Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, nhà cần chú ý

86
Thủ tục tranh chấp nhà đất những điều cần chú ý theo hướng dẫn Công văn số 32/HD-VKSTC
Thủ tục tranh chấp nhà đất những điều cần chú ý theo hướng dẫn Công văn số 32/HD-VKSTC

Công văn số 32/HD-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành ngày 26/08/2021 về việc hướng dẫn một số nội dung trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà có một số nội dung mới cần chú ý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án

– Trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất; giấy chứng nhận quyền sở hữu (GCNQSH) nhà hoặc GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được cấp cho hộ gia đình (Ví dụ: Hộ ông Nguyễn Văn A) thì phải căn cứ vào hộ khẩu tại thời điểm được cấp GCNQSD đất; GCNQSH nhà hoặc GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để xác định các thành viên trong hộ có tên trong hộ khẩu là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Trường hợp nhà, đất tranh chấp đang do người khác trực tiếp quản lý, sử dụng hoặc đang cho thuê, thế chấp tại ngân hàng thì khi giải quyết vụ án, người đang quản lý, sử dụng, đang thuê, ngân hàng đang nhận thế chấp nhà, đất được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Trường hợp đất tranh chấp có một phần diện tích nằm trong GCNQSD đất của bên thứ ba, ngoài GCNQSD đất đã cấp cho nguyên đơn hoặc bị đơn thì phải xác định bên thứ ba là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Trường hợp đất tranh chấp mà GCNQSD đất đã cấp cho nguyên đơn hoặc bị đơn nhưng theo hồ sơ địa chính trước đó do người khác kê khai, đăng ký trên sổ mục kê hoặc sổ địa chính…thì người kê khai, người đăng ký trên sổ mục kê, sổ địa chính được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Trường hợp vụ án có đương sự yêu cầu Tòa án hủy GCNQSD đất đã cấp thì cơ quan đã cấp GCNQSD đất được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015.

Thời hiệu khởi kiện và điều kiện thụ lý vụ án tranh chấp nhà đất

Vụ án có nội dung tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, ai là người có quyền sở hữu nhà không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015.

Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất : Khi kiểm sát việc thụ lý vụ án, Kiểm sát viên phải kiểm tra tài liệu, chứng cứ để đảm bảo tranh chấp đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã  theo Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (Nghị định số 43/2014); nếu UBND cấp xã hòa giải nhưng không thành thì Tòa án mới được thụ lý vụ án.

Đối với trang chấp quyền sử dụng nhà : Hòa giải tại UBND cấp xã không phải là điều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý vụ án.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 05:41 AM, 19/04/2024)


Công văn số 32/HD-VKSTC

4.8/5 - (9 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy định điều kiện tách thửa đất tại tỉnh Đồng Tháp
Bài tiếp theoCảng cạn (ICD) là gì ? Vai trò và kết cấu của nó

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây