Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

211
Phương án quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
Phương án quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
Mục lục

    Phương án quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Mục tiêu phát triển

    – Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 37% – dự kiến có 18 đô thị;  Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40% – dự kiến có 27 đô thị

    – Tỉ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đến năm 2025 đạt tối thiểu 12 – 17%, đến năm 2030 đạt 17 – 24%. Diện tích đất cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 – 8 m2 vào năm 2025, khoảng 8 – 10 m² vào năm 2030. Diện tích nhà ở bình quân đầu người phấn đấu tại khu vực đô thị đạt khoảng 28 m2 sàn/người vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 32 m2 sàn/người..

    –  Đến năm 2030, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hoá hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Nhựa hoá và bê tông hoá 99% đường huyện và cứng hoá 99% đường xã, thôn của tỉnh.

    – Năm 2030, 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, 99% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;


    – Đến năm 2030, 100% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom  xử lý; 85% số các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường;

    – Năm 2030, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

    Mô hình phát triển đô thị

    Nhìn chung, mô hình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Nam vẫn phát triển theo hình thái được định hướng trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Nam. Các đô thị phát triển theo chuỗi dựa trên các tuyến giao thông chính đã được định hình:

    – 02 chuỗi đô thị Bắc Nam nằm ở vùng Đông tỉnh Quảng Nam, dựa trên 02 Tuyến giao thông chính: QL1A và tuyến đường bộ ven biển.

    – 04 chuỗi đô thị Đông Tây nằm ở Vùng Tây dựa trên các tuyến giao thông chính: QL40B; QL14E và tuyến đường HCM; QL14B, QL14D và đường HCM; QL14G và ĐT 606.

    – Mỗi chuỗi được xác định các đô thị chính và đô thị thứ yếu. Các đô thị chính là chủ thể của chuỗi, đóng vai trò tính chất nổi trội cho chuỗi hành hàng kinh tế.

    Mô hình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam
    Mô hình phát triển đô thị tỉnh Quảng Nam

    a) Mô hình phát triển đô thị vùng đông

    Như đã nó ở trên, các đô thị vùng Đông được phát triển theo hai hành lang Bắc Nam: Dọc QL1A và dọc Tuyến đường ven biển. Các đô thị Điện Bàn, Tam Kỳ và Chu Lai sẽ nằm trên cả hai hành lang QL1A và tuyến đường ven biển.

    Trong hai chuỗi đô thị Bắc Nam sẽ xác định 4 đô thị chính: Núi Thành, Tam Kỳ và cụm đô thị Hội An, Điện Bàn các đô thị còn lại là đô thị thứ yếu.

    Đối với các đô thị gắn với Tuyến QL1A ưu tiên phần không gian gắn với QL1A phát triển công nghiệp.

    Đối với các đô thị tiếp cận với tuyến đường ven biển, phần không gian tiếp cận với với tuyến đường bộ này ưu tiên phát triển công nghiệp.

    b) Mô hình phát triển đô thị vùng Tây

    Các đô thị vùng Tây được phát triển theo 04 chuỗi đô thị theo 04 tuyến giao thông Đông Tây chủ đạo:

    – Đối với tuyến Đông Tây QL40B chuỗi đô thị gồm đô thị: đô thị Tiên Kỳ, đô thị Trà Mỳ, đô thị Tắc Pỏ. Trong đó, đô thị  Trà My là đô thị chính của chuỗi.

    – Đối với tuyến Đông Tây QL14E và đường HCM, chuỗi đô thị gồm các đô thị: đô thị Việt An, đô thị Tân An, đô thị Phước Hiệp, đô thị Khâm Đức trong đó đô thị chính của chuỗi là đô thị Khâm Đức.

    – Đối với tuyến Đông Tây QL14D, chuỗi đô thị gồm các đô thị: đô thị Lâm Tây, đô thị Trung Phước, đô thị Thạnh Mỹ – Bến Giằng, đô thị Chà Val. Với chuỗi đô thị này, đô thị Chà Val là đô thị chính trong chuỗi.

    – Đối với tuyến Đông Tây QL14G, chuỗi đô thị gồm các đô thị: đô thị Sông Vành, đô thị P’Rao, đô thị Tơ Viêng. Đối với chuỗi đô thị này đẩy mạnh phát triển KTCK Tây Trang trở thành một trung tâm trong chuỗi.

    c) Mô hình cho từng đô thị

    • Mô hình đô thị du lịch
    • Mô hình đô thị hành chính – TMDV
    • Mô hình đô thị Cảng
    • Mô hình đô thị sân bay
    • Mô hình đô thị công nghiệp CNC – dịch vụ Logistic
    • Mô hình đô thị cửa khẩu
    • Mô hình đô thị nông nghiệp

    Tỉ lệ đô thị hóa

    Năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 26,33%, trong đó vùng Đông: 29,48%, vùng Tây: 13,79%.

    Đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh khoảng 45,5%, trong đó vùng Đông: 47,9%, vùng Tây: 36%.

    Đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 55,8%, trong đó vùng Đông: 60,4%, vùng Tây: 39,4%.

    Phương án phát triển hệ thống đô thị

    – Năm 2020, tỉnh Quảng Nam hiện có 18 đô thị, tỉ lệ đô thị hoá đạt 26,33%

    – Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45,5% – dự kiến có 20 đô thị, bao gồm:

    • 02 đô thị loại 2: thành phố Tam Kỳthành phố Hội An
    • 01 đô thị loại 3: Thị xã Điện Bàn
    • 04 đô thị loại 4: ĐT Nam Phước, TT Núi Thành, ĐT Hà Lam, ĐT Đông Phú
    • 04 đô thị loại 5 (hình thành mới): ĐT Duy Hải – Duy Nghĩa, Vĩnh Phước-Lâm Tây, TT Tắc Pỏ-Trà Mai, ĐT Bình Minh.
    • 09 đô thị loại 5: TT. Trà My, TT. Ái Nghĩa, TT. P’rao, TT. Tân An, TT. Thạnh Mỹ, ĐT Phú Thịnh, TT. Khâm Đức, TT. Đông Phú và TT. Tiên Kỳ

    – Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55,8% – dự kiến có 28 đô thị, bao gồm:

    • 01 đô thị loại 1: thành phố Tam Kỳ
    • 01 đô thị loại 2: thành phố Hội An
    • 03 đô thị loại 3: Điện Bàn, Núi Thành, Hà Lam
    • 04 đô thị loại 4: Nam Phước, Ái Nghĩa, Thạnh Mỹ, Khâm Đức
    • 11 đô thị loại 5: TT. Trà My, ĐT Duy Hải – Duy Nghĩa, TT. P’rao, TT. Tân An, ĐT Phú Thịnh, TT. Đông Phú, TT. Tiên Kỳ, ĐT Bình Minh, TT. Tắc Pỏ-Trà Mai, Vĩnh Phước-Lâm Tây.
    • 08 đô thị loại 5 (hình thành mới): Vĩnh Phước – Lâm Tây, Sông Vàng, Việt An, Sông Trà, Phước Hiệp, A Xan, Kiểm Lâm, TT Tơ Viêng, Trung Phước.

    Phương án tổ chức và phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn

    Phương án tổ chức:

    Hệ thống các điểm dân cư nông thôn được bố trí trên cơ sở các định hướng về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế toàn vùng cũng như hiện trạng phân bố dân cư. Địa điểm xây dựng các điểm dân cư nông thôn phải hạn chế tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu, thuận tiện trong kết nối giao thông với các tuyến đường liên xã, liên huyện, phù hợp với tập quán sinh hoạt và sản xuất, đáp ứng yêu cầu sinh sống và sản xuất của người dân theo đúng các tiêu chí nông thôn mới được quy định.

    Dân cư vùng nông nghiệp ở phân tán trong vùng sản xuất lúa, nông nghiệp phân bố tại phía Tây tỉnh, được dự báo có sự tác động lớn đến dân cư khi phát triển các dự án khai thác chuyển đổi nhiều quỹ đất. Việc giải quyết yêu cầu tái định cư, đào tạo lao động công nghiệp, dịch vụ cho khu vực này là vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện, cần có sự tham gia của cả chính quyền và các nhà đầu tư.

    Dân cư dịch vụ phân bố dọc theo các trục tỉnh lộ và lân cận các đô thị – công nghiệp tập trung là các vùng dân cư nông thôn có nhiều điều kiện đô thị hoá trên cơ sở tham gia các hoạt động dịch vụ và sử dụng các điều kiện HTKT. Đây là vùng dân cư cần được quản lý, nâng cấp điều kiện ở và dịch vụ HTXH để có thể chuyển hoá thành bộ phận dân cư đô thị.

    Phương án phân bố:

    Bố trí sắp xếp ổn định dân cư nông thôn hướng tới hình thành các điểm dân cư theo tiêu chí nông thôn mới, phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan. Sắp xếp dân cư nhằm phát triển kinh tế – xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo chung trên địa bàn tỉnh mang tính bền vững, giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, hạn chế tình trạng dân di cư tự do.

    Phát triển nhưng phải dựa trên cơ sở tôn trọng phong tục, tập quán của từng dân tộc, trên nguyên tắc tự nguyện, có sự tham gia của các hộ gia đình để bố trí các điểm dân cư mới phù hợp với truyền thống văn hóa của từng dân tộc và bố trí xen ghép các điểm dân cư cũ đảm bảo tính cộng đồng, không gây ra những biến động lớn trong đời sống nhân dân ở nơi ở mới

    Thứ tự ưu tiên phân bố các điểm dân cư nông thôn: Ưu tiên sắp xếp các hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai nguy hiểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn, các hộ có tiềm ẩn về di cư tự do.

    Phát triển trên cơ sở duy trì sự ổn định của hệ thống khu dân cư sẵn có. Đồng thời phát triển các khu vực dân cư mở rộng (các khu giãn dân, các trung tâm xã) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nội tại của dân cư nông thôn.

    Từng bước cải tạo và mở rộng không gian công cộng truyền thống tại các thôn bản nhằm đáp ứng những hoạt động cộng đồng, phát huy sắc thái văn hoá cộng đồng ở từng địa phương.

    Phát triển nông thôn bền vững. Cần cân đối giữa nhu cầu phát triển các không gian chức năng phục vụ phát triển KT-XH, đồng thời duy trì bảo vệ hệ sinh thái nông thôn.

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại chỗ. Không gian dân cư nông thôn phải đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương như sản xuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp và TTCN.

    Đối với những khu vực có ngành nghề truyền thống (làng nghề) dành diện tích dự trữ đất cho phát triển sản xuất ngành nghề và thương mại dịch vụ ngành nghề.

    Đối với các khu dân cư thuần nông, có định hướng chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, áp dụng mô hình kinh tế trang trại. Bố trí các điểm dịch vụ thương mại hàng hoá tại các trung tâm các xã, nhằm khuyến khích phát triển trao đổi sản phẩm nông nghiệp hàng hoá.

    Quy hoạch các khu dân cư mới theo nhu cầu thực tế của từng địa phương nhưng phải được dựa trên quy hoạch và được đầu tư xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng và gắn kết hài hòa với khu cũ.

    Các khu dân cư quy mô quá nhỏ hình thành tự phát không phù hợp sẽ từng bước di chuyển về khu được quy hoạch dãn dân tập trung.

    Đảm bảo đồng bộ giữa nhu cầu ở, dịch vụ với phát triển sản xuất nông nghiệp – TTCN và nghỉ ngơi giải trí.

    Giải pháp phát triển khu dân cư nông thôn

    Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn trong vùng đô thị

    Gồm các làng xã  ngoại thị của đô thị lớn  có khả năng kết nối với đô thị, chịu các tác động của quá trình đô thị hoá như chuyển đổi nghề nghiệp, bị thu hồi đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp và đô thị. Trong tương lai có thể trở thành một bộ phận của đô thị.

    Nhanh chóng tạo các liên kết về hạ tầng kỹ thuật, giao thông với đô thị để tạo điều kiện phát triển các hoạt động dịch vụ cho đô thị, cung cấp thị trường lao động, là môi trường cư trú tốt cho một số đối tượng dân cư đô thị.

    Tốc độ thu hồi đất nông nghiệp dành cho phát triển đô thị, công nghiệp phải đi liền với việc tạo cơ hội việc làm, chính sách chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân. Đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động khu công nghiệp và hoạt động dịch vụ du lịch.

    Phát triển các làng xã đô thị hoá phải đi đôi với việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống, giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, chính sách quản lý xây dựng chặt chẽ.

    Làng xã đô thị hoá có xu hướng tăng dân số, phải có quỹ đất và chính sách đầu tư hợp lý để xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội (trường học, nhà trẻ mẫu giáo, trạm y tế…) và nâng cao chất lượng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

    Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn ven biển

    Đối với các làng chài ven biển áp dụng mô hình kết hợp các hoạt động nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và đánh bắt cá.

    Theo định hướng phát triển kinh tế biển, nuôi trồng thuỷ sản vẫn là một hướng phát triển kinh tế trong vùng. Các làng xã có vai trò quan trọng duy trì nguồn nhân lực lao động có kinh nghịêm với nghề đi biển và nuôi trồng thuỷ sản.

    Phát triển các mô hình kinh tế mới có kỹ thuật cao để tăng hiệu quả sản xuất và nuôi trồng. Là nguồn cung cấp cho các nhà máy chế biến thuỷ sản. Đảm bảo việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản với việc gìn giữ môi trường. Tạo các môi trường có khả năng phát triển bền vững, đóng góp vào việc khôi phục hệ sinh thái tự nhiên, sự đa dạng sinh học trong khu vực.

    Các làng xã này nằm gần biển có khả năng phát triển hoạt động du lịch trải nghiệm như dịch vụ du lịch (ẩm thực), du lịch văn hoá (tham dự hoạt động lễ hội của làng đi biển, lễ cầu ngư, thăm quan cuộc sống của người dân biển…)

    Các tuyến giao thông liên kết từ các làng với tuyến đường ven biển là tuyến liên kết quan trọng phải được thiết lập để tạo điều kịên cho người dân tiếp cận tốt thị trường tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ xã hội.

    Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn gắn với vùng nông nghiệp miền núi

    Sự phát triển mạng lưới điểm dân cư nông thôn gắn với nông nghiệp được hình thành trên cơ sở các điểm dân cư làng xã hiện có. Hạn chế việc di dời lớn, không khuyến khích việc phát triển có xu hướng tự phát dọc các tuyến đường liên xã, huyện. Dạng phát triển phân tán rất khó khăn cho việc đảm bảo điều kiện phục vụ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tạo lập các khu vực sinh thái.

    Liên kết các điểm dân cư bằng hệ thống giao thông kết nối với các tuyến đường liên vùng và hệ thống đô thị chính là tiền đề cơ bản định hình mạng lưới dân cư nông thôn, thiết lập mạng lưới dân cư nông thôn phát triển đồng đều, chuyển hoá dần theo xu thế đô thị hoá.

    Hồ sơ QH tỉnh Quảng Nam 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch đô thị tỉnh Quảng Nam : Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây