Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất chức năng, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Quảng Xương62, diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 171,26 km2; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ;
- Phía Tây giáp huyện Nông Cống và huyện Đông Sơn;
- Phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nông Cống;
- Phía Bắc giáp thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn;
Tính chất chức năng: Là vùng đô thị hóa phía Nam thuộc cụm đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa, là vùng đệm giữa thành phố Thanh Hóa với thành phố Sầm Sơn và KKT Nghi Sơn.
Nội Dung Đề Xuất
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển kinh tế biển, trọng tâm là du lịch biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao kết hợp ngành nghề nông thôn truyền thống; phát triển thị trường bất động sản ven biển, đô thị và nhà ở.
Bố trí, sắp xếp các thị trấn, trung tâm cụm xã
Thị trấn Tân Phong: Là trung tâm huyện lỵ; diện tích khoảng 1.463 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 25.000 người.
Đô thị Cống Trúc63: Là đô thị công nghiệp – dịch vụ tiểu vùng cấp huyện; diện tích khoảng 2.014 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 25.000 người.
Đô thị Tiên Trang64: Là đô thị du lịch – dịch vụ ven biển; diện tích khoảng 1.772 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 45.000 người.
Tổ chức các trung tâm cụm xã tại Quảng Giao, Quảng Ngọc; đến năm 2030, thành lập thị xã Quảng Xương trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Quảng Xương, quy mô dân số đô thị gồm cả quy đổi khoảng 150.000 người.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội: Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học các cấp hiện có.
Mở rộng Bệnh viện đa khoa huyện Quảng Xương đạt quy mô 300-350 giường bệnh, xây dựng mới bệnh viện đa khoa tại đô thị Cống Trúc, đưa số giường bệnh đến năm 2030 khoảng 800 giường.
Đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện và tại các khu đô thị trong huyện, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế: Bố trí các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ theo quy hoạch tại các khu đô thị và trung tâm cụm xã, đáp ứng nhu cầu của thị trường và xu hướng phát triển.
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu, điểm du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ven biển, sân golf Quảng Nham, suối khoáng nóng Quảng Yên.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển KCN Quảng Xương diện tích khoảng 500 ha. Phát triển 07 CCN tổng diện tích đất khoảng 331,8 ha, gồm:
- CCN Tiên Trang (mở rộng từ 38 ha lên 50 ha),
- CCN Nham – Thạch (giảm từ 50 ha xuống 16,8 ha),
- CCN Cống Trúc (mở rộng từ 50 ha lên 75 ha),
- CCN Quảng Yên (55,3 ha),
- CCN Quảng Ngọc (60 ha),
- CCN Quảng Khê – Quảng Chính (20 ha),
- CCN Tân Trạch (50 ha);
Định hướng phát triển giao thông
Giao thông đường bộ gồm các tuyến QL1A, QL10, QL45, đường ven biển theo quy hoạch hệ thống đường bộ quốc gia. Các tuyến đường tỉnh 504, 511, quy hoạch mới các tuyến nối QL45 với đường bộ ven biển tại xã Quảng Nham, tuyến QL47 kéo dài nối với đường Thái Bình. Các tuyến đường huyện được quy hoạch hướng tới tiêu chuẩn đường đô thị.
Giao thông đường thủy gồm các tuyến đường thủy nội địa dọc sông Yên, sông Hoàng, sông Lý và đường du lịch ven biển. Bố trí các hạ tầng cảng, bến thủy đảm bảo phục vụ gồm Cảng Hải Nham (cảng nghề cá, vận tải, kết hợp du lịch) và các bến thủy vận tải gồm:
- Bến Ngọc Trà,
- Bến Vua Bà (sông Yên),
- Bến Cầu Vạy (sông nhà Lê).
Bảo vệ các hành lang đường sắt qua huyện gồm đường sắt quốc gia hiện hữu và đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Quảng Xương)
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Quảng Xương