cơ sở quy hoạch 3 tuyến cao tốc cũ sẽ quy hoạch thêm các tuyến cao tốc để kết nối theo hướng Đông – Tây như tuyến Vũng Áng – Cha Lo, Đà Nẵng – Tây Nguyên, Quảng Ngãi – Tây Nguyên, Phú Yên – Tây Nguyên, Buôn Mê Thuột – Nha Trang.

Đến năm 2030 xây dựng các tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn qua Tây Nguyên, cao tốc Vinh – Thanh Thủy, Quy Nhơn – Pleiku, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, Buôn Mê Thuột – Đà Lạt – Nha Trang.

Đến năm 2050 hoàn thiện cao tốc Bắc – Nam phía Tây, cao tốc trục ngang Vũng Áng – Cha Lo, Đông Hà – Lao Bảo, Đà Nẵng – Tây Nguyên, Quảng Ngãi – Tây Nguyên, Phú Yên – Tây Nguyên.

Đối với khu vực miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long sẽ bổ sung thêm một số tuyến cao tốc như Hồng Ngự – Sóc Trăng, Châu Thành – Hoa Lư, thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng.

Đến năm 2030 đầu tư các tuyến cao tốc theo trục dọc như :

  • Tuyến cao tốc phía Tây theo đường Hồ Chí Minh,
  • Tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn nối tiếp từ Cần Thơ – Cà Mau.

Ngoài ra một số tuyến cao tốc theo trục hướng tâm như :

Đến năm 2050 sẽ đầu tư trục cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Sóc Trăng, Châu Thành – Hoa Lư.

Giao thông vận tải đường sắt

Giao thông vận tải đường sắt cần được đầu tư phát triển trước một bước và đóng vai trò chủ lực trong vận chuyển đường dài theo trục Bắc – Nam và hướng Đông – Tây, liên vận quốc tế, các vùng kinh tế trọng điểm, các cảng biển và giữa các trung tâm thành phố lớn đi các vùng vệ tinh.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng giao thông.

Với quan điểm, mục tiêu phát triển như trên, quy hoạch mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt đến năm 2030 gồm các hạng mục sau:

Hoàn thiện nâng cấp, cải tạo xây dựng đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến hiện có: Hà Nội – Sài Gòn, Yên Viên – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Đông Anh – Quán Triều, Kép – Hạ Long; Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân đồng thời khôi phục lại 2 tuyến cũ: Kép – Lưu Xá và Tháp Chàm – Đà Lạt.

Xây dựng mới các tuyến trên trục chính gồm: Yên Viên – Đồng Đăng; Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng; Hạ Long – Cái Lân; Lim – Cổ Thành; Đắk Nông – Bình Thuận; Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ.

Xây dựng các đoạn đường sắt từ các tuyến hiện có nối vào các cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế, mỏ,… như nối vào cụm cảng khu vực phía Bắc (Đình Vũ, Lạch Huyện, cảng nội địa Hương Canh,…); nối vào các cảng Nghi Sơn, Chân Mây, Liên Chiểu, Dung Quất và các cảng Quy Nhơn, Vân Phong, Phan Thiết, Thị Vải.

Xây dựng đầu mối đường sắt qua các đô thị lớn: đầu mối thủ đô Hà Nội (Bắc Hồng – Yên Viên – Cổ Bi – Ngọc Hồi); đầu mối thành phố Hồ Chí Minh (Trảng Bom – Hòa Hưng, Biên Hòa – Thị Vải – Vũng Tàu, Dĩ An – Chơn Thành – Lộc Ninh, thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang, đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Long Thành, thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh)… đầu mối đường sắt các thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Diêu Trì và Nha Trang.

Xây dựng đường sắt đô thị vùng thủ đô Hà Nội: Ngọc Hồi – Như Quỳnh; Hà Nội – Hà Đông – Xuân Mai; Nội Bài – trung tâm thành phố – Thượng Đình; Trôi – Nhổn – Yên Sở; Cổ Loa – Nam Hồ Tây – Ngọc Khánh – Hòa Lạc – Ba Vì.

Xây dựng đường sắt đô thị vùng thành phố Hồ Chí Minh: các tuyến Mêtrô gồm Bến Thành – Suối Tiên; Thủ Thiêm – Bến Thành – bến xe Tây Ninh (cũ); bến xe miền Đông – Phú Lâm; Ngã 6 – Gò Vấp – Khánh Hội; cầu Sài Gòn – bến xe Cần Giuộc; Bà Quẹo – Phú Lâm và các tuyến trên mặt đất gồm: Sài Gòn – Chợ Lớn – bến xe miền Đông; đường Nguyễn Văn Linh – Quận 12; ngã 6 Gò Vấp – Tân Thới Hiệp.

Di dời một số ga cũ gồm ga Đà Nẵng, Phan Thiết,… và xây dựng mới 18 ga trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam và các ga trên các tuyến đường sắt xây dựng mới.

Tiến hành nghiên cứu xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam (ưu tiên xây dựng trước 2 đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – thành phố Hồ Chí Minh) và cải tạo một số ga trên tuyến đường sắt Bắc Nam…

Giao thông vận tải đường thủy

Hệ thống cảng biển

Đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển. Việc xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển quốc gia đến năm 2030 theo hướng phát triển mạnh hệ thống cảng biển quốc gia, đặc biệt chú trọng các cảng biển nước sâu ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam tạo những cửa mở lớn thông với quốc tế.

Trước mắt di dời các cảng trên sông Sài Gòn và nhà máy Ba Son đồng thời đầu tư cải tạo và mở rộng các cảng biển hiện có. Sau đó xây dựng cảng biển lớn nước sâu ở các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, đồng thời làm cửa mở và đầu mối giao lưu thương mại hàng hải quốc tế chính, có sức hấp dẫn tới các địa bàn của Lào, Đông Bắc Campuchia; Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Nam Trung Quốc.

Với định hướng trên, hệ thống cảng được phát triển đến năm 2030 như sau:

Đầu tư mở rộng và hiện đại hóa các cảng hiện có: cảng Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghi Sơn, Vũng Áng, Đà Nẵng, Dung Quất, Vũng Tàu, Cần Thơ…

Xây dựng và đầu tư nâng cấp các cảng, khu bến cảng tại các vùng, gồm:

  • Khu bến Hải Hà, cảng Mũi Chùa, Vạn Gia, Hòn Gai (Quảng Ninh);
  • Khu cảng Lạch Huyện, Đình Vũ, Yên Hưng (Hải Phòng);
  • Cảng Diêm Điền (Thái Bình);
  • Khu bến Bắc Nghi Sơn, khu bến Đảo Mê (cảng Nghi Sơn);
  • Khu bến Đông Hồi (cảng Nghệ An);
  • Khu bến Sơn Dương (cảng Hà Tĩnh);
  • Khu bến Mỹ Thủy (cảng Quảng Trị);
  • Bến cảng Tam Hiệp (cảng Kỳ Hà);
  • Khu bến cảng Dung Quất II, cảng Mỹ Hàn (cảng Dung Quất);
  • Khu bến Nhơn Hội, bến Đống Đa, Đề Gi, Tam Quan,… (cảng Quy Nhơn);
  • Khu bến Đông Vũng Rô (cảng Vũng Rô);
  • Bến cảng Đầm Môn, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (cảng Khánh Hòa);
  • Cảng Vĩnh Tân, bến cảng Phan Thiết, bến cảng Phú Qúy, bến cảng Sơn Mỹ (cảng Bình Thuận);
  • Cảng Cát Lái, Hiệp Phước, Đồng Nai, Cái Mép, Phú Xuân, Phú Mỹ, Long Sơn, tổ hợp cảng biển và dịch vụ dầu khí Bến Đình – Sao Mai;
  • Cảng quốc tế Thị Vải, cảng Gemadept – Cái Mép,… tại vùng Đông Nam bộ;
  • Cảng Cái Cui, Hoàng Diệu, Bình Thủy, Trà Nóc, Ô Môn,… tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống cảng sông

Đối với hệ thống cảng hàng hóa giao thông thủy nội địa: tiến hành xây dựng mới 02 cảng chính là: cảng Phú Đông (thành phố Hà Nội), Nhơn Đức (thành phố Hồ Chí Minh) và 22 cảng khác.

Xây dựng mới cụm cảng tổng hợp và chuyên dùng tại các tỉnh, bao gồm: các cảng Mỹ Thới (An Giang), Đại Ngãi (Sóc Trăng), Trà Cú (Trà Vinh) trên sông Hậu; các cảng Cao Lãnh, Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỹ Tho (Tiền Giang), Vĩnh Thái (Vĩnh Long), Hàm Luông (Bến Tre) trên sông Tiền.

Đối với hệ thống cảng đầu mối, cảng chính cần xây dựng mới 11 cảng hàng hóa, trong đó khu vực phía Bắc có 6 cảng và khu vực phía Nam có 5 cảng. Đối với cảng địa phương cần xây dựng thêm 10 cảng, trong đó các địa phương phía Bắc 6 cảng, các địa phương phía Nam 4 cảng.

Xây dựng 98 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 13 khu cấp vùng và 85 khu cấp tỉnh (trong đó vùng biển vịnh Bắc Bộ có 28 khu; vùng biển miền Trung có 39 khu; vùng biển Đông Nam bộ có 19 khu; vùng biển Tây Nam Bộ có 12 khu) và mạng lưới cảng cạn.

Giao thông hàng không

Mạng lưới cảng hàng không đến năm 2030 được phát triển theo mô hình kết cấu trục Nam với Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh là 3 điểm chính gom tụ lưu lượng hành khách, hàng hóa để nối với các đường bay nội địa và quốc tế.

Tiếp tục đầu tư cho các cảng hàng không nằm trong khu vực địa bàn chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế, du lịch tại các địa phương cũng như yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng. Xây dựng thêm các sân bay nhỏ phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi, các hoạt động hàng không chung tại các tỉnh, thành phố chưa có cảng hàng không. Với định hướng phát triển như trên, đến năm 2030 hạ tầng giao thông vận tải đường hàng không được thực hiện các hạng mục sau:

  • Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; mở rộng, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, huy động nguồn vốn ODA, khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng.
  • Mở rộng các cảng hàng không gồm: cảng hàng không Cát Bi, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bải, Đà Nẵng, Cam Ranh, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Cà Mau, Rạch Giá, Cần Thơ, Phú Quốc.
  • Xây dựng mới các cảng hàng không tại các tỉnh, gồm: cảng hàng không Sa Pa (Lào Cai), Nà Sản (Sơn La), Lai Châu, Quảng Trị, Phan Thiết.
  • Xây dựng các công trình phụ trợ (trường hàng không, trung tâm y tế hàng không, cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, sản xuất thiết bị hàng không) tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời xây dựng các công trình phụ trợ nhỏ khác (đường công vụ, tường rào, nhà ga hành khách) tại các cảng hàng không Vinh, Điện Biên, Cát Bi, Côn Sơn, Liên Khương.

Bản đồ tham khảo :

  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cả nước 2020 : Tải về
  • Bản đồ quy hoạch sử dụng đất cả nước 2030 : File 01File 02File 03

(Quy hoạch giao thông 2030)

4.7/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch sử dụng đất Trung du miền núi phía Bắc đến 2030
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch quận Hà Đông (TP Hà Nội)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây