Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

1687
Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận đến năm 2030
Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển và đường hàng không.

Hiện trạng hạ tầng giao thông tỉnh Bình Thuận

Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh chủ yếu dựa trên 04 tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh gồm: Quốc lộ 1, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 và Quốc lộ 28B; 11 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT.711, ĐT.712, ĐT.714, ĐT.715, ĐT.716, ĐT.717, ĐT.718, ĐT.719, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.706B.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống đường huyện, đường giao thông đô thị, đường xã tạo nên mạng lưới đường bộ kết nối tương đối thuận lợi tới các vùng trong tỉnh. Mạng lưới đường bộ được phân bố theo các trục dọc và trục ngang để tạo sự kết nối, liên kết giữa mạng lưới giao thông kết nối với hệ thống giao thông của vùng, quốc gia:

– Trục dọc phát triển theo hướng Bắc – Nam, gồm có 3 tuyến là:

+ Tuyến QL1, là trục giao thông huyết mạch, bắt đầu từ Tuy Phong đến Hàm Tân (qua 5 huyện và thành phố Phan Thiết) đảm nhận nhiệm vụ kết nối trung tâm các huyện theo hướng Bắc – Nam phục vụ cho vận tải liên vùng và kết nối với cả nước; hai bên hành lang của tuyến QL1 được bố trí phát triển các khu công nghiệp, khu dân cư… hình thành trục kinh tế và đô thị trên tuyến.

+ Tuyến đường ven biển quốc gia, bắt đầu từ Tuy Phong đến Hàm Tân (theo QL1A, ĐT716, ĐT719, QL55). Tuyến đường này chủ yếu phục vụ cho phát triển du lịch, các khu đô thị ven biển, phát triển kinh tế biển…

+ Trục dọc phía Tây từ QL1 đi theo đường dọc kênh đã đầu tư, hướng tuyến đi sát hồ Cà Giây, Bắc Bình. Tại điểm giao với QL28 cầu Trại tuyến đi theo QL28 đến Hàm Trí, đi tiếp theo ĐT.714 đến Đa Mi (H. Hàm Thuận Bắc) đi theo tuyến QL55 đến Đồng Kho (huyện Tánh Linh), từ Đồng Kho đến Mê Pu, sau đó đi theo đường Mê Pu – Đa Kai kết nối vào QL20 phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Tây, đảm bảo nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đang đang đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam qua địa bàn tỉnh với chiều dài 160,3 km, với 04 làn xe cơ giới.

– Trục ngang phát triển theo hướng Đông – Tây, gồm các tuyến đường kết nối giữa các trục dọc đến các vùng, địa bàn trong tỉnh:

+ Tuyến kết nối từ khu vực ven biển tại thị xã La Gi, đi Hàm Tân lên khu vực Tánh Linh và Đức Linh, theo hai tuyến ĐT720 và QL55.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 02:34 AM, 20/04/2024)


+ Tuyến kết nối từ thành phố Phan Thiết đi các xã thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, theo hai tuyến QL28 và ĐT714.

+ Tuyến kết nối từ khu vực thị trấn Lương Sơn, thị trấn Chợ Lầu lên xã Phan Sơn, xã Phan Lâm thuộc huyện Bắc Bình và đi sang địa huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, theo hai tuyến QL28B và đường QL1A – Phan Sơn.

+ Tuyến kết nối từ khu vực thị trấn Liên Hương lên khu vực xã Phan Dũng huyện Tuy Phong, theo tuyến đường Liên Hương – Phan Dũng.

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các trục ngang quan trọng kết nối tuyến QL1 với trục đường ven biển như: ĐT715, đường Hàm Minh – Thuận Quý, ĐT712…

Đường bộ cao tốc

Trên địa bàn tỉnh có tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông chạy qua, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Thuận gồm 03 dự án thành phần gồm: đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết và đoạn Phan Thiết – Dầu Giây với tổng chiều dài 160,3 km, quy mô 4-6 làn xe.

Đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết và đoạn Phan Thiết – Dầu Giây đã khởi công xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2022. Tuyến đường bộ cao tốc này có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi tuyến đường hoàn thành,
thời gian di chuyển từ TP. Hồ Chí Minh và Nha Trang đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né sẽ được rút ngắn một nửa (còn khoảng 2-2,5 giờ).

Đường quốc lộ

– QL1A: Từ Km1.589+300 (ranh giới giữa tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận) đến Km1.770+734 (ranh giới Bình Thuận với Đồng Nai), đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh, gồm Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, với chiều dài 181,4 km.

– Quốc lộ 28: Bắt đầu từ thành phố Phan Thiết (Km2+595) đến ranh giới huyện Hàm Thuận Bắc với Lâm Đồng (Km42+000) có chiều dài trên địa bàn tỉnh là 39,41km. Đây là con đường nối Bình Thuận với các tỉnh Tây Nguyên. 

– Quốc lộ 55: Được sự ủy thác của Bộ GTVT, đoạn Quốc lộ 55 qua địa phận tỉnh Bình Thuận do Sở GTVT tỉnh Bình Thuận quản lý, nối tỉnh Bình Thuận với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và tỉnh Lâm Đồng. Đoạn đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận bắt đầu từ Km52+640 (giáp Bà Rịa Vững Tàu) đến Km205+140 (giáp Lâm Đồng), dài 145,5km.

– Quốc lộ 28B: Bắt đầu từ ngã ba Lương Sơn (giao QL1 tại Km1657) đến hết xã Phan Sơn (giáp ranh Lâm Đồng) dài 51,11km.

Đường ven biển

Tuyến đường ven biển36 đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận, với tổng chiều dài 220,6 km, trong đó, có một số đoạn đi trùng với các tuyến quốc lộ và đường tỉnh.

– Đoạn Cà Ná – Xóm Tám: Là đoạn trùng với QL1 (Km1.589+300 – Km1.598+300).

– Đoạn Xóm Tám – Liên Hương: Có chiều dài 9,8 km.

– Đoạn Liên Hương – Bình Thạnh (huyện Tuy Phong): Là một phần của tuyến đường ĐT716 (Km86+926 – Km92+748), tổng chiều dài 5,8 km.

– Đoạn Bình Thạnh – cầu Sông Lũy: Có chiều dài 16,4 km.

– Đoạn Sông Lũy – Hòa Thắng: Là một phần của tuyến đường ĐT716, tổng chiều dài 23,0 km.

– Đoạn Hòa Thắng – vòng xoay ĐT706B: Là một phần của tuyến đường ĐT716.

– Đoạn ĐT706B – cầu Hùng Vương: Là đoạn kết nối thành phố Phan Thiết với trung tâm du lịch Mũi Né, Hàm Tiến, Hòn Rơm… trên tuyến thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông các giờ cao điểm, tuyến đã được xây dựng với quy mô tổng chiều dài 4km.

– Đoạn Phan Thiết – Kê Gà, trong đó đoạn Thuận Quý – Kê Gà sẽ đầu tư làm mới trong thời gian tới, đoạn này là một phần trong dự án đường ĐT719B.

– Đoạn Kê Gà – Tân Hải và Tân Hải – Tân Bình: Có chiều rộng nền đường 9m.

– Đoạn Tân Bình – Tân Thiện (nối vào QL55): Là tuyến được làm mới theo quy hoạch tuyến N2 của thị xã La Gi.

– Đoạn Tân Thiện – Bình Châu (QL55 đoạn Km52+640 – Km 79+150): Có tuyến đi trùng với QL55, chiều rộng nền đường 9-12 m.

Đường tỉnh

Hệ thống đường tỉnh bao gồm 11 tuyến đường tỉnh có tổng chiều dài 424,41km, chủ yếu là đường cấp IV, có 135,167km là đường cấp III, 89,6 km đạt tiêu chuẩn đường cấp V. Kết cấu mặt đường chủ yếu là BTN, một số ít láng nhựa chất lượng mặt đường hầu hết còn tốt. Cụ thể như sau:

– Đường ĐT.711: Tuyến nằm hoàn toàn trên huyện Hàm Thuận Bắc, từ UBND xã Thuận Hòa – giao với QL.28 đến giao với QL.1 tại ngã ba Gộp xã Hồng Sơn, tổng chiều dài 10,5 km.

– Đường ĐT.712: Từ giáp QL1A (Km1.732) đến ngã ba Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, dài 13,4 km.

– Đường ĐT.714: Trên địa phận huyện Hàm Thuận Bắc nối từ xã Hàm Trí đến Đa Mi, tổng chiều dài 41km

– Đường ĐT.715: Điểm đầu nối từ Km1658/QL1A tại thị trấn Lương Sơn đi xã Hòa Thắng, tuyến đi trùng với ĐT.716 đến xã Hồng Phong rồi đi qua TP.Phan Thiết kết thúc tại điểm giao với ĐT.706B xã Hàm Tiến, chiều dài tuyến 42,2km.

– Đường ĐT.716: Xuất phát từ Phan Thiết (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh), tuyến đi ven biển qua Mũi Nẽ, Hòa Thắng, Phan Rí Của đến ngã tư Liên Hương giáp QL1A, toàn tuyến dài 89,9 km.

– Đường ĐT.717: Thuộc địa phận 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh nối từ Tà Pao tới Tà Pứa giáp tỉnh Lâm Đồng, có chiều dài 29,3km.

– Đường ĐT.718: Điểm đầu tại Km1.705+700/QL1A trên địa phận Phan Thiết và điểm cuối tại Hàm Cần, H. Hàm Thuận Nam, có chiều dài 26,0km.

– Đường ĐT.719: Điểm đầu từ ngã ba Tiến Lợi, TP. Phan Thiết đến Tân Thiện (thị xã La Gi), có tổng chiều dài 60,15 km.

– Đường ĐT.720: Từ Căn Cứ 6 (Km1.762, QL1A) tại Hàm Tân đi Võ Xu, có chiều dài 57,4 km.

– Đường ĐT.766: Điểm đầu là cầu Gia Huynh, điểm cuối là xã Mê Pu, có chiều dài 38,4 km.

– Đường 706B (Võ Nguyên Giáp): Tuyến thuộc dự án đường ven biển từ Phú Hải đến Đồi Hồng, có chiều dài 16,4km.

Giao thông đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn đi qua tỉnh Bình Thuận có chiều dài khoảng 180 km, chạy dọc theo hướng Bắc – Nam và đi qua hầu hết các huyện trong tỉnh, với 14 ga đường sắt (từ ga Vĩnh Hảo đến ga Gia Huynh), trong đó ga chính là ga Bình Thuận (được đổi tên từ ga Mương Mán theo Quyết định số 1074/QĐ-ĐS ngày 28/10/2011 của Hội đồng thành viên Đường sắt Việt Nam) và các ga còn lại là ga hỗn hợp, chủ yếu phục vụ cho các đoàn tàu khách và tàu hàng Bắc – Nam thông qua.

Hiện nay, việc khai thác vận tải đường sắt chưa phát huy đúng tiềm năng do các tuyến đường bộ nối đến ga chưa thuận lợi, quy mô hàng hoá còn nhỏ. Tuyến nhánh đường sắt Bình Thuận – Phan Thiết dài khoảng 9 km chủ yếu phục vụ hành khách tàu địa phương, du khách du lịch và một phần nhỏ hàng hóa thông qua.

Ga Phan Thiết được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động năm 2012 (thay thế ga Phan Thiết cũ), nằm trên địa bàn xã Phong Nẫm cạnh QL1, có ý nghĩa rất lớn và góp phần quan trọng cho việc vận chuyển hành khách từ TP. Hồ Chí Minh đến Phan Thiết và ngược lại được an toàn, đặc biệt là phục vụ lượng khách du lịch khi có nhu cầu đến thăm quan du lịch tại Bình Thuận.

Trong thời gian tới thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn theo Quyết định số 2115/QĐ-BGTVT ngày 08/11/2019 của Bộ Giao thông vận tải.

Hệ thống cảng biển

Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có cảng Bình Thuận với chức chăng là cảng tổng hợp địa phương (loại II), cảng có 4 khu bến là: bến cảng Phan Thiết, bến cảng Phú Quý, bến cảng Vĩnh Tân và bến cảng Sơn Mỹ. Trong đó, có 3 cảng đang hoạt động gồm cảng Phan Thiết, Phú Quý và Vĩnh Tân, còn cảng Sơn Mỹ đang được quy hoạch và thu hút đầu tư. Năm 2019, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng Bình Thuận đạt 16,27 triệu tấn, tăng trưởng bình quân 17,08%/năm (giai đoạn 2016-2019).

Cảng Phan Thiết

Cảng Phan Thiết được quy hoạch là bến cảng tổng hợp cho tàu trọng tải từ 2.000-3.000 tấn. Bến cảng Phan Thiết được đầu tư xây dựng để phục vụ khai thác tàu vận tải hàng hóa và hành khách từ thành phố Phan Thiết ra đảo Phú Quý.

Cảng Phan thiết được đầu tư và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2018 với diện tích 5,3 ha, năng lực đón tàu có trọng tải 1.000 DWT, năng lực bốc xếp 2.000 tấn/ngày. Chiều dài bến 91,6 m và 7 trụ neo, hệ thống cầu cảng dài tổng cộng gần 181 m, mớn nước trước bến 5,5 m.

Về luồng tuyến, tuyến luồng vào cảng Phan Thiết có chiều dài 1.100 m,
trước đây thường xuyên bị bồi lắng, gây khó khăn cho tàu thuyền vào bến. Năm
2020, Cục Hàng hải Việt Nam triển khai nạo vét thông luồng để phục vụ cho tàu
biển ra vào ổn định.

Cảng Phú Quý

Nằm ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, bến cảng Phú Quý được quy hoạch là bến cảng tổng hợp địa phương cho tàu trọng tải 2.000 tấn. Khu bến này được đầu tư xây dựng với quy mô 4,49 ha, với năng lực thông qua là 123,9 nghìn tấn hàng hóa/năm, có 01 cầu cảng chiều dài 51,2 m, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn.

Hiện nay, bến cảng Phú Quý được đưa vào sử dụng để tiếp nhận tàu vận chuyển hành khách (tàu cao tốc) từ Phan Thiết đến đảo Phú Quý.

Cảng quốc tế Vĩnh Tân

Cảng quốc tế Vĩnh Tân được quy hoạch là bến cảng chuyên dùng của Trung tâm điện lực Vĩnh Tân, nơi tiếp nhận trung chuyển than cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện, tiếp nhận tàu chở hàng rời chuyên dùng trọng tải từ 30.000- 200.000 tấn.

Cảng quốc tế Vĩnh Tân là hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng và đang đưa vào khai thác 02 bến tàu:

  • Bến cập tàu 3.000 DWT (khai thác từ năm 2017);
  • Bến cập tàu 50.000 DWT (khai thác từ năm 2019), đã được Cục hàng hải Việt Nam chấp thuận cảng tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT.

Hiện nay, cảng quốc tế Vĩnh Tân được công nhận là điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu tập trung (tại Quyết định số 1706/QĐ-TCHQ ngày 14/06/2019 của Tổng cục Hải quan) để tiếp nhận các tàu vận chuyền hàng xuất, nhập khẩu và các tàu quốc tế vào làm hàng tại Cảng.

Xem thêm tại : Quy hoạch cảng biển Bình Thuận

Cảng Sơn Mỹ

Cảng Sơn Mỹ được quy hoạch là bến cảng chuyên dùng cho khí hóa lỏng (LNG) phục vụ cụm kho LNG, trung tâm nhiệt điện Sơn Mỹ; cảng được quy hoạch tiếp nhận tàu trọng tải 30.000-100.000 tấn. Hiện nay, cảng Sơn Mỹ chưa được đầu tư xây dựng.

Hệ thống cảng hàng không

Do đặc điểm lịch sử, triên địa bàn tỉnh Bình Thuận có nhiều sân bay, song chưa có sân bay nào đưa vào khai thác, sử dụng cho mục đích vận tải hàng hoá và hành khách. Hiện nay, Cảng hàng không Phan Thiết đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng năm 2023. Cụ thể như sau:

(1). Cảng hàng không Phan Thiết, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh37 là cảng hàng không quốc nội có hoạt động bay quốc tế; cấp 4E với vai trò là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự (cấp I); công suất thiết kế hành khách 2 triệu hành khách/năm. Dự án đã được khởi công xây dựng và dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng năm 2023.

Nhu cầu sử dụng đất: 835,56 ha (Trong đó 550,56 ha theo Quyết định số 1925/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2018; 30 ha đất quân sự và đường giao thông kết nối, 255 ha đường cất hạ cánh số 02 theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 25/QĐ-TTg ngày 18/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

(2). Sân bay Phú Quý nằm trên địa bàn xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý là sân bay quân sự, do Sư đoàn Không quân 370 trực tiếp quản lý, sử dụng diện tích 25.736 m2, có đường băng là ghi nhôm (chiều rộng 80 m, chiều dài 200 m), có 01 nhà ga.

Sân bay sử dụng làm bãi hạ cánh cho trực thăng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, diễn tập; phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn…

(3). Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số sân bay quân sự, bãi đỗ trực thăng do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh quản lý nhưng không khai thác, sử dụng hoặc chỉ sử dụng cho các hoạt động quốc phòng, công tác khảo sát, cứu hộ, cứu nạn, cụ thể như:

  • Sân bay Căng Êsepic (phường Đức Long và xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết);
  • Sân bay La Gi (xã Tân Phước, thị xã La Gi);
  • Sân bay Võ Đắc (xã Đức Tín, huyện Đức Linh);
  • Sân bay Sông Mao (xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình).

Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận

Giao thông đường bộ tỉnh Bình Thuận

Đối với các công trình giao thông cấp quốc gia được thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia trên địa bàn thực hiện theo Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(1). Cao tốc Bắc Nam phía Đông

Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận gồm 03 dự án thành phần: Đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo; đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết; đoạn Phan Thiết – Dầu Giây với tổng chiều dài khoảng 160,3km, quy mô 6 làn xe (4 làn xe giai đoạn đến năm 2030, 6 làn xe giai đoạn đến năm 2050) đang được đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành trước năm 2025. Đây là tuyến đường bộ cao tốc có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh là các vùng lân cận. Tuyến hình thành sẽ là trục dọc Bắc – Nam Việt Nam, dần thay thế cho vai trò của QL1 hiện nay.

Bản đồ định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bình Thuận
Bản đồ định hướng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tỉnh Bình Thuận

(2). Các tuyến quốc lộ

Quốc lộ 1:

Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt cấp III, quy mô 4 làn xe. Xây dựng cục bộ một số đoạn đường gom của tuyến đi qua địa phân tỉnh qui mô đầu tư 2 làn xe.

Nhằm giải quyết đấu nối đường địa phương vào đường Quốc lộ 1 đảm bảo khoảng cách, an toàn giao thông và giảm áp lực lưu thông trên tuyến Quốc lộ. Trước mắt ưu tiên những đoạn qua khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị mới hình thành.

Tuyến tránh Quốc lộ 1: Tuyến đường có chiều dài 24,1 km, quy mô quy hoạch đường cấp II; điểm đầu tại Km1695+520 Quốc lộ 1 (thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc), điểm cuối tại Km1721+300 Quốc lộ 1 (xã Hàm Cường, huyện Hàm Thuận Nam). Đây là tuyến đường kết nối Cảng hàng không Phan Thiết, đồng thời là tuyến đường vành đai thành phố Phan Thiết và kết nối trục đường ven biển, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và phát triển không gian của thành phố Phan Thiết.

Quốc lộ 28:

Nối từ Phan Thiết (Bình Thuận) đến huyện Cư Jút (Đắk Nông), đoạn qua địa phận Bình Thuận dài 39,41km. Tiếp tục duy tu bảo dưỡng, nâng cấp hoàn thiện xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe, các đoạn qua khu vực đô thị xây dựng phù hợp với quy hoạch đô thị. Đoạn từ nút giao cao tốc đến QL1 vào thành phố Phan Thiết. Tuyến đã được xây dựng hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe.

Xây dựng tuyến tránh Quốc lộ 28 qua thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, giảm lưu lượng phương tiện lưu thông vào trung tâm thị trấn. Tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp III, có quy mô 4 làn xe, hướng tuyến đi về phía Đông thị trấn Ma Lâm.

Xây dựng cục bộ một số đoạn đường gom của tuyến đi qua địa phân tỉnh Bình Thuận nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ (dọc hai bên), qui mô đầu tư tối thiểu 2 làn xe. Nhằm giải quyết đấu nối đường địa phương vào đường Quốc lộ 28 đảm bảo khoảng cách, an toàn giao thông và giảm áp lực lưu thông trên tuyến Quốc lộ. Trước mắt ưu tiên những đoạn qua khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị mới hình thành.

Quốc lộ 55:

Tuyến xuất phát từ TP. Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu) qua Bình Thuận đến Lâm Đồng, dài khoảng 300 km. Riêng đoạn qua tỉnh Bình Thuận bắt đầu tư Km52+640 (giáp Bà Rịa – Vũng Tàu) đến Km205+140 (giáp Lâm Đồng); Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 24 làn xe.

Xây dựng cục bộ một số đoạn đường gom của tuyến đi qua địa phân tỉnh Bình Thuận nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ (dọc hai bên), qui mô đầu tư 2 làn xe.

Nhằm giải quyết đấu nối đường địa phương vào đường Quốc lộ 55 đảm bảo khoảng cách, an toàn giao thông và giảm áp lực lưu thông trên tuyến Quốc lộ. Trước mắt ưu tiên những đoạn qua khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị mới hình thành.

Quốc lộ 28B:

Tuyến xuất phát từ ngã ba Lương Sơn (giao với Quốc lộ 1 tại Km1656 + 880) huyện Bắc Bình và điểm cuối tại ngã ba Tahine (giao với Quốc lộ 20 tại Km185 + 600) tỉnh Lâm Đồng, với chiều dài 69km, trong đó đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận dài 51,11km. Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, quy mô 2 làn xe.

Đường bộ ven biển:

Hướng tuyến cơ bản tuân thủ Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021 của Thủ tướng Chính về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, đoạn tuyến đi qua tỉnh Bình Thuận dài khoảng 237km.

Nâng một số tuyến cấp đường tỉnh lên thành quốc lộ:

Để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an nình quốc phòng, kiến nghị bổ sung sau giai đoạn quy hoạch đầu tư nâng cấp đường ĐT766, đường ĐT717 lên thành quốc lộ và đặt tên là QL55B. Với hướng tuyến như sau:

Xuất phát từ điểm đầu ĐT766 (giao với QL1 tại Km1.797, tỉnh Đồng Nai) đi theo đường ĐT766 đến điểm giao với đường ĐT717 thuộc huyện Đức Linh, tiếp tục đi theo đường ĐT717 và nối vào đường ĐT721 của tỉnh Lâm Đồng, tuyến đi theo đường ĐT721 đến QL20 và đi trùng với QL20 (từ Km78-Km94), tiếp tục đi theo đường ĐT721 và kết thúc tại ngã giao với đường QL14 (tại Km930) thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Tổng chiều dài tuyến 170,4 km. Trong đó, chiều dài qua tỉnh Đồng Nai 12,8 km, qua tỉnh Bình Thuận 47,5 km và qua tỉnh Lâm Đồng 76,5 km (bao gồm đoạn trùng QL20 16 km), qua tỉnh Bình Phước 33,6 km.

Các tuyến đường tỉnh:

Các tuyến đường tỉnh nâng cấp cải tạo

Đường ĐT711: Điều chỉnh điểm cuối tuyến giao đường ĐT.716 tại khoảng Km33, hướng tuyến đoạn cuối tuyến (khoảng 9km) dịch về hướng trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 1,2km kết nối với các tuyến đường quy hoạch thuộc quy hoạch chung thành phố Phan Thiết và khu đô thị Long Sơn – Suối Nước, hạn chế cắt ngang khu vực đồi cát cao, kết nối trực tiếp xuống đường ĐT.716.

Điều chỉnh cục bộ đoạn cuối tuyến (khoảng 880m) thuộc quy hoạch khu đô thị Long Sơn – Suối Nước đi theo đường hiện trạng phía trước Trạm biến áp 110KV Mũi Né tránh cắt ngang qua trạm biến áp. Chiều dài tuyến sau điều chỉnh: khoảng 34,8 km.

Quy mô mặt cắt ngang: giữ nguyên theo quy hoạch GTVT được duyệt, mặt đường (kể cả lề gia cố) rộng 11m, nền đường rộng 12m.

Đường ĐT.712: Đây là một trong số công trình quan trọng của tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực, đặc biệt là du lịch. Nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, riêng đoạn 1Km đầu tuyến có nền đường rộng 27m, mặt đường rộng 14 m có dải phân cách giữ nguyên theo hiện trạng.

Đường ĐT.714: Bắt đầu từ Quốc lộ 28 đến Quốc lộ 55 dài 42km đi qua địa phận các xã miền núi Hàm Phú, La Dạ, Đa Mi có ý nghĩa chiến lược phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, và phục vụ mục đích an ninh quốc phòng. Tập trung cải tạo, nâng cấp đường hiện tại đến đạt tiêu chuẩn đường cấp III – IV. Riêng khu vực qua khu dân cư có bề rộng nền đường 13,5m, mặt rộng 9,5m.

Đường ĐT.715: Điểm đầu nối từ Km1658/QL1A đi Hàm Tiến có chiều dài 42,7km nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III

Đường ĐT.716: Tuyến nằm trong hệ thống đường ven biển quốc gia nên tuân thủ theo quy hoạch của đường ven biển quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 129/QĐ – TTg ngày 18/01/2010 và Quyết định số 1454/QĐ – TTg ngày 1/9/2021.

Đường ĐT.706B: Giữ nguyên đường hiện tại với nền đường rộng 52m, mặt đường bê tông nhựa rộng 24m đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Đường ĐT.717: tuyến đường này cùng với ĐT.766 nối 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phức, Đồng Nai, nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

Đường ĐT.718: Điểm đầu tại Km1705+700/QL1A trên địa phận Phan Thiết và điểm cuối tại Hàm Cần, Hàm Thuận Nam có chiều dài 26,4km. Đây là tuyến đường quan trọng kết nối ga Bình Thuận với hệ thống đường bộ quốc gia và Thành phố Phan Thiết. Nâng cấp, cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III, mặt đường bê tông nhựa.

Đường ĐT.719: Hiện nay, dọc tuyến đã được định hướng gắn với các quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, định hướng quy hoạch tuyến theo quy hoạch được duyệt Đối với các đoạn tuyến đi trùng đường bộ ven biển quy mô đầu tư theo đường đường ven biển.

Đường ĐT.720: Là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền huyện Tánh Linh với Quốc lộ 1, đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, nền rộng 12m, mặt đường rộng 11m.

Quy hoạch tuyến tiếp tục đấu nối với đường Tân Minh – Sơn Mỹ đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 4 làn xe. các đoạn qua thị trấn, thị tứ xây dựng theo quy hoạch được duyệt của địa phương.

Tuyến đường đã đáp ứng nhu cầu lưu thông đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân trong khu vực, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển nhanh và
bền vững trong thời gian tới.

Đường ĐT.766: tuyến đường này cùng với ĐT.717 nối 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh với các tỉnh Lâm Đồng, Bình Phức, Đồng Nai, nâng cấp mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

Các tuyến đường tỉnh hình thành mới

Đường ĐT.719 mới: Tuyến hình thành trên tuyến ĐT.719 cũ đoạn qua Tân Thành – Tân Hải, tiếp tục đi theo nền đường Tân Xuân – Tân Thắng đến ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Toàn tuyến dài khoảng 51,5km, quy hoạch đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

Đường ĐT.719B: Tuyến đang được đầu tư xây dựng với điểm đầu giao với đường ĐT.719 tại Kê Gà, điểm cuối giao với QL1 tại xã Hàm Mỹ. Tuyến thuộc thành phần của đường ven biển, quy mô đầu tư đường đô thị 4-6 làn xe.

Tuyến Liên Hương – Phan Dũng – Tà Năng (kết nối Quốc lộ 1, tỉnh Bình Thuận với Quốc lộ 27, tỉnh Lâm Đồng); điểm đầu giao với Quốc lộ 1 tại Km1613+500 (thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong), điểm cuối tuyến giao Quốc lộ 27 (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).

Đây là tuyến đường kết nối các tỉnh Nam Tây Nguyên với các tỉnh khu vực duyên hải Miền Trung và Đông Nam Bộ thông qua đường cao tốc Bắc – Nam, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng khu vực. Đoạn thuộc tỉnh Bình Thuận có chiều dài khoảng 44,3km, quy hoạch đường cấp III, đoạn Liên Hương – Phan Dũng nâng cấp cải tạo quy mô 4 làn xe, đoạn Phan Dũng – ranh tỉnh Lâm Đồng quy mô 2 làn xe.

Tuyến Thuận Hòa – Liên Hương: tuyến có điểm đầu giao với QL28 tại thị trấn Thuận Hòa, H. Bắc Bình, điểm cuối quốc lộ 1 tại xã Phong Phú. Tuyến hình thành trên cơ sở nâng cấp đường dọc kênh liên huyện tạo nên trục dọc liên kết chuổi đô thị niềm núi tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng khu vực. quy hoạch đường cấp III, quy mô 2 – 4 làn xe.

Các tuyến giao thông kết nối:

Quy hoạch các trục đường giao thông kết nối hệ thống hạ tầng giao thông quan trọng quốc gia đến Khu du lịch ven biển quốc gia Mũi Né, đến các đô thị – du lịch, các khu công nghiệp và các khu vực tiềm năng của tỉnh:

(i). Kết nối các điểm liên thông trên đường bộ cao tốc: gồm 07 tuyến giao thông, đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp III đồng bằng, quy mô tối thiếu 2 làn xe:

Đường kết nối cao tốc đến Quốc lộ 1 tại xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong (Giáp khu công nghiệp Tuy Phong): Tuyến kết nối đường bộ cao tốc với Quốc lộ 1 tại Km1589+100. Chiều dài khoảng 2,6km. Quy mô xây dựng đường cấp III, quy mô 4 làn xe.

Đường kết nối cao tốc từ xã Hải Ninh, huyện Bắc Bình đến khu vực ven biển Hòa Phú, huyện Tuy Phong: Điểm đầu tuyến về Km1638+000 Quốc lộ 1 tuyến đi theo quy hoạch đường vành đai thị trấn Chợ Lầu, kết nối với điểm đầu đường từ Quốc lộ 1 (Chợ Lầu) – Hòa Phú tạo thành trục liên thông kết nối đến khu vực ven biển Hòa Phú, huyện Tuy Phong. Chiều dài tuyến khoảng 7,2 km, quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe.

Đường kết nối cao tốc từ thị trấn Lương Sơn đến khu vực ven biển Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Là thành phần của đoạn tuyến QL28B từ cao tốc đến TT. Lương Sơn, và ĐT.715 từ Lương Sơn đến Hòa Thắng. Quy hoạch tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 4 làn xe.

Đường kết nối cao tốc thông qua QL28 đến QL1 vào thành phố Phan Thiết. Nâng cấp tuyến hoàn thiện đạt tiêu chuẩn đường cấp II -III, quy mô 4 làn xe.

Đường kết nối cao tốc từ xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam đến khu vực ven biển Tiến Thành, thành phố Phan Thiết. Trong đó:

  • Đoạn từ cao tốc (Mỹ Thạnh) – QL1, quy mô 4 làn xe
  • Đoạn QL1 (Hàm Kiệm) – Tiến Thành tiêu chuẩn đường đô thị, quy mô 6 làn xe

Đường kết nối cao tốc từ Tân Nghĩa đến khu vực ven biển Sơn Mỹ, Tân Thắng, Thắng Hải, huyện Hàm Tân. Tuyến thuộc đoạn tuyến QL55. Quy mô 2-4 làn xe.

Đường kết nối từ ĐT720 xã Tân Minh, huyện Hàm Tân đến Khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân. Đây là đoạn tuyến thuộc đường ĐT720 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 4 làn xe.

(ii). Kết nối giao thông đến cảng hàng không Phan Thiết, khu du lịch quốc gia Mũi Né, mở rộng đô thị Phan Thiết, đô thị La Gi: 06 tuyến giao thông chính.

Đường tránh QL1 qua thành phố Phan Thiết: điểm đầu tại Km1692+000 QL1 (xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc) đến Km1695+520 QL1 (thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc). Xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe.

Đường QL1 – Hàm Tiến (kết nối đến CHK Phan Thiết): điểm đầu tuyến trùng với điểm cuối tuyến đường tránh thành phố Phan Thiết. Xây dựng tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp I – II, quy mô tối thiểu 4 làn xe.

Đường vành đai Hàm Thắng – cảng hàng không Phan Thiết: tuyến thuộc hệ thống đường vành đai thành phố Phan Thiết kết nối đến CHK. Quy hoạch tuyến đạt quy mô tối thiểu 4 làn xe, đoạn qua khu vực phát triển đô thị xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

Đường Lê Lợi, thành phố Phan Thiết: tuyến thuộc dự án đường Lê Lợi nối dài, quy mô nền đường 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn đừng đô thị.

Đường Trương Văn Ly, thành phố Phan Thiết kết nối trung tâm thành phố Phan Thiết về phía Tây quy mô nền đường 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

Đường ĐT711 (kết nối QL28 đến QL1 đến Khu đô thị Long Sơn – Suối Nước, phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết): Tuyến đi qua các khu vực phát triển đô thị của thành phố Phan Thiết (KĐT Long Sơn – Suối Nước), quy mô tuyến theo quy hoạch được duyệt đạt 4 làn xe, tiêu chuẩn đường đô thị.

Đường tránh ĐT719, thị xã La Gi kết hợp phục vụ phát triển cụm công nghiệp Tân Bình: là trục giao thông chính tạo động lực phát triển các cụm công nghiệp khu vực Tân Bình và phát triển đô thị La Gi. Quy hoạch tuyến tuân thủ Quy hoạch chung thị xã La Gi đến năm 2035 và đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1061/QĐ-UBND ngày 25/4/2019.

Đường Nguyễn Minh Châu, kết nối từ quốc lộ 1A về đường tỉnh 709 quy mô nền đường 4 làn xe, đạt tiêu chuẩn đường đô thị.

(iii). Phát triển hạ tầng giao thông phục vụ phát triển dịch vụ Logistics tại khu vực Cảng tổng hợp Quốc tế Vĩnh Tân: gồm 05 tuyến.

QL28B tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng (kết nối Quốc lộ 1, tỉnh Bình Thuận với Quốc lộ 20, tỉnh Lâm Đồng).

QL55, đoạn từ Km52+640 đến Km97+692 (từ giáp ranh giới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến giao Quốc lộ 1 tại Km1750+575).

QL28 (đoạn từ Km19+000, tỉnh Bình Thuận đến Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).

Tuyến Liên Hương – Tà Năng – QL27 (kết nối QL1, tỉnh Bình Thuận với QL27, tỉnh Lâm Đồng), với chiều dài khoảng 81 km, quy mô quy hoạch đường cấp III; điểm đầu giao với QL1 tại Km1.613+500 (thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong), điểm cuối tuyến giao QL27 (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng).

QL55B (định hướng) kết nối tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng và Bình Phước.

Giao thông đường sắt tỉnh Bình Thuận

Tập trung phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư nâng cấp, cải tạo bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (đến năm 2030) để đạt tốc độ chạy tàu bình quân 80-90 km/giờ đối với tàu khách và 50-60 km/giờ đối với tàu hàng.

Ưu tiên xây dựng đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, cửa khẩu quốc tế chính; triển khai đầu tư 02 đoạn ưu tiên Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, trong đó, xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao đoạn Nha Trang – TP. Hồ Chí Minh, dài 370 km, khổ 1.435 mm, với đường đôi điện khí hóa.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận101 được quy hoạch:

  • Các ga đường sắt tốc độ cao (HSR) gồm: ga Phan Rí, Mương Mán và La Gi;
  • Các ga đường sắt thường gồm: ga Sông Mao, Bình Thuận, Sông Phan.

Ngoài ra, định hướng phát triển hạ tầng giao thông kết nối giữa các ga đường sắt tốc độ cao và ga đường sắt thường (bằng các dịch vụ vận chuyển con thoi giữa hai ga bằng đường sắt nhẹ, xe buýt hay xe điện con thoi), đảm bảo luân chuyển hành khách giữa các tuyến, đồng thời đảm bảo kết nối với các đô thị trên tuyến.

Cảng biển tỉnh Bình Thuận

Tuân thủ Quyết định số 1579/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/9/2021 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hệ thống cảng biển Bình thuận thuộc nhóm cảng biển số 3, Loại II gồm các bến cảng:

(1). Khu Bến Vĩnh Tân:

(i). Phạm vi gồm: Vùng đất ven biển và vùng nước thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong.

(ii). Chức năng: Phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận và một phần hàng hóa khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời.

(iii). Cỡ tàu: Trọng tải đến 100.000 DWT.

(2). Khu Bến Sơn Mỹ:

(i). Phạm vi gồm: Vùng đất ven biển và vùng nước thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân.

(ii). Chức năng: phục vụ trực tiếp KCN Sơn Mỹ, tổng kho LNG Sơn Mỹ và trung tâm điện lực Sơn Mỹ. Có bến hàng lỏng/khí, bến tổng hợp, bến khách phù hợp với nhu cầu và năng lực của chủ đầu tư.

(iii). Cỡ tàu: tàu hàng lỏng/khí trọng tải đến 150.000 tấn; tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu khách quốc tế phù hợp với nhu cầu thực tế.

(3). Các khu bến khác gồm có:

(i). Bến cảng Kê Gà: Phạm vi bao gồm vùng vùng nước ngoài khơi Kê Gà. Chức năng là bến chuyên dùng phục vụ nhà máy điện khí LNG Kê Gà được phát triển phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Cỡ tàu phù hợp với nhu cầu và năng lực nhà đầu tư.

(ii). Các bến cảng ngoài khơi (các mỏ: Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Thăng Long – Đông Đô…) là các bến chuyên dùng dầu khí được phát triển phù hợp với nhu cầu hoạt động khai thác mỏ;

(iii). Bến cảng Phan Thiết, Phú Quý (huyện đảo Phú Quý) là bến tổng hợp phục vụ phát triển KTXH địa phương và bến khách phục vụ tuyến từ bờ ra đảo, tiếp nhận tàu hàng, tàu khách đến 5.000 DWT.

Cảng hàng không tỉnh Bình Thuận

Cảng hàng không Phan Thiết đang được xây dựng theo Điều chỉnh quy hoạch chi tiết giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 1925/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2018.

  • Vị trí, chức năng: là cảng hàng không nội địa có hoạt động bay Quốc tế.
  • Cấp sân bay: 4E và sân bay quân sự cấp I.
  • Công suất: đạt 2,0 triệu HK/năm.
  • Nhu cầu sử dụng đất: 835,56 ha (Trong đó 550,56 ha theo Quyết định số 1925/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2018; 30 ha đất quân sự và đường giao thông kết nối, 255 ha đường cất hạ cánh số 02 theo Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư số 25/QĐ-TTg ngày 18/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Hồ sơ QH tỉnh Bình Thuận 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Thuận : TP Phan Thiết, TX La Gi, Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong.)

4.7/5 - (7 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2040
Bài tiếp theoQuy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây