Mục lục

    Phương án quy hoạch xây dựng phát triển đô thị Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.

    Phạm vi, tính chất và định hướng phát triển trọng tâm

    Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính thị xã Nghi Sơn hiện hữu, gồm 31 đơn vị hành chính cấp xã (16 phường, 15 xã); ranh giới cụ thể như sau:

    • Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;
    • Phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh;
    • Phía Nam giáp huyện Quỳnh Lưu và thị xã Hoàng Mai (Nghệ An);
    • Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương (ranh giới là sông Yên).

    Quy mô: Diện tích khoảng 445,61 km2; quy mô dân số toàn đô thị gồm cả quy đổi đến năm 2030 khoảng 360.000 người, trong đó dân số nội thành khoảng 80%; tầm nhìn đến năm 2045 đạt quy mô dân số khoảng 500.000 người.

    Tính chất đô thị: Là đô thị động lực gắn với sự phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và Cảng biển Nghi Sơn;

    Là đầu mối giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu trao đổi hàng hóa, kết nối vùng Thượng Lào, Đông Bắc Thái Lan và vùng Tây Bắc của nước ta với tuyến hàng hải quốc gia, quốc tế thông qua hệ thống đường bộ và Cảng biển Nghi Sơn.


    Hướng phát triển trọng tâm: Tập trung phát triển các ngành kinh tế biển, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, gắn liền với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả Cảng biển Nghi Sơn; phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, trọng tâm là công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ logistics, du lịch kết hợp hội thảo và các dịch vụ thương mại nội địa, tài chính, ngân hàng phục vụ KKT Nghi Sơn. Đến năm 2030, nâng cấp lên thành phố Nghi Sơn đạt tiêu chí là đô thị loại III.

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

    Trung tâm hành chính, chính trị: Trung tâm hành chính – chính trị của đô thị bố trí tại các trục đường chủ đạo trên cơ sở trung tâm hành chính – chính trị thị xã Nghi Sơn hiện nay, có cải tạo, chỉnh trang phù hợp với nhu cầu, công năng và định hướng phát triển của thị xã. Các công trình cơ quan, công sở khác cơ bản ổn định vị trí và nâng cấp, cải tạo phục vụ đô thị.

    Hạ tầng giáo dục: Quy hoạch mới trung tâm giáo dục và đào tạo khu vực phía Tây khu đô thị trung tâm, bao gồm hệ thống các trường cao đẳng và các trung tâm đào tạo nghề, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng… cung cấp nguồn nhân lực cho đô thị, KKT Nghi Sơn và khu vực Bắc Trung Bộ. Xây dựng và bổ sung hệ thống trường học ở các cấp học đạt chuẩn quốc gia đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện.

    Hạ tầng y tế: Phát triển các cơ sở y tế công lập đảm bảo tiêu chuẩn đô thị. Phát triển hệ thống y tế ngoài công lập gồm Bệnh viện đa khoa Hợp Lực và các bệnh viện khác từng bước tăng quy mô phục vụ đô thị, KKT Nghi Sơn và toàn vùng phía Nam tỉnh.

    Hạ tầng văn hóa, thể thao: Tập trung đầu tư xây dựng mới trung tâm văn hóa – thể dục, thể thao kết hợp công viên trung tâm đô thị tại khu vực phía Đông khu đô thị trung tâm (thuộc phường Bình Minh).

    Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế

    Hạ tầng du lịch: Hoàn thiện các cơ sở vật chất cho du lịch đảo Mê, đảo Biện Sơn, triển khai thực hiện quy hoạch và xây dựng các khu vui chơi giải trí gắn với hệ thống các hồ cảnh quan như: hồ Hao Hao, Khe Nhòi, Khe Sanh, các khu mua sắm, phố du lịch và quần thể du lịch công viên chuyên đề.

    Lập quy hoạch và đầu tư khu di tích Am Các gắn với phát triển du lịch tâm linh, tổ chức lại các khu, điểm du lịch biển, bến cảng du lịch tại núi Thủi, xã Hải Thanh và phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao.

    Hạ tầng dịch vụ thương mại: Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hòa giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại phù hợp với từng khu vực trong đô thị. Đầu tư phát triển mới các trung tâm thương mại, tài chính, siêu thị, hình thành khu mua sắm tập trung với quy mô lớn tại trục chủ đạo đoạn phía Đông nút giao quốc lộ 1A.

    Triển khai dự án trung tâm thương mại phức hợp đạt chuẩn quốc tế tại trục Đông – Tây 2; nâng cấp các trung tâm thương mại chợ Còng, Vincom, Vinmart…

    Bố trí quỹ đất và đầu tư phát triển hệ thống tổng kho bãi logictics, kho dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ cho xuất khẩu hàng hóa nội địa.

    Hạ tầng công nghiệp: Phát triển các khu công nghiệp theo điều chỉnh, mở rộng Quy hoạch chung xây dựng KKT Nghi Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 07/12/2018.

    Trong đó, tổng diện tích công nghiệp và kho tàng trong đô thị Nghi Sơn đến năm 2030 khoảng 6.600 ha. Phân bố theo 04 khu vực: khu vực Cảng Nghi Sơn, khu vực Cửa ngõ phía Nam; khu vực Trung tâm đô thị; khu vực Đông Bắc.

    Quy hoạch hạ tầng giao thông Thị xã Nghi Sơn

    Hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối ngoại , kết nối đô thị Nghi Sơn với các vùng trong và ngoài tỉnh, gồm giao thông đường bộ (QL1A, đường cao tốc Bắc Nam, đường bộ ven biển, đường Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, đường Nghi Sơn – Bãi Trành); tăng cường các tuyến kết nối giữa Cảng biển Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân và các ga đường sắt tại thành phố Thanh Hóa.

    Xây dựng mạng lưới đường chính đô thị và đường liên khu vực đáp ứng lưu lượng và khả năng thông hành lớn, nối liền các trung tâm dân cư lớn, các công trình cấp đô thị.

    Phát triển giao thông công cộng hiện đại, thân thiện với môi trường để kết nối các khu vực chức năng , kết hợp sử dụng các tuyến xe bus của tỉnh và bố trí mới các tuyến xe bus nội thị phục vụ giao thông công cộng và khách du lịch.

    Bố trí dành quỹ đất xây dựng đường sắt đô thị qua trung tâm đô thị kết nối với thành phố Thanh Hóa và Sầm Sơn. Phát triển Cảng biển Nghi Sơn và Cảng nghề cá tại Lạch Bạng theo quy hoạch cấp quốc gia.

    BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030

    (Quy hoạch thị xã Nghi Sơn)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây