Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mô hình tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Đồng Tháp

Phát triển đô thị theo mô hình các mạng lưới tiểu vùng đô thị đa trung tâm, với 01 chuỗi đô thị trung tâm và 03 tiểu vùng đô thị độc lập. Tổ chức hệ thống đô thị tỉnh Đồng Tháp bao gồm:

  • Chuỗi đô thị ven sông Tiền (chuỗi đô thị trung tâm)
  • Tiểu vùng đô thị biên giới (chuỗi đô thị phía Bắc)
  • Tiểu vùng đô thị ven sông Hậu (chuỗi đô thị phía Tây Nam)
  • Tiểu vùng đô thị trung tâm Đồng Tháp Mười (chuỗi đô thị phía Đông Bắc)

Chuỗi đô thị ven sông Tiền (chuỗi đô thị trung tâm)

– Phạm vi:

Bao gồm TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc; hệ thống đô thị phía Tây các huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình; phía Nam huyện Cao Lãnh; phía Bắc các huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành.

– Tính chất:

Là vùng động lực phát triển liên kết không gian giữa TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, các thị trấn huyện lỵ và chuỗi đô thị thuộc các huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, huyện Châu Thành; là trục động lực phát triển kinh tế – đô thị chiến lược của tỉnh Đồng Tháp, tạo ra các chuỗi giá trị đô thị có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với các vùng sản xuất và nông thôn.

– Định hướng phát triển:

Trung tâm đầu mối cấp vùng đặt tại TP. Cao Lãnh với quy mô dự kiến từ 200 – 400 ha gắn với khu công nghiệp Trần Quốc Toản hiện hữu sẽ trở thành tâm điểm của một thị trường hoàn toàn mới với các sản phẩm đa dạng, dựa trên vùng nguyên liệu ổn định tại chỗ và sản phẩm có khả năng chế biến sâu.

Cao Lãnh tiếp tục là đô thị quan trọng nhất của tỉnh Đồng Tháp với vai trò thủ phủ tỉnh lỵ. Các trung tâm hành chính, văn hoá, y tế, giáo dục tiếp tục được củng cố, đồng thời thúc đẩy sự hình thành các trung tâm mới về đào tạo, nghiên cứu phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao vị thế của thành phố trong vùng.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:18 PM, 29/03/2024)


Sa Đéc giữ vững vai trò của một đô thị lịch sử, hạt nhân kinh tế của khu vực Nam sông Tiền; tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các chuỗi giá trị địa phương gắn với kinh tế hoa kiểng, hương dược liệu và dịch vụ du lịch. Chuyển đổi các hoạt động trồng trọt và công nghiệp hiện hữu theo hướng bổ trợ cho sản xuất hoa kiểng, tạo thành một nền kinh tế tuần hoàn.

Cần thúc đẩy mạnh mẽ các chiến lược và dự án kết nối hạ tầng giữa 02 đô thị Sa Đéc – Cao Lãnh, tạo động lực liên kết, phát triển cho khu vực trung tâm của Tỉnh. Các dự án chiến lược cần thu hút đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội địa phương bao gồm:

– Các khu đô thị mới gắn với nông nghiệp – du lịch thuộc khu vực phát triển mở rộng ở ngoại vi TP. Cao Lãnh và TP. Sa Đéc (Tổ hợp Đô thị – Du lịch; đô thị vườn xoài, đô thị du lịch hoa, cây ăn trái…);

– Chuỗi không gian phát triển phía Bắc TP. Cao Lãnh nằm giữa Quốc lộ 30 và tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh (kết nối Mỹ Thọ, Mỹ Xương, Mỹ Long) được định hướng là tổ hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị đa ngành nghề, trọng tâm là công nghiệp chế biến thực phẩm, hoá dược, sàn giao dịch nông sản, dịch vụ bổ trợ nông nghiệp, trung tâm nghiên cứu giống và công nghệ sản xuất,…

– Chuỗi không gian phía Nam sông Tiền (kết nối Tân Mỹ, Long Hưng, Tân Dương) là trục du lịch – dịch vụ – đô thị nối liền không gian đô thị Cao Lãnh – Sa Đéc, là tiền đề quan trọng trong chiến lược hình thành quần thể đô thị quy mô 700.000 dân phía Bắc của Tứ giác diệu kỳ. Đây sẽ là trục hỗ trợ quan trọng cho hệ sinh thái nông nghiệp – du lịch phía Nam sông Tiền với đa dạng các lĩnh vực thế mạnh: trái cây nước ngọt (đặc biệt là quả có múi), chế biến rau quả chất lượng cao, công nghiệp hương dược liệu, sản xuất và phân phối hoa kiểng, du lịch văn hoá – nông nghiệp…

Chuỗi đô thị ven sông Tiền (chuỗi đô thị trung tâm)
Chuỗi đô thị ven sông Tiền (chuỗi đô thị trung tâm)

Tiểu vùng đô thị biên giới (chuỗi đô thị phía Bắc)

– Phạm vi:

Bao gồm TP. Hồng Ngự và hệ thống đô thị thuộc các huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng.

– Tính chất:

Là vùng động lực phát triển liên kết không gian giữa TP. Hồng Ngự, các thị trấn huyện lỵ của huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng và vùng kinh tế cửa khẩu phía Bắc tỉnh Đồng Tháp. Là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng: là cửa ngõ của sông Mekong đi vào Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là điểm khởi đầu của ba cung kinh tế chủ đạo ven sông Hậu, ven sông Tiền và Đồng Tháp Mười. Vị trí này định vị vai trò cửa ngõ giao thương quốc tế của tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung, nắm giữ vai trò quan trọng và tiên phong trong liên kết và hợp tác liên vùng.

– Định hướng phát triển:

Hồng Ngự tiếp tục là đô thị hạt nhân của tiểu vùng, với các lợi thế mới từ vị trí đô thị điểm đầu trên tuyến cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh. Phát huy thương hiệu “thủ phủ cá tra” hiện tại gắn với các tiềm năng và lợi thế về chế biến thủy sản, hướng tới hình thành các tổ hợp công nghiệp chế biến gắn với dịch vụ hỗ trợ về giống, vật tư nông nghiệp, hoàn thiện liên kết không gian sản xuất – định cư – dịch vụ đô thị, góp phần đảm bảo an ninh biên giới.

Cung không gian biên giới kết nối 02 cửa khẩu quốc tế Thường Phước, Dinh Bà và 05 cửa khẩu phụ Sở Thượng, Mộc Rá, Á Đôn, Bình Phú, Thông Bình là trục chiến lược về kinh tế biên mậu và an ninh quốc phòng. Khu vực này giàu tiềm năng để đổi mới các lĩnh vực chế biến nông – lâm – thuỷ sản song hành với việc xúc tiến các lĩnh vực kinh tế mới về dịch vụ hậu cần, thương mại phi thuế quan, trao đổi hợp tác liên quốc gia liên quan tới an ninh, y tế, môi trường, ứng phó Biến đổi khí hậu, liên kết với Campuchia và các tỉnh biên giới lân cận (Long An, An Giang).

Các dự án chiến lược cần thu hút đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội địa phương bao gồm:

– Khu đô thị thương mại – dịch vụ – giải trí biên giới gắn với định hướng quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp;

– Cảng biển, cảng du lịch cửa ngõ sông Mekong, sân bay hàng hóa, khu đô thị dịch vụ hậu cần, Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, sản xuất hàng hóa, phi thuế quan;

– Các khu du lịch nghỉ dưỡng, làng nghề quảng bá văn hoá nông nghiệp;

– Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thích ứng Biến đổi khí hậu.

Tiểu vùng đô thị biên giới (chuỗi đô thị phía Bắc)
Tiểu vùng đô thị biên giới (chuỗi đô thị phía Bắc)

Tiểu vùng đô thị kinh tế hậu cần ven sông Hậu (chuỗi đô thị phía Tây Nam)

– Phạm vi:

Bao gồm hệ thống đô thị phía Tây các huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành.

– Tính chất:

Là vùng động lực phát triển liên kết không gian vùng các huyện phía Nam tỉnh Đồng Tháp (huyện Lấp Vò, huyện Lai Vung, huyện Châu Thành). Với vị thế điểm giao giữa trục đường bộ quốc gia N2 và trục đường thuỷ quốc gia theo sông Hậu, tiểu vùng đóng vai trò là đầu mối hạ tầng, dịch vụ cấp vùng quan trọng, giúp kết nối hoàn thiện các chuỗi giá trị cho tỉnh Đồng Tháp nói riêng và cụm đô thị trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Đây là khu vực có lợi thế về các lĩnh vực kinh tế mới nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh lân cận: dịch vụ hậu cần; đầu mối hạ tầng trung chuyển phục vụ xuất nhập khẩu; công nghiệp đóng tàu; công nghiệp khai thác, nghiên cứu và phát triển vật liệu xây dựng; xử lý công nghệ xanh – thu hồi năng lượng; nghiên cứu chế phẩm sinh học.

– Định hướng phát triển:

Các dự án chiến lược cần thu hút đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội địa phương bao gồm:

– Cụm cảng sông công nghiệp và dịch vụ hậu cần logistic nông nghiệp ven sông Hậu;

– Khu công nghiệp Sông Hậu 2 (xã Định An, Định Yên, Bình Thành, H. Lấp Vò) quy mô khoảng 672 ha: tập trung phát triển kết hợp chuổi ngành hàng về dịch vụ logistics, kho bảo quản, chế biến nông – thủy sản chuyên sâu và nhóm ngành thương mại, dịch vụ khép kín phục vụ khu công nghiệp;

– Khu công nghiệp Sông Hậu 3 (xã Tân Phước, H. Lai Vung) quy mô khoảng 300ha: tập trung phát triển nhóm ngành về chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn, chế biến thủy sản, kho lạnh, vật liệu xây dựng, trích ly tinh dầu, là khu phụ trợ tập trung cung cấp dịch vụ về kho bãi cho thuê, dịch vụ liên quan logisitics phục vụ KCN kề cận như Gillimex, Tân Mỹ huyện Lấp Vò.

Tiểu vùng đô thị kinh tế hậu cần ven sông Hậu (chuỗi đô thị phía Tây Nam)
Tiểu vùng đô thị kinh tế hậu cần ven sông Hậu (chuỗi đô thị phía Tây Nam)

Tiểu vùng đô thị trung tâm Đồng Tháp Mười (chuỗi đô thị phía Đông Bắc)

– Phạm vi:

Bao gồm hệ thống đô thị phía Đông các huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, phía Bắc huyện Cao Lãnh, và huyện Tháp Mười.

– Tính chất:

Là vùng động lực phát triển liên kết tổng thể không gian vùng nội địa phía Bắc tỉnh Đổng Tháp, bao gồm các huyện Tân Hồng, huyện Tam Nông, huyện Thanh Bình, huyện Cao Lãnh, huyện Tháp Mười. Với vị trí cữa ngõ kết nối với Long An và TPHCM, đây là phân vùng có nhiều dư địa phát triển, nhiều lợi thế trở thành vùng sản xuất nông nghiệp đổi mới thích ứng cao, vườn ươm cho những giá trị phát triển bền vững trong tương lai. Các đô thị huyện lỵ (TT. Tràm Chim, TT. Mỹ An) sẽ là trung tâm của phân vùng.

– Định hướng phát triển:

Thị trấn Mỹ An là đô thị trung tâm của vùng trồng lúa rộng lớn thuộc huyện Tháp Mười, huyện Tam Nông, và huyện Cao Lãnh nói riêng và tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói chung. Tuyến cao tốc N2 là động lực chủ đạo để TT. Mỹ An trở thành một đô thị lúa gạo với các tổ hợp kinh tế nông nghiệp chuyên sâu gắn với tăng trưởng xanh.

Các dự án chiến lược cần thu hút đầu tư để tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội địa phương bao gồm:

– Đô thị sinh thái nông nghiệp – du lịch gắn với khu vực dự trữ sinh quyển Vườn quốc gia Tràm Chim: được định hướng trở thành “thành phố nổi – hạt ngọc sinh quyển của Đồng bằng sông Cửu Long”. Tổ hợp đô thị – sinh thái này đóng vai trò hạt nhân cho vùng dự trữ sinh quyển phía Bắc tỉnh Đồng Tháp, hướng tới các mục tiêu bảo tồn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và sinh cảnh ngập nước Đồng Tháp Mười, điều phối và đảm bảo an ninh nguồn nước.

– Trong thời gian tới, với việc đề xuất UNESCO ghi nhận khu di tích Gò Tháp là một phần trong không gian văn hóa Óc Eo – di sản thế giới, nền văn minh cổ vùng Đồng Tháp Mười, cũng như là nơi ghi dấu ấn về lịch sử mở cõi, dựng nước và đấu tranh giữ nước trong thời hiện đại, sẽ góp phần hoàn thiện mảnh ghép văn hóa lịch sử của Tỉnh. Song hành với việc phát triển du lịch văn hóa, du lịch tâm linh.

– Ngoài ra, với tiềm năng bức xạ mặt trời cao ở khu vực Đồng Tháp Mười, các mô hình sản xuất năng lượng tái tạo gắn với không gian nông nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục được ứng dụng rộng rãi tại phân vùng này.

Tiểu vùng đô thị trung tâm Đồng Tháp Mười (chuỗi đô thị phía Đông Bắc)
Tiểu vùng đô thị trung tâm Đồng Tháp Mười (chuỗi đô thị phía Đông Bắc)

Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị theo giai đoạn

Định hướng hệ thống đô thị đến năm 2025

Đến năm 2025, toàn tỉnh có 32 đô thị, gồm:

– 02 Đô thị loại II: TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc.

– 01 Đô thị loại III: TP. Hồng Ngự.

– 04 đô thị loại IV: TT. Mỹ An, TT. Lấp Vò, TT. Mỹ Thọ, TT. Cái Tàu Hạ – Nha Mân.

– 25 đô thị loại V:

+ 14 đô thị hiện có: Tràm Chim, Lai Vung, Thanh Bình, Sa Rài, Thường Thới Tiền, Trường Xuân, Mỹ Hiệp, Vĩnh Thạnh, Định Yên, Tân Thành, An Long, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B, Dinh Bà

+ 11 đô thị thành lập mới gồm: Phương Trà, Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ Hòa, Phong Hòa, Tân Dương, Bình Thành, Giồng Găng, Thường Phước, Long Khánh B, Tân Phú Trung,

Định hướng hệ thống đô thị đến năm 2030

Đến năm 2030, toàn tỉnh có 45 đô thị, gồm:

– 02 đô thị loại I: TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc.

– 01 Đô thị loại II: TP. Hồng Ngự.

– 01 Đô thị loại III: TT. Mỹ An.

– 08 đô thị loại IV: TT. Lấp Vò, TT. Mỹ Thọ, TT. Cái Tàu Hạ – Nha Mân, TT. Tràm Chim, TT. Lai Vung, TT. Thanh Bình, TT. Sa Rài, TT. Thường Thới Tiền.

– 33 đô thị loại V:

+ 09 đô thị hiện có: Trường Xuân, Mỹ Hiệp, Vĩnh Thạnh, Định Yên, Tân Thành, An Long, Tân Khánh Trung, Mỹ An Hưng B, Dinh Bà

+ 24 đô thị thành lập mới gồm: Phương Trà, Mỹ Long, An Bình, Gáo Giồng, Thanh Mỹ, Đốc Binh Kiều, Mỹ Hòa, Phú Điền, Mỹ Quý, Tân Mỹ, Long Hưng A, Bình Thành, Phú Thành A, Hoà Bình, Phong Hòa, Tân Dương, Bình Thành, An Phong, Tân Thạnh, Tân Mỹ, Giồng Găng, Thường Phước, Long Khánh B, Tân Phú Trung.

Tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 48%.

Phương án phát triển đô thị của từng huyện, thành phố

Thành phố Cao Lãnh

* Tính chất:

Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Đồng Tháp; là đô thị hạt nhân của Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là đầu mối giao thương của các trục hành lang kinh tế đô thị Quốc gia, là trung tâm văn hoá và là một trong bảy trung tâm đầu mối cấp vùng của ĐBSCL.

Là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, thương mại dịch vụ, khoa học kỹ thuật, thể thao và giải trí của Vùng trung tâm: Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế sông Tiền.

Là trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch cảnh quan đặc trưng sông nước tỉnh Đồng Tháp và vùng ĐBSCL. Có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng của Tỉnh.

Cao Lãnh hiện là thành phố tỉnh lỵ trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, được công nhận đô thị loại II theo Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 22/01/2020.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tập trung thu hút đầu tư, phát triển thành phố Cao Lãnh là đô thị trung tâm vùng kinh tế của Tỉnh. Thành phố Cao Lãnh định hướng phát triển đầy đủ các tiêu chí theo đô thị loại II. Dự án cụ thể như sau:

– Triển khai các quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung thành phố Cao Lãnh theo tiêu chí đô thị loại II được phê duyệt.

– Đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống đường giao thông đô thị như trục đường Lý Thường Kiệt nối dài, đường ven sông Tiền, đường Ngô Thời Nhậm (nối dài), đường Sở Tư pháp kết nối ra cầu Cao Lãnh, các trục nối dài kết nối từ trung tâm ra sông Tiền (đường Bình Trị, đường Nguyễn Văn Tre, đường Hoà Đông, đường Phạm Hữu Lầu,…). Kết hợp các dự án mở mới các tuyến đường để hình thành các khu dân cư, thương mại, dịch vụ phù hợp. Tổ chức cải tạo, nạo vét, kè bờ hệ thống sông trên địa bàn thành phố như sông Cái Sao Thượng, sông Cao Lãnh… Tập trung đầu tư, vận hành, khai thác chương trình nâng cấp đô thị (vốn vay từ WB,….) để chỉnh trang, nâng cấp các khu vực tập trung đông dân cư, hạ tầng kém. Cải tạo hệ thống thoát nước đô thị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải đô thị, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường…. Từng bước đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng để ngầm hóa các tuyến ống, dây hiện nay.

– Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, chỉnh trang các quy hoạch hiện không còn phù hợp. Từng bước lập thiết kế đô thị cho các trục đường chính có tính chất quan trọng trong đô thị, tạo điều kiện để Nhà nước và nhân dân cùng tham gia xây dựng kiến trúc, cảnh quan đô thị. Ưu tiên các chương trình dự án xây dựng quy chế quản lý kiến trúc đô thị nhằm tăng năng lực quản lý của địa phương, giúp dễ dàng hơn trong việc cấp phép cũng như chỉ dẫn xây dựng trên toàn thành phố; Tại các tuyến chính, tuyến đường trung tâm như đường Lý Thường Kiệt, đường Nguyễn Huệ, đường Phạm Hữu Lầu, đường Tôn Đức Thắng… đầu tư xây dựng, cải tạo, chỉnh trang cây xanh, gạch lát hè và bổ sung các tiện ích công cộng đô thị nhằm đạt tiêu chí của tuyến phố văn minh.

Tiếp tục đầu tư, mời gọi đầu tư các hạng mục hạ tầng phục vụ thương mại, du lịch như hệ thống khách sạn, nhà hàng, nâng cấp hệ thống chợ, thực hiện các dự án kho hàng bến bãi. Phát triển hoàn thiện các khu đô thị mới tại phường 3, 4, 6, 11, Hòa Thuận, Mỹ Phú và xã Mỹ Tân…

Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Cao Lãnh theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Đông theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với ĐT. An Bình và TT. Mỹ Thọ. Kêu gọi đầu tư các dự án phát triển đô thị và du lịch hướng ra sông Tiền nhằm chia sẻ động lực phát triển từ khu vực trung tâm. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Cao Lãnh, TT. Mỹ Thọ và một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại I.

Thành phố Sa Đéc

 * Tính chất:

Là trung tâm công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, văn hóa, thương mại dịch vụ, khoa học kỹ thuật của vùng phía Nam tỉnh Đồng Tháp; là đô thị hạt nhân của Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là trung tâm hoa kiểng của ĐBSCL, trung tâm du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, sông nước, miệt vườn.

Sa Đéc hiện là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp, được công nhận đô thị loại II theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 10/2/2018.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tập trung thu hút đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho thành phố Sa Đéc theo hướng đầu mối vùng phía Nam sông Tiền bao gồm: thương mại theo hướng tập trung xuất khẩu, phân phối. Thành phố Sa Đéc tiếp tục phát triển đạt tiêu chí đô thị loại II. Dự án cụ thể như sau:

– Triển khai các quy hoạch phân khu theo quy hoạch chung thành phố Sa Đéc theo tiêu chí đô thị loại II được phê duyệt.

– Hệ thống giao thông đô thị: Đường từ nút giao thông phường Tân Quy Đông đến bến phà Sa Đéc-Miễu Trắng-cầu Cái Đôi, đường Trần Thị Nhượng từ đường ĐT.848 đến vành đai đường ĐT.848, đường Nguyễn Sinh Sắc từ Nghĩa trang liệt sĩ đến nút giao thông Phú Long, đường Nguyễn Tất Thành từ Nguyễn Sinh Sắc đến QL.80, đường Phạm Hữu Lầu từ Nguyễn Tất Thành đến vành đai đường ĐT.848, đường nối từ cụm dân cư Tân Hòa đến đường ĐT.852, đường Nguyễn Thị Minh Khai từ Nguyễn Sinh Sắc đến đường ĐT.848, đường vào khu liên hợp TDTT từ Nguyễn Sinh Sắc đến đường ĐT.852, đường Đào Duy Từ (kênh KC1) từ đường ĐT.848 đến vành đai đường ĐT.848, đường vành đai đường ĐT.848 từ cầu Sa Đéc 2 đến nút giao QL.80.

– Hạ tầng xã hội: Khu liên hợp thể dục thể thao, nhà ở xã hội, nhà cao tầng, trường học, trung tâm thương mại dịch vụ cao tầng, bến xe Sa Đéc đạt chuẩn loại II, hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt cho toàn đô thị, nhà máy xử lý chất thải rắn, mở rộng nghĩa trang, nhà tang lễ khu vực nội thị.

– Phát triển các khu đô thị: Tái thiết đô thị tại khu dân cư khóm 3 phường 3, chỉnh trang khu đô thị tại phường An Hòa (khu dân cư An Hòa), mở rộng đô thị theo hướng giới hạn bởi các trục đường chính (vành đai đường ĐT.848, đường ĐT.848, đường ĐT.852 và đường QL.80).

Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Sa Đéc theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Tây và phía Bắc theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với ĐT. Tân Dương (H. Lai Vung) và ĐT, Tân Khánh Trung (H. Lấp Vò), tạo thành cụm đô thị động lực cho Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Sa Đéc, ĐT. Tân Dương một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại I.

Thành phố Hồng Ngự

* Tính chất:

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của vùng phía Bắc tỉnh Đồng Tháp; là đô thị hạt nhân của Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Là trung tâm công nghiệp, hậu cần, thương mại dịch vụ, kinh tế biên giới, đào tạo nghề, dịch vụ y tế.

Là cửa ngõ kết nối với Campuchia về kinh tế, giao lưu hàng hóa và an ninh quốc phòng.

Hồng Ngự hiện là đô thị loại III, được nâng cấp trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Tháp theo Nghị quyết 1003/NQ-UBTVQH14 ngày 18/09/2020.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Đầu tư xây dựng, nâng cấp các tiêu chí còn thấp của thành phố Hồng Ngự theo tiêu chí đô thị loại III gồm: giao thông, tiêu thoát nước – thủy lợi, cây xanh, thu gom xử lý chất thải rắn – nghĩa trang, Dự án cụ thể như sau:

– Xây dựng mới hệ thống giao thông đô thị như: các tuyến đường theo đồ án quy hoạch được duyệt. Cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông hiện hữu của đô thị như: đường Thiên Hộ Dương, đường Chu Văn An, đường ĐT.841 (cầu Sở Thượng), đường đan liên ấp An Hòa và An Thịnh, mở rộng đường đan phường An Lạc (từ Nhà Thờ đến cống xả lũ), nâng cấp nhựa tuyến đường đan An Lạc – Thường Thới Hậu A, đường Bờ Nam kênh Tứ Thường và tuyến đường tuần tra biên giới, mở rộng đường đan Mộc Rá, nâng cấp các đường nội bộ CDC trung tâm phường An Lạc theo quy hoạch (đường số 1 đến số 8), nâng cấp các đường nội bộ CDC trung tâm xã Bình Thạnh theo quy hoạch (đường số 1 đến số 7)…

– Nạo vét, khơi dòng, cải tạo luồng lạch để thuận lợi cho việc lưu thông. Xây dựng các tuyến kè dọc bờ sông Tiền ở khu vực trung tâm để bảo vệ chống sạt lở và tạo cảnh quan.

– Xây dựng các công viên, hoa viên trong các khu dân cư nội thị hiện hữu như: Công viên TDC mương Ông Diệp, hoa viên cầu Hồng Ngự… Cải tạo và xây dựng mới tuyến cảnh quan dọc kênh Hồng Ngự – Vĩnh Hưng, ven sông Tiền… Mở rộng, nâng cấp nhà máy nước An Lộc. Lắp đặt các tuyến ống cấp nước. Xây dựng trạm xử lý nước thải số 1, số 2. Xây dựng hệ thống thu gom nước thải khu vực phường An Thạnh, An Lộc, An Bình. Xây dựng mới khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang tại xã Bình Thạnh. Mở rộng nghĩa trang hiện hữu thành công viên nghĩa trang.

– Xây mới các khu vực chức năng, các hạng  mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương như: Dự án chỉnh trang Khu đô thị An Thạnh; Dự án chỉnh trang khu 1, khu 2 khóm An Thạnh A, phường An Lộc; Trung tâm thương mại – dịch vụ Khu dân cư Bờ Đông; Dự án khu đô thị phường An Thạnh, Khu đô thị Bờ Nam; Dự án cụm công nghiệp An Hòa, Dự án chợ chuyên kinh doanh và xay xát chế biến nông sản khu vực biên giới xã Tân Hội…

Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thành phố Hồng Ngự theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Đông, phía Nam và phía Bắc theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với TT. Thường Thới Tiền, tạo thành cụm đô thị động lực cho Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập TP. Hồng Ngự, TT. Thường Thới và một số khu vực đô thị ở ngoại vi thành phố để trở thành đô thị loại II.

Huyện Cao Lãnh

Thị trấn Mỹ Thọ

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Cao Lãnh; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là “Thủ phủ Xoài”, đô thị thương mại dịch vụ – công nghiệp trung tâm của huyện Cao Lãnh.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Đông của TP. Cao Lãnh.

Thị trấn Mỹ Thọ hiện là đô thị loại IV, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Cao Lãnh.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại IV. Đầu tư xây dựng mới các khu vực chức năng, các dự án trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm đạt tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

Đô thị Mỹ Hiệp

* Tính chất:

Là đô thị đầu mối thương mại dịch vụ nông sản trái cây – thuỷ sản của huyện Cao Lãnh và tỉnh Đồng Tháp; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với Khu du lịch Xẻo Quýt.

Là đô thị cửa ngõ phía Đông Nam của huyện Cao Lãnh và tỉnh Đồng Tháp, kết nối với Quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ và các tỉnh vùng hạ sông Tiền (Tiền Giang, Bến Tre) theo QL30 và cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh.

Đô thị Mỹ Hiệp hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Mỹ Hiệp trực thuộc huyện Cao Lãnh.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Phương Trà

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp phía Bắc huyện Cao Lãnh; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Phương Trà là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Phương Trà hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Mỹ Long

* Tính chất:

Là đô thị đầu mối nông sản, công nghiệp chế biến phía Đông Nam huyện Cao Lãnh; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với Khu du lịch Xẻo Quýt.

Là đô thị đầu mối dịch vụ hậu cần logistics đường thuỷ – đường bộ gắn với nút giao cao tốc An Hữu – Cao Lãnh.

Đô thị Mỹ Long là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Mỹ Long hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị An Bình

* Tính chất:

Là đô thị thương mại – dịch vụ kết nối TP. Cao Lãnh và TT. Mỹ Thọ; trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới của TP. Cao Lãnh; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là đô thị đầu mối dịch vụ hậu cần logistics đường bộ gắn với nút giao cao tốc An Hữu – Cao Lãnh.

Đô thị An Bình là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã An Bình hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Gáo Giồng

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với rừng tràm Gáo Giồng, trung tâm kinh tế nước ngọt của tỉnh Đồng Tháp; thuộc Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Gáo Giồng là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Gáo Giồng hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Châu Thành

Đô thị Cái Tàu Hạ – Nha Mân

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Châu Thành; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Là đô thị cửa ngõ phía Đông Nam của tỉnh về phía Nam sông Tiền, kết nối với Quốc lộ 1, cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ và các tỉnh vùng hạ sông Tiền (Vĩnh Long, Trà Vinh) theo QL80 hiện hữu và đường Nam Sông Tiền dự kiến.

Đô thị Cái Tàu Hạ hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Châu Thành.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại IV. Đầu tư xây dựng mới các khu vực chức năng, các dự án trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm đạt tối đa các tiêu chí đô thị loại IV.

Đô thị Tân Phú Trung

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp phía Tây huyện Châu Thành; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Đô thị Tân Phú Trung là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Phú Trung hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Hồng Ngự

Thị trấn Thường Thới Tiền

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Hồng Ngự; thuộc Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái – văn hoá – làng nghề vùng biên giới.

Thị trấn Thường Thới Tiền hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Hồng Ngự.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục các điểm còn hạn chế. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, phấn đấu được công nhận đô thị loại IV.

Đô thị Thường Phước

* Tính chất:

Là đô thị cửa ngõ đường bộ – đường thuỷ quốc tế giao lưu với Camphuchia, đóng vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng; thuộc Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Là đô thị đầu mối hậu cần logistics, công nghiệp chế biến và thương mại biên giới phía Bắc huyện Hồng Ngự.

Đô thị Thường Phước là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Thường Phước 1 hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tập trung đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Long Khánh B

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp, du lịch thượng nguồn sông Tiền của huyện Hồng Ngự; thuộc Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Đô thị Long Khánh B là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Long Khánh B hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Lai Vung

Thị trấn Lai Vung

* Tính chất:

Là “Thủ phủ Quýt hồng”, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Lai Vung; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Thị trấn Lai Vung hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Lai Vung.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục các điểm còn hạn chế. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, phấn đấu được công nhận đô thị loại IV.

Đô thị Tân Dương

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp, trung tâm sản xuất hương dược liệu phía Bắc huyện Lai Vung; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Tây của TP. Sa Đéc.

Đô thị Tân Dương là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Dương hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Tân Thành

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp, trung tâm chế biến nông sản – thực phẩm phía Tây huyện Lai Vung; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Đô thị Tân Thành hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Tân Thành trực thuộc huyện Lai Vung.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Phong Hòa

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp, cửa ngõ phía Nam của tỉnh Đồng Tháp, kết nối với TP. Cần Thơ và cao tốc Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc qua cầu Ô Môn – Giồng Riềng; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Đô thị Phong Hòa là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Phong Hòa hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Lấp Vò

Thị trấn Lấp Vò

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Lấp Vò; là đô thị hạt nhân của Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu; thuộc Vùng phía Tây Nam – Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Là đô thị cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Đồng Tháp, đầu mối đường bộ – đường thuỷ quốc gia, kết nối với Quốc lộ N2 và các tỉnh thuộc Tứ giác Long Xuyên (An Giang, Kiên Giang, TP. Cần Thơ) qua cầu Vàm Cống.

Là đô thị thương mại dịch vụ, trung tâm hậu cần cảng sông, công nghiệp chế biến của tỉnh Đồng Tháp.

Thị trấn Lấp Vò hiện là đô thị loại IV, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Lấp Vò.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị, nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại IV. Đầu tư xây dựng mới các khu vực chức năng, các dự án trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch. Ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại IV.

Đô thị Định Yên

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, hậu cần cảng sông ven sông Hậu, bổ trợ cho hoạt động công nghiệp trong khu vực đô thị Lấp Vò; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Nam của TT. Lấp Vò.

Đô thị Định Yên hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Định Yên trực thuộc huyện Lấp Vò.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Bình Thành

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp nằm ở trung tâm huyện Lấp Vò; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Đông của TT. Lấp Vò.

Đô thị Bình Thành đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Bình Thành hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Vĩnh Thạnh

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, trung tâm chế biến thực phẩm – nông nghiệp công nghệ cao phía Đông huyện Lấp Vò; thuộc Vùng phía Tây Nam: Vùng kinh tế hậu cần ven sông Hậu.

Đô thị Vĩnh Thạnh hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Vĩnh Thạnh trực thuộc huyện Lấp Vò.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Mỹ An Hưng B

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, đầu mối nông nghiệp – rau màu phía Bắc huyện Lấp Vò; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Mỹ An Hưng B hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Mỹ An Hưng B trực thuộc huyện Lấp Vò.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: tiếp tục củng cố các tiêu chí nông thôn mới của xã . Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm đạt tối đa các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Tân Mỹ

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, công nghiệp, hậu cần cảng, du lịch ven sông Tiền ở phía Bắc huyện Lấp Vò; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Tân Mỹ là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Mỹ hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Tân Khánh Trung

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp phía Đông huyện Lấp Vò; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Bắc của TP. Sa Đéc.

Đô thị Tân Khánh Trung hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Tân Khánh Trung trực thuộc huyện Lấp Vò.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Long Hưng A

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, du lịch văn hóa – lịch sử, nông nghiệp phía Đông huyện Lấp Vò; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Long Hưng A là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Long Hưng A hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Tam Nông

Thị trấn Tràm Chim

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Tam Nông; thuộc Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái gắn với Vườn quốc gia Tràm Chim; nằm trong vùng bảo tồn đa dạng sinh học và dự trữ sinh quyển của tỉnh và vùng Đồng Tháp Mười.

Là đô thị phát triển thương mại – dịch vụ, làng nghề truyền thống, trung tâm hỗ trợ nông nghiệp và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao huyện Tam Nông.

Thị trấn Tràm Chim hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Tam Nông.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục các điểm còn hạn chế. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, phấn đấu được công nhận đô thị loại IV.

Đô thị An Long

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp ven sông Tiền phía Tây huyện Tam Nông; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị An Long hiện là đô thị loại V, trung tâm xã An Long trực thuộc huyện Tam Nông.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Phú Thành A

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp phía Tây huyện Tam Nông; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Phú Thành A là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Phú Thành A hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Hòa Bình

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp, trung tâm năng lượng tái tạo phía Đông huyện Tam Nông; thuộc Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Hòa Bình là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Hòa Bình hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Tân Hồng

Thị trấn Sa Rài

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Tân Hồng; thuộc Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Là đô thị đầu mối dịch vụ, trung tâm nông nghiệp, năng lượng tái tạo vùng biên giới.

Thị trấn Sa Rài hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Tân Hồng.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục các điểm còn hạn chế. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.

Đến năm 2030: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, phấn đấu được công nhận đô thị loại IV.

Đô thị Dinh Bà

* Tính chất:

Là đô thị cửa ngõ đường bộ quốc tế kết nối với đường Xuyên Á giao lưu với Camphuchia, đóng vai trò trọng yếu về an ninh quốc phòng; thuộc Vùng phía Bắc – Vùng kinh tế biên giới thượng nguồn sông Tiền.

Là đô thị đầu mối hậu cần logistics, công nghiệp chế biến và thương mại biên giới phía Bắc huyện Tân Hồng.

Đô thị Dinh Bà là đô thị loại V (năm 2021 đô thị Dinh Bà được công nhận đô thị loại V), hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của Cửa khẩu Dinh Bà hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Giồng Găng

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, nông nghiệp – thuỷ sản, trung tâm năng lượng tái tạo phía Nam huyện Tân Hồng; thuộc Vùng phía Đông Bắc: Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Giồng Găng là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của các xã Tân Công Chí, An Phước, Tân Phước hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Thanh Bình

Thị trấn Thanh Bình

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Thanh Bình; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Thị trấn Thanh Bình hiện là đô thị loại V, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Thanh Bình.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị, khắc phục các điểm còn hạn chế. Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, phấn đấu được công nhận đô thị loại IV.

Đô thị Bình Thànhhttps://duan24h.net/tag/quy-hoach-do-thi

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp, chế biến thuỷ sản phía Nam huyện Thanh Bình; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Bình Thành là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Bình Thành hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Tân Thạnh

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp ven sông Tiền phía Tây huyện Thanh Bình; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị Tân Thạnh là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Thạnh hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị An Phong

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp ven sông Tiền phía Tây huyện Thanh Bình; thuộc Vùng trung tâm – Chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền.

Đô thị An Phong là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã An Phong hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Tân Mỹ

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp trung tâm huyện Thanh Bình; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Tân Mỹ là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Tân Mỹ hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Huyện Tháp Mười

Thị trấn Mỹ An

* Tính chất:

Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế của huyện Tháp Mười; là đô thị hạt nhân của Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Là đô thị cửa ngõ phía Đông của tỉnh, kết nối với các tỉnh Long An, Tiền Giang và TP.HCM theo Quốc lộ N2 và TL846.

Là trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, trung tâm chế biến nông sản lúa gạo của tỉnh và vùng Đồng Tháp Mười.

Thị trấn Mỹ An hiện là đô thị loại IV, thị trấn huyện lỵ trực thuộc huyện Tháp Mười.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu, hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị Mỹ An nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí của đô thị loại IV, phấn đấu các tiêu chí của đô thị loại III. Cụ thể:

– Tập trung đầu tư xây dựng mặt còn thiếu của đô thị theo tiêu chí đô thị loại IV, như: giao thông, thoát nước, thương mại, dịch vụ, văn hóa thể thao và cảnh quan đô thị.

– Xây mới các khu vực chức năng, các hạng mục trọng điểm được đề xuất theo quy hoạch, ưu tiên các dự án có tầm quan trọng, tác động đến chiến lược phát triển kinh tế của địa phương như: Khu thương mại dịch vụ Bắc thị trấn Mỹ An, Hạ tầng khu dân cư Đông thị trấn Mỹ An, Khu dân cư trung tâm Đốc Binh Kiều…

Đến năm 2030: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng đô thị, phát triển thị trấn Mỹ An theo các mục tiêu đô thị tăng trưởng xanh, cân bằng và bền vững. Tiếp tục thúc đẩy đầu tư phát triển đô thị mở rộng về phía Đông theo định hướng quy hoạch chung, kết nối không gian đô thị với ĐT. Đốc Binh Kiều, tạo thành cụm đô thị động lực cho Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười. Trong điều kiện bối cảnh và nguồn lực thuận lợi, cân nhắc sát nhập thị trấn Mỹ An, ĐT. Đốc Binh Kiều và một số khu vực đô thị ở ngoại vi thị trấn để trở thành đô thị loại III.

Đô thị Mỹ Quý

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp phía Tây huyện Tháp Mười; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Mỹ Quý là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Mỹ Quý hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Mỹ Hòa

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ, du lịch sinh thái – văn hoá phía Bắc huyện Tháp Mười gắn với Khu du lịch Đồng Sen – Gò Tháp; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Mỹ Hòa là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Mỹ Hòa hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Trường Xuân

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp, trung tâm năng lượng tái tạo phía Bắc huyện Tháp Mười; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Trường Xuân hiện là đô thị loại V, trung tâm xã Trường Xuân trực thuộc huyện Tháp Mười.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị. Đưa vào quản lý ổn định, chỉnh trang các khu vực dân cư tập trung; nâng cấp các cơ sở hạ tầng đô thị hiện hữu theo tiêu chí đô thị loại V.

Đến năm 2030: Tiếp tục cải tạo, chỉnh trang đô thị song hành với phát triển mở rộng đồng bộ các khu đô thị mới, nhằm hoàn chỉnh các tiêu chí đô thị loại V.

Đô thị Đốc Binh Kiều

* Tính chất:

Là đô thị dịch vụ – công nghiệp phía Đông huyện Tháp Mười; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Trong giai đoạn dài hạn có nhiều tiềm năng trở thành trung tâm đô thị mới, cửa ngõ phía Đông của TT. Mỹ An.

Đô thị Đốc Binh Kiều là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Đốc Binh Kiều hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Phú Điền

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp phía Nam huyện Tháp Mười; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Phú Điền là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Phú Điền hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Đô thị Thanh Mỹ

* Tính chất:

Là đô thị sinh thái vườn – dịch vụ nông nghiệp phía Nam huyện Tháp Mười; thuộc Vùng phía Đông Bắc – Vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp trung tâm Đồng Tháp Mười.

Đô thị Thanh Mỹ là đô thị loại V dự kiến phát triển mới, hình thành trên cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của xã Thanh Mỹ hiện nay.

* Tổ chức không gian phát triển đô thị:

Đến năm 2025: Tổ chức lập quy hoạch chung trung tâm xã; lập chương trình phát triển đô thị theo tiêu chí đô thị loại V và ưu tiên đầu tư các dự án quan trọng phục vụ định hướng phát triển đô thị.

Đến năm 2030: Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chí đô thị loại V. Chỉnh trang kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm đô thị. Hình thành các khu chức năng đô thị rõ nét, gắn với các trục không gian chính của đô thị, kết nối hài hoà với các khu sản xuất, không gian nông thôn và các vùng sản xuất nông nghiệp.

Hồ sơ QH tỉnh Đồng Tháp 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch đô thị tỉnh Đồng Tháp : Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười.)

4.7/5 - (7 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030
Bài tiếp theoQuy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây