Quy hoạch đô thị tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm TP Lào Cai, TX Sa Pa, Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn.
Phương án phát triển đô thị tỉnh Lào Cai
Trên cơ sở thực trạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, thực trạng về kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị tỉnh Lào Cai trong giai đoạn tới dự kiến phương án phát triển đô thị như sau:
– Năm 2025, tỉnh Lào Cai có 13 đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 03 đô thị loại IV; 09 đô thị loại V.
– Năm 2030, tỉnh Lào Cai có 16 đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 01 đô thị loại III; 06 đô thị loại IV; 08 đô thị loại V.
– Năm 2050, tỉnh Lào Cai có 17 đô thị gồm: 01 đô thị loại I; 01 đô thị loại II; 02 đô thị loại III; 06 đô thị loại IV; 06 đô thị loại V.
Nhận hồ sơ đăng ký mua Chung cư nhà ở xã hội Phú Mỹ, mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch, phường Phú Mỹ, TP Thủ Dầu Một hỗ trợ trả góp từ Ngân hàng chính sách, lãi suất ưu đãi.
Liên hệ 0813 830 830 , cập nhật lúc 07:32 AM, 09/10/2024
Định hướng phát triển đô thị tỉnh Lào Cai
Thành phố Lào Cai
Định hướng phát triển: Đến năm 2025 phát triển trở thành đô thị loại I; đến năm 2030 duy trì đô thị loại 1, thành lập mới thêm 3 phường Vạn Hòa, Cốc San và Cam Đường, xây dựng trở thành đô thị thông minh; duy trì và nâng cao chất lượng đô thị loại I đến năm 2050;
Tính chất, chức năng đô thị:
– Là đô thị trung tâm vùng có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng; trung tâm giao lưu kinh tế, đối ngoại, hợp tác quốc tế của Vùng và cả nước với tỉnh Vân Nam và vùng Tây Nam (Trung Quốc).
– Cầu nối trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và cả nước với Tây Nam – Trung Quốc; trọng điểm về phát triển du lịch, dịch vụ cửa khẩu, công nghiệp, logistics, của vùng, cả nước và Quốc tế.
– Là đầu mối giao thông quan trọng liên vùng, liên quốc gia và quốc tế.
– Là Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lào Cai.
– Là điểm du lịch quốc gia, trung tâm du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng với định hướng tiến tới thành phố Lào Cai nằm trong quần thể khu du lịch quốc gia Sa Pa – Ý Tý, huyện Bát Xát và xây dựng thành phố Lào Cai thành đô thị du lịch quốc gia.
– Là đô thị Xanh – Sinh thái, gắn cây xanh đô thị với công viên, lâm viên và rừng cảnh quan sinh thái hình thành thương hiệu thành phố Lào Cai là“Thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”.
– Là Trung tâm công nghệ, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Lào Cai.
Thị xã Sa Pa
Định hướng phát triển: Đến năm 2030 phát triển cơ bản trở thành đô thị loại III, xây dựng đô thị thông minh cho các phường trung tâm, các điểm du lịch, phấn đấu thành lập thành phố, xây, thành lập mới thêm 3 phường Mường Hoa, Tả Van và Tả Phìn..; đến năm 2050, xây dựng thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai.
– Là Khu du lịch quốc gia có tầm cỡ quốc tế; đô thị du lịch có hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch và đô thị bền vững.
Trung tâm Khu du lịch quốc gia Sa Pa (đô thị du lịch lõi Sa Pa) là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí cao cấp quốc tế (sân golf, casino) của toàn Khu du lịch quốc gia Sa Pa – thị xã Sa Pa.
Huyện Bắc Hà
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Bắc Hà mở rộng đến năm 2025 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã; đến năm 2050, nâng cao tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới đạt tiêu chí đô thị loại III;
(2) Đô thị Bảo Nhai đến năm 2030 đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050, duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại V.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Với đặc thù của điều kiện địa hình tự nhiên, lịch sử phát triển và định hướng phát triển đô thị đã đề ra, cấu trúc đô thị lựa chọn là một đô thị hướng tâm kết hợp với dạng chuỗi, lấy trung tâm thị trấn Bắc Hà hiện hữu làm hạt nhân, là động lực thúc đẩy phát triển. Các trung tâm đô thị vệ tinh mới sẽ phát triển theo dạng chuỗi cùng phát triển theo sức lan tỏa của hạt nhân trung tâm;
– Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế – văn hóa xã hội của huyện; trung tâm đô thị du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và khám phá bốn mùa gắn với phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và bảo tồn, phát triển các giá trị môi trường, cảnh quan thiên nhiên; là cầu nối giao thương, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc của tỉnh và vùng núi Tây Bắc.
Huyện Mường Khương
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Mường Khương đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã;
(2) Đô thị Bản Lầu đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại V.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Là trung tâm về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện;
– Là trung tâm kinh tế cửa khẩu giao lưu giữa Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu Mường Khương; trung tâm giao thương trọng điểm, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc vừa hoạt động kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng.
Huyện Si Ma Cai
Định hướng phát triển: Đô thị Si Ma Cai đến năm 2030 duy trì và nâng cao các tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Tính chất, chức năng đô thị: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện Si Ma Cai; Là đầu mối giao thông, giao thương kinh tế, văn hóa đến các xã trong huyện và huyện Mã Quan của tỉnh Vân Nam – Trung Quốc.
Huyện Bảo Thắng
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Phố Lu mở rộng đến năm 2025 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2030 hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí đô thị loại IV, thành lập thị xã; đến năm 2050 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại III, thành lập thành phố trực thuộc tỉnh;
(2) Đô thị Tằng Loỏng đến năm 2030 duy trì và nâng cao các tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Đô thị Phố Lu mở rộng: Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại, và khu dân cư đô thị của thị xã Bảo Thắng (tương lai);
Là một trong những đầu mối giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không quan trọng của tỉnh; có vị trí quan trọng về an ninh – quốc phòng.
– Đô thị Tằng Loỏng: Là đô thị công nghiệp của tỉnh Lào Cai, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Bảo Thắng và tỉnh Lào Cai.
Huyện Bảo Yên
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Phố Ràng mở rộng đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã; đến năm 2050 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại III, thành lập thành phố trực thuộc tỉnh;
(2) Đô thị Bảo Hà đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2030 thành lập đô thị Bảo Hà – Tân An duy trì và nâng cao các tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 phát triển đô thị Bảo Hà – Tân An đạt tiêu chí đô thị loại IV.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Đô thị Phố Ràng mở rộng: Là khu trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của huyện Bảo Yên, với đầy đủ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đáp ứng nhu cầu phát triển của huyện thành khu kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh.
– Đô thị Bảo Hà – Tân An: Là đô thị cửa ngõ, trung tâm du lịch tâm linh tầm cỡ cấp vùng và quốc gia, đầu mối giao thông, giao thương kinh tế, văn hóa đến các xã phía Tây – Nam huyện Bảo Yên và các xã phía Đông – Bắc huyện Văn Bàn, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của huyện Bảo Yên nói riêng và của tỉnh Lào Cai nói chung.
Huyện Văn Bàn
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Khánh Yên mở rộng đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã;
(2) Đô thị Võ Lao đến năm 2025 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2030 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại V.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Đô thị Khánh Yên mở rộng: Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế – văn hóa xã hội của huyện Văn Bàn; là trung tâm dịch vụ, thương mại, công nghiệp chế biến nông lâm sản, du lịch cộng đồng, cảnh quan sinh thái.
– Đô thị Võ Lao: Là đô thị trung tâm nông, lâm nghiệp, khai khoáng và du lịch sinh thái của huyện Văn Bàn;là một trung tâm kinh tế, văn hóa, của huyện, cầu nối giao lưu văn hóa của dân tộc Tày huyện Văn Bàn.
Huyện Bát Xát
Định hướng phát triển:
(1) Đô thị Bát Xát mở rộng đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại IV; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại IV, tiến tới thành lập thị xã;
(2) Đô thị Y Tý đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại V;
(3) Đô thị Trịnh Tường đến năm 2030 phát triển đạt tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2050 duy trì và nâng cao tiêu chí đô thị loại V.
Tính chất, chức năng đô thị:
– Đô thị Bát Xát mở rộng: Là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa xã hội, dịch vụ thương mại, du lịch của huyện Bát Xát; là đô thị biên giới có vị trí trọng yếu về an ninh – quốc phòng của tỉnh Lào Cai;
– Đô thị Y Tý: Là đô thị du lịch mới, khu vực gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị bản sắc của các dân tộc lâu đời, đặc biệt là người Hà Nhì. Là nơi diễn ra những sự kiện và lễ hội đặc sắc nhằm tôn vinh tín ngưỡng các vị thần và các giá trị của những khu làng bản hiện hữu; khu nghỉ dưỡng cao cấp gắn liền với các loại hình thể thao và giải trí của tỉnh Lào Cai và vùng Tây Bắc.
– Đô thị Trịnh Tường: Là đô thị thương mại – dịch vụ gắn với phát triển khu, cụm công nghiệp nằm trên trục động lực sông Hồng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện Bát Xát và tỉnh Lào Cai.
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)