Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Phan Thiết, TX La Gi và 8 huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong.

    Cập nhật: Quyết định số 1701/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận

    Bình Thuận là tỉnh cực Nam vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (tọa độ địa lý 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến 108o52’42” kinh độ Đông);

    • Phía Bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận;
    • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai;
    • Phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
    • Phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông.

    Là một trong 28 tỉnh, thành phố giáp biển của cả nước, Bình Thuận có vị trí cầu nối, gắn kết giữa các địa phương ở vùng Đông Nam Bộ – Duyên hải Nam Trung Bộ – Tây Nguyên. Có khoảng cách không quá xa với Thành phố Hồ Chí Minh (cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 200 km); cách thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, trung tâm du lịch lớn của cả nước khoảng 250 km.

    Bình Thuận với tổng diện tích tự nhiên 7.943,93kmvà diện tích vùng biển do tỉnh Bình Thuận quản lý có diện tích 52.000 km2, diện tích vùng biển đưa vào quy hoạch là 20.288 km² trên phạm vi 10 đơn vị hành chính: 01 Thành phố (Phan Thiết); 01 Thị xã (La Gi) và 08 huyện (Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Tân, Phú Quý).


    Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 183km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 753km và cách thủ đô Hà Nội 1.520km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.

    Mục tiêu phát triển hệ thống đô thị

    Mục tiêu tổng quát và tầm nhìn đến 2050

    Phát triển hệ thống đô thị bền vững, từng bước hình thành hệ thống đô thị hiện đại, thông minh và văn minh với chất lượng cuộc sống cao; có mật độ kinh tế, năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh tế đô thị cao, môi trường xanh, sạch đưa Bình Thuận trở thành một điểm đến trên phạm vi toàn cầu. Trong đó:

    (i) Thành phố Phan Thiết hoàn thành các tiêu chí đô thị du lịch loại II trong thời kỳ 2021 – 2030, và các tiêu chí đô thị loại I trong thời kỳ 2031 – 2050;

    (ii) Hình thành thành phố La Gi đô thị loại III trên cơ sở thị xã La Gi trong thời kỳ 2021 – 2025, hoàn thành các tiêu chí cơ bản của đô thị loại II trong thời kỳ 2026-2030 để tiến tới hình thành thành phố La Gi đô thị loại II trong thời kỳ 2031 – 2050 trên cơ sở nâng cấp, mở rộng thị xã La Gi hiện nay;

    (iii) Hình thành thị xã mới ở khu vực phía Bắc tỉnh Bình Thuận đô thị loại III, trên cơ sở nâng cấp, mở rộng hệ thống đô thị hiện hữu hiện nay trong thời kỳ 2031 – 2050;

    (iv) Các trung tâm huyện lỵ khác cơ bản hoàn thành các tiêu chí đô thị loại IV.

    Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

    Xây dựng thành phố Phan Thiết hướng tới các tiêu chí đô thị loại I; thị xã La Gi trở thành thành phố La Gi (giai đoạn 2025-2030) và hướng tới các tiêu chí đô thị loại II; các đô thị Võ Xu, Phan Rí Cửa, Liên Hương đạt phần lớn các tiêu chí đô thị loại IV.

    Từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ, hiện đại về hạ tầng của các đô thị còn lại, nhất là các trung tâm huyện lỵ; hình thành một số khu đô thị mới, khu đô thị chức năng hiện đại, trước hết là hình thành khu đô thị CHK Phan Thiết,  đô thị Vĩnh Tân, đô thị Sơn Mỹ.

    Về chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hóa dự kiến tăng từ 38,6% (năm 2020) lên khoảng 40-45% (năm 2025) và khoảng trên 50,8% (năm 2030). Dự kiến cuối giai đoạn tầm nhìn (đến năm 2050) có thể đạt tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65-70%.

    Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông vận tải

    Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

    Tập trung đầu tư hệ thống  giao thông kết nối liên vùng, liên tỉnh, mở rộng không gian mới để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Quy hoạch các tuyến đường đảm bảo quy mô, cấp đường trong từng giai đoạn đến năm 2030, có tầm nhìn đến năm 2050 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng, nâng cấp các tuyến đường trong giai đoạn sau năm 2030.

    Đường bộ:

    Đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường ven biển quốc gia theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ quốc gia trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nâng cấp mở rộng hệ thống quốc lộ trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Nâng cấp, cải tạo, mở mới một số tuyến đường tỉnh có tính chất quan trọng đạt từ cấp II – III, các tuyến còn lại tối thiểu đạt cấp IV.

    Xây dựng mới, nâng cấp cải tạo các trục giao thông kết nối với mạng lưới giao thông quan trọng quốc gia (đường quốc lộ 1A, đường bộ cao tốc, đường sắt, cảng hàng không Phan Thiết, cảng tổng hợp Vĩnh Tân, cảng tổng hợp Sơn Mỹ) đến các khu đô thị, du lịch (nhất là Khu du lịch ven biển quốc gia Mũi Né), các khu, cụm công nghiệp và các khu vực tiềm năng phát triển của tỉnh.

    Phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, đảm bảo 100% đường huyện, tối thiểu 85-100% đường xã và 80-95% đường thôn, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa; đường huyện, đường xã đạt được các thông số kỹ thuật để đưa vào các cấp đường theo tiêu chuẩn kỹ thuật đường ô tô.

    Bảo đảm tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đạt bình quân từ 16 – 26% so với quỹ đất xây dựng đô thị.

    Đường sắt:

    Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II, nghiên cứu xây dựng các tuyến đường nhánh kết nối đến cảng biển Vĩnh Tân phục vụ vận tải hàng hóa cho khu vực Logistics Vĩnh Tân; cải tạo tuyến nhánh từ Ga Bình Thuận đến ga Phan Thiết phục vụ vận tải hành khách chất lượng cao; xây dựng đường sắt tốc độ cao quốc gia theo quy hoạch được phê duyệt; xây dựng hệ thống các ga đường sắt và hạ tầng kết nối đến hệ thống giao thông đối ngoại.

    Cảng biển:

    Hoàn thành việc mở rộng nâng cấp các cảng trên địa bàn tỉnh, trong đó cảng biển Vĩnh Tân, cảng Sơn Mỹ phục vụ vận chuyển hàng hóa, phát triển công nghiệp, năng lượng, các cảng Phú Quý, Phan Thiết, Kê Gà phục vụ cho phát triển du lịch và vận tải hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân và các bến cảng ngoài khơi chuyên dùng cho khai thác dầu khí.

    Xây dựng cảng du lịch đón các tàu du lịch quốc tế 5 sao. Nghiên cứu xây dựng cảng chuyên dùng phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến sâu titan gắn với xuất khẩu sản phẩm.

    Cảng hàng không:

    Xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng cảng hàng không Phan Thiết đạt cấp 4E, công suất đạt 2 triệu HK/năm theo đúng tiến độ.

    Thực hiện duy tu, bảo dưỡng và nghiên cứu cải tạo, nâng cấp, mở rộng năng lực khi cần thiết đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Nghiên cứu đầu tư xây dựng sân bay chuyên dùng và cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển đảo Phú Quý.

    Đường thủy nội địa:

    Cải tạo các cửa sông gắn với phương án phát triển cảng cá, khu vực tránh trú bão đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền vận tải tại các cửa sông ở Phan Thiết, Phú Hải, La Gi, Phan Rí Cửa, Liên Hương…

    Tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra điều kiện an toàn, trang bị phương tiện cứu sinh… nhằm đảm bảo an toàn đối các hoạt động của tàu thuyền. Xây dựng các bến thuyền – bến thủy nội địa phục vụ tuyến đường thủy nội địa ven bờ gắn với phương án phát triển các khu, điểm du lịch dọc bờ biển.

    Tầm nhìn đến năm 2050

    Hoàn thiện mạng lưới đường hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, đảm bảo sự kết nối với mạng lưới hạ tầng giao thông quốc gia, vùng và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, bảo đảm thuận tiện, an toàn, chi phí hợp lý.

    Tải liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Bình Thuận

    Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận 5 năm (2021 – 2025) gồm: Báo cáo thuyết minh, phụ lục, bản đồ sử dụng đất

    Báo cáo quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050

    1. Bản đồ vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận

    2. Bản đồ hiện trạng điều kiện tự nhiên

    3. Bản đồ hiện trạng kinh tế – xã hội

    4. Bản đồ hiện trạng phân bố dân cư, hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn

    5.1 Bản đồ thực trạng bố trí không gian hạ tầng kỹ thuật

    5.2 Bản đồ chuyên đề về thực trạng bố trí không gian hạ tầng xã hội

    6. Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng

    7. Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn

    8. Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

    9. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội

    10. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

    11. Sơ đồ, bản đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất

    12. Sơ đồ, bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

    13. Bản đồ định hướng bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học

    14. Bản đồ định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu

    15. Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây