Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

318
Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch và phát triển 14 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích 3.536,8 ha (Trong đó 10 khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai).

Trong 14 khu công nghiệp, hiện có 10 khu công nghiệp đang hoạt động và có tổng diện tích 2.374,4 ha (diện tích đất công nghiệp là 1.729,5 ha); 02 khu công nghiệp trong giai đoạn giải phóng mặt bằng (KCN ThaCo Chu Lai và KCN Tam Anh 1); 01 KCN đang thực hiện các bước phân kỳ dự án, ký quỹ đầu tư (KCN Tam Anh-An Hoà) và 01 KCN chưa có nhà đầu tư hạ tầng (KCN Phú Xuân).

Đến nay đã có 224 dự án đầu tư thứ cấp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/chấp thuận đầu tư tại các khu công nghiệp (149 dự án trong nước và 74 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt gần 75.546 tỷ đồng (tương đương 3,615 tỷ USD).

Hiện diện tích đất của các doanh nghiệp đã thuê hoặc đăng ký là 930,5 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 53,8% đất công nghiệp có thể cho thuê của 10 khu công nghiệp đang hoạt động.

Ngoài KCN cơ khí ô tô Chu Lai-Trường Hải được tập trung sản xuất sản phẩm cơ khí, CNHT, các khu công nghiệp còn lại đều đang hoạt động theo mô hình khu công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực.

Đầu tư phát triển khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Khu công nghiệp thuộc Khu kinh tế mở Chu Lai

Theo Quyết định 1737/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích khu công nghiệp được quy hoạch trong khu kinh tế là 4.950 ha. Trong khu kinh tế đã có 10 khu công nghiệp được cấp phép với tổng diện tích 2.712 ha/4.950 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê khoảng 2.039,6 ha.

Hiện 07/10 khu công nghiệp đang hoạt động có tổng diện tích phê duyệt 1.657,6 ha (đất công nghiệp chiếm 75,2% diện tích). Đến nay, tỷ lệ lấp đầy của 07 khu công nghiệp đạt 53,3% đất công nghiệp. Trong đó, đạt cao nhất là 02 KCN Cơ khí ô tô Chu Lai (đạt 73,9%) và KCN Tam Thăng (72,4%); tiếp theo là KCN Cảng và hậu cần Tam Hiệp (62,3%); KCN Bắc Chu Lai (60,0%); KCN Cảng và hậu cần Chu Lai-Trường Hải (38,3%) và thấp nhất là KCN Tam Thăng 2 (12,1%) và KCN Tam Anh-Hàn Quốc đạt 5,3%.

Ba khu công nghiệp còn lại là KCN Tam Anh 1, KCN ThaCo Chu Lai và KCN Tam Anh-An Hoà, có tổng diện tích 1.054,4 ha đều đã có chủ đầu tư hạ tầng và đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và hoàn thành các thủ tục để chuẩn bị đầu tư.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:53 AM, 20/04/2024)


Khu công nghiệp nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai

Có 04 khu công nghiệp quy hoạch nằm ngoài Khu kinh tế mở Chu Lai có tổng diện tích phê duyệt là 824,8 ha, bao gồm 03 khu công nghiệp đang hoạt động là KCN Điện Nam-Điện Ngọc (Tx Điện Bàn) diện tích 357,08 ha; KCN Thuận Yên (Tp Tam Kỳ), 148,42 ha; KCN Đông Quế Sơn (huyện Quế Sơn), diện tích 211,2 ha và 01 khu công nghiệp đang thu hút nhà đầu tư hạ tầng là KCN Phú Xuân (huyện Phú Ninh), diện tích khoảng 108 ha.

Đến nay, 03 khu công nghiệp đang hoạt động đã thu hút được 99 dự án sản xuất (36 dự án FDI), đạt tỷ lệ lấp đầy 55,1% diện tích đất công nghiệp (266,2 ha/482,8 ha). Trong đó:

  • KCN Điện Nam-Điện Ngọc (Tx Điện Bàn) đã thu được 68 dự án đầu tư (29 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 15.633 tỷ đồng (tương đương 672,72 triệu USD) và lấp đầy 78,5% đất công nghiệp.
  • KCN Thuận Yên (Tp Tam Kỳ), đã thu hút được 16 dự án đầu tư (03 dự án FDI), đạt tỷ lệ lấp đầy 35,9%.
  • KCN Đông Quế Sơn (huyện Quế Sơn), hiện có 15 dự án đầu tư (04 dự án FDI), lấp đầy 23,0% đất công nghiệp có thể cho thuê của khu công nghiệp.

Đầu tư phát triển cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam

Thực trạng quy hoạch cụm công nghiệp

Theo Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, có xét đến năm 2035, tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch 92 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.613,14 ha.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch cụm công nghiệp, tỉnh Quảng Nam đã mở rộng 02 cụm công nghiệp (CCN Quế Thọ-huyện Hiệp Đức và CCN Mỹ An-huyện Đại Lộc) và bổ sung thêm CCN Nam Chu Lai 2 (huyện Núi Thành) với tổng diện tích 146,68 ha.

Do vậy, đến nay tỉnh Quảng Nam đã quy hoạch 93 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.759,82 ha.

Chia theo địa phương, huyện Đại Lộc có số lượng cụm công nghiệp nhiều nhất (18/92 cụm công nghiệp); tiếp theo là các huyện Hiệp Đức (11/92 cụm công nghiệp), Tx Điện Bàn (10 CCN), huyện Thăng Bình (09 CCN),… có 04 địa phương có 02 cụm công nghiệp (các huyện Đông Giang, Nam Giang, Nông Sơn và Phương Sơn) và có 03 địa phương chỉ quy hoạch 01 cụm công nghiệp (Bắc Trà My, Nam Trà MyTp Hội An).

Số lượng cụm công nghiệp quy hoạch chia theo địa phương 
thời kỳ 2021-2035
TTĐịa phươngSố lượng CCNQuy mô
∑ diện tích đến 2035Tỷ lệ (%)
(ha)
1H. Bắc Trà My111,40,4
2H. Duy Xuyên6229,778,3
3H. Đại Lộc18689,0925,0
4Tx. Điện Bàn1032611,8
5H. Đông Giang220,20,7
6H. Hiệp Đức11130,494,7
7Tp. Hội An130,331,1
8H. Nam Giang2112,54,1
9H. Nam Trà My150,2
10H. Nông Sơn2451,6
11H. Núi Thành6190,36,9
12H. Phước Sơn2351,3
13H. Phú Ninh7243,058,8
14H. Quế Sơn4188,876,8
15Tp. Tam Kỳ386,33,1
16H. Tây Giang425,750,9
17H. Thăng Bình9286,3410,4
18H. Tiên Phước4104,73,8
Tổng cộng932.759,82100

(Nguồn: Tổng hợp từ QĐ số 3924/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 và BC của Sở CT)

Diện tích trung bình của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 29,7 ha/cụm công nghiệp. Trong đó có 02 cụm công nghiệp lớn hơn 75 ha là CCN Nam Chu Lai 2 (huyện Núi Thành), diện tích 146,68 ha và CCN Hà Lam-Chợ Được (huyện Thăng Bình), diện tích 83 ha; 02 cụm công nghiệp diện tích 75 ha là CCN Đại An (huyện Đại Lộc) và CCN Tài Đa (huyện Tiên Phước); 03 cụm công nghiệp từ 60-68 ha là CCN Tây An 1 (huyện Duy Xuyên), Nam Chu Lai (huyện Núi Thành) và CCN Quế Cường (huyện Quế Sơn)… và có 20 cụm công nghiệp có diện tích dưới 10 ha.

Quy hoạch đất cụm công nghiệp hiện tập trung nhiều nhất ở huyện Đại Lộc với tổng diện tích 621,29 ha, chiếm 22,8% tổng diện tích đất cụm công nghiệp toàn tỉnh. Tiếp theo là Tx. Điện bàn, chiếm 11,8%, huyện Thăng Bình chiếm 10,4%,… thấp nhất là các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Đông Giang và Tây Giang, chiếm dưới 1,0%.

Tình hình đầu tư phát triển

Đến năm 2020 đã có 57/92 cụm công nghiệp được UBND tỉnh thành lập với tổng diện tích 1.620,98 ha (đất công nghiệp là 1.180,8 ha). Trong đó: 04 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư; 04 cụm công nghiệp do Ban quản lý cấp huyện làm chủ đầu tư; 29 cụm công nghiệp do Trung tâm phát triển cụm công nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư và 20 cụm công nghiệp do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư (đại diện các Phòng Kinh tế hoặc Kinh tế hạ tầng).

Hiện có 50 cụm công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 1.467,76 ha (đất công nghiệp là 1.100,3 ha); có 49 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút doanh nghiệp thứ cấp vào hoạt động sản xuất.

Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng theo dự án được phê duyệt là 1.775 tỷ đồng, trong đó tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thực hiện đạt 873,5 tỷ đồng (đạt 49,2% vốn phê duyệt). Nguồn vốn đầu tư hạ tầng của doanh nghiệp đạt 492,7 tỷ đồng (chiếm 59,4% tổng vốn thực hiện), còn lại 40,6% (khoảng 380,749 tỷ đồng) là vốn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh Quảng Nam từ giai đoạn 2003-2020.

Đến nay các cụm công nghiệp đã thu hút được 274 dự án đăng ký đầu tư vào 54 cụm công nghiệp, tổng diện tích đất thuê và đăng ký thuê đạt 707,48 ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 65,1% diện tích đất công nghiệp), tổng vốn đầu tư đăng ký 14.629,96 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký theo dự án 62.667 người. Cụ thể:

  • Có 179 dự án đang hoạt động sản xuất, tổng diện tích đất thuê đất 436,89 ha, tổng vốn đầu tư thực hiện 6.382,23 tỷ đồng và tạo việc làm cho 29.718 lao động.
  • Có 82 dự án đang thực hiện các thủ tục và tiến hành xây dựng với tổng diện tích đăng ký thuê 244,39 ha, tổng vốn đăng ký 5.256,09 tỷ đồng  và dự kiến tạo việc làm cho khoảng 13,838 lao động.
  • Có 13 dự án ngưng hoạt động với tổng diện tích thuê đất 26,2 ha, tổng vốn đầu tư thực hiện 527,81 tỷ đồng.

Hiện có 03 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải là CCN An Lưu (Tx Điện Bàn); CCN Hà Lam-Chợ Được (huyện Thăng Bình) và CCN Khối 7 (huyện Núi Thành).

Định hướng phân bố không gian công nghiệp

Công nghiệp của tỉnh Quảng Nam hình thành, phát triển và đến nay đã tập trung chủ yếu ở Khu kinh tế mở Chu Lại trên địa bàn 03 địa phương là Tp Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Thăng Bình.

Thống kê sơ bộ 10 năm (2011-2020), giá trị sản xuất công nghiệp của 03 địa phương hiện chiếm tới 70% giá trị sản xuất công nghiệp với nhiều cơ sở công nghiệp và đây cũng là những địa phương có sự hoạt động mạnh các khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp tập trung.

Từ không gian lãnh thổ kế thừa từ Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Quảng Nam tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2018 và để có tầm nhìn tổng thể phát triển công nghiệp cũng như tạo thuận lợi trong phân tích và đánh giá từ các tài liệu, Đề án này tạm chia các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo địa giới hành chính (tương đối) của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở đó định hướng phát triển ngành công nghiệp tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Vùng đồng bằng ven biển (Vùng phía Đông)

Vùng cơ bản bao gồm các địa phương ven biển và dọc theo tuyến cao tốc và Quốc lộ 1. Đây chính là vùng động lực phát triển kinh tế và công nghiệp không những của Quảng Nam mà còn của cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Các địa phương trong vùng bao gồm thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh, Núi Thành. Hiện Vùng có diện tích 2.743 km2, số dân là 1.202.493 người, chiếm 25,9% về diện tích và 79,9% về dân số so với toàn tỉnh.

Đây là khu vực công nghiệp có dân cư đông và phân bố khá tập trung với mật độ đạt 438 người/km2 (gấp hơn 3,0 lần mức trung bình của tỉnh); có cơ sở hạ tầng và KT – XH khá phát triển; có các đô thị trung tâm là Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Núi Thành,… Quốc lộ 1 (dài 86,5 km), cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đi qua vùng dài 91,3 km, tuyến đường sắt Bắc-Nam, cảng biển, sân bay kết nối, cùng hệ thống 14 khu công nghiệp (10 khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai) và 46 cụm công nghiệp có tổng diện tích chiếm gần 60% tổng diện tích quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh đến năm 2035.

– Khu vực phía Bắc

Bao gồm thành phố Hội An, thị xã Điện Bàn và khu vực phía Đông của 02 huyện Duy Xuyên và Quế Sơn. Trong đó Tp Hội An và Tx Điện Bàn là đô thị động lực, kết hợp với thành phố Đà Nẵng tạo thành khu vực có sức hút đầu tư phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ.

Công nghiệp trên địa bàn tiểu vùng hiện tập trung chủ yếu ở Tx Điện Bàn với KCN Điện Nam-Điện Ngọc có diện tích 357 ha (Đến nay, đã lấp đầy 78,5% diện tích) và 09 cụm công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 248,3 ha và đạt tỷ lệ lấp đầy 78,1% tổng diện tích đất công nghiệp.

Trong giai đoạn tới, vùng sẽ tiếp tục thu hút đầu tư lấp đầy các khu, cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thị xã Điện Bàn; tiếp tục thu hút và khuyến khích các cơ sở công nghiệp di dời vào CCN Thanh Hà (Tp Hội An), lấp đầy diện tích CCN Hương An (huyện Quế Sơn).

Để tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp-TTCN trên địa bàn các địa phương trong Vùng, định hướng tại Tx Điện Bàn sẽ quy hoạch mở rộng diện tích CCN Cẩm Sơn (xã Điện Tiến) và thành lập thêm 03 cụm công nghiệp là CCN Thái Sơn (Tx Điện Bàn) và CCN Duy Nghĩa 1 và CCN Duy Nghĩa 2 tại huyện Duy Xuyên; không phát triển thêm cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Hội An. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này sẽ vẫn là những hạt nhân phát triển của Vùng trong giai đoạn tới.

Định hướng của vùng trong giai đoạn 2021-2030, vùng sẽ tập trung thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm; thức ăn chăn nuôi, thuỷ sản; sản xuất VLXD, cơ khí; công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản và các ngành công nghiệp phù hợp, với vùng nguyên liệu và điều kiện lợi thế của địa phương, không gây ô nhiễm môi trường; công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng;…và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với phát triển kinh tế du lịch.

– Khu vực phía Nam

Đây chính là vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh trên cơ sở Khu kinh tế mở Chu Lai và thành phố Tam Kỳ, kết nối liên kết với Khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) tạo thành động lực phát triển kinh tế liên vùng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hướng phát triển chính của khu vực chính là tập trung thu hút đầu tư các dự án công nghiệp có quy mô lớn có tính động lực tác động đến các ngành công nghiệp khác cùng phát triển, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và tạo nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.

Các dự án ngành, lĩnh vực công nghiệp được ưu tiên phát triển trong thời kỳ 2021-2030 và sau năm 2030 trên địa bàn tiểu vùng là công nghiệp và dịch vụ, logistic,… gắn với cảng biển và sân bay Chu Lai; công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, cơ khí chế tạo; cơ khí phục vụ ngành nông, lâm thuỷ sản và các ngành công nghiệp; các sản phẩm cơ khí chính xác, thép chuyên dụng cao cấp cho công nghiệp cơ khí, đóng tàu và ô tô; công nghiệp dệt may và CNHT ngành dệt may;… và công nghiệp khí-năng lượng, sản phẩm sau khí và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng khí.

Ngoài diện tích đất công nghiệp trong khu kinh tế (4.950 ha), trên địa bàn tiểu vùng trong giai đoạn đến năm 2035 cũng đã quy hoạch 03 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 36,1 ha). Theo các giai đoạn phát triển, các cụm công nghiệp này sẽ đóng vai trò tiếp nhận việc di dời từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư và thu hút đầu tư các ngành: Chế biến nông lâm sản, thực phẩm; các ngành công nghiệp nhẹ, TTCN; sản xuất gia công sửa chữa cơ khí; chế biến thuỷ sản;…

– Khu vực giữa

Đây là khu vực đồng bằng ven biển còn lại chạy dọc theo Quốc lộ 1 và tuyến cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi đi qua phía Tây của 02 huyện Duy Xuyên, Quế Sơn và huyện Thăng Bình, Phù Ninh, Núi Thành, Tp Tam Kỳ.

Khu vực hiện có 03 khu công nghiệp (Thuận Yên, Đông Quế Sơn và Phú Xuân) với tổng diện tích 467 ha (02 KCN Thuận Yên và Đông Quế Sơn đã lấp đầy 27,1%) và 36 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.631 ha chiếm tới 59,1% tổng diện tích đất quy hoạch cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2035 (Trong đó có 14 cụm công nghiệp đã có doanh nghiệp hoạt động, đạt tỷ lệ lấp đầy 59,3% đất công nghiệp).

Từ các yếu tố về địa hình, vị trí địa lí, hệ thống hạ tầng và phân bố dân cư, có thể đánh giá, đây là khu vực thuận lợi cho phát triển nhiều nhóm ngành/sản phẩm công nghiệp của tỉnh, như: Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến thuỷ sản; cơ khí, điện tử; sản phẩm dệt, may mặc; sản xuất hàng tiêu dùng; VLXD; phân bón, thức ăn chăn nuôi; chế biến gỗ, lâm sản (Dăm gỗ, ván ghép thanh, gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ,…); cơ khí phục vụ nông nghiệp;…

Trong giai đoạn tới, tiếp tục thu hút đầu tư lấp đầy diện tích 02 khu công nghiệp Thuận Yên (Tp Tam Kỳ) và Đông Quế Sơn (huyện Quế Sơn); Thu hút doanh nghiệp đầu tư hạ tầng KCN Phú Xuân (huyện Phù Ninh); Từng bước thành lập và mở rộng thêm các cụm công nghiệp đã quy hoạch, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương và đầu tư sản xuất của doanh nghiệp.

Vùng trung du và miền núi (Vùng phía Tây)

Bao gồm 09 huyện miền núi phía Tây của tỉnh, là: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn. Vùng có diện tích chiếm 74,1% và 20,1% số dân toàn tỉnh. Mật độ dân số của vùng hiện chỉ đạt khoảng 38 người/km2 (tương đương mức 27% trung bình toàn tỉnh). Đây là vùng chậm phát triển của tỉnh Quảng Nam, nhất là huyện Tây Giang, Phước Sơn và Nam Trà My.

Nhìn chung, vùng hiện có sức thu hút đầu tư còn thấp do hạ tầng còn kém phát triển, tuy nhiên vẫn có những tiềm năng và sức hút nhất định trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội và công nghiệp, đặc biệt là các dự án thủy điện và chế biến nông lâm sản, kinh tế rừng gắn với vùng nguyên liệu.

Trong thời gian tới, cần đầu tư, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường trục ngang huyết mạch làm xương sống tạo sự liên kết giữa các địa phương trong khu vực với vùng đồng bằng ven biển (Quốc lộ 14B, 14D, 14G, 24C, 40B,…).

– Khu vực miền núi phía Bắc

Bao gồm 03 huyện Đông Giang, Tây Giang và Nam Giang là khu vực có địa hình đồi núi, chia cắt mạnh, diện tích rộng lớn (chiếm 33,9% diện tích tỉnh Quảng Nam) nhưng có dân số thấp nhất toàn tỉnh với mật độ chỉ đạt 20 người/km2.

Khu vực là cửa ngõ kết nối với CHDCND Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 14D. Đô thị trung tâm và là động lực phát triển kinh tế-xã hội của Vùng là P’Rao (huyện Đông Giang) và Thạch Mỹ (huyện Nam Giang).

Trên địa bàn Vùng đã quy hoạch 08 cụm công nghiệp với tổng diện tích 158 ha, chiếm 32,6% diện tích quy hoạch đất cụm công nghiệp của vùng trung du và miền núi của tỉnh. Trong đó có 02 cụm công nghiệp đang có doanh nghiệp hoạt động sản xuất là CCN Thôn Bốn (huyện Đông Giang) và CCN Thôn Hoa (huyện Nam Giang) đạt tỷ lệ lấp đầy 80,8% diện tích đất công nghiệp.

Các ngành/sản phẩm công nghiệp đang đóng góp cao trong giá trị công nghiệp của Vùng là sản xuất xi măng, gạch tuynel; khai thác đá, cát, sỏi; sản xuất điện; chế biến lương thực, thực phẩm; chế biến gỗ, lâm sản (mộc dân dụng, mỹ nghệ,… và các sản phẩm TTCN (rượu truyền thống, dệt thổ cẩm, đan lát, thủ công mỹ nghệ,…).

Để thúc đẩy phát triển công nghiệp của các địa phương trong Vùng, trong giai đoạn 2021-2030, tiếp tục thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất vào các cụm công nghiệp đã thành lập và đang hoạt động và mở rộng, phát triển thêm các cụm công nghiệp mới, như mở rộng diện tích CCN Thôn Bốn (huyện Đông Giang), thành lập mới các cụm công nghiệp Cà Đăng (huyện Nam Giang), CCN Ch’nooc (huyện Tây Giang),…

Ngoài các ngành/sản phẩm công nghiệp đang phát triển, các cụm công nghiệp của Vùng sẽ tập trung thu hút đầu tư các ngành công nghiêp khác như sản xuất thép, VLXD, nhựa bao bì, ván ghép thanh, dăm gỗ, sơ chế và chế biến dược liệu,…

– Khu vực miền núi phía Nam

Khu vực miền núi phía Nam của tỉnh gồm các huyện Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My; Vùng chiếm 26,7% diện tích và 6,6% dân số toàn tỉnh. Tương tự như khu vực miền núi phía Bắc, vùng phía Nam có địa hình đồi núi và mật độ dân cư thấp.

Vùng là cửa ngõ giao thương với vùng Tây Nguyên thông qua Quốc lộ 14 E, 40B, 24C và đường Hồ Chí Minh. Trong đó 03 đô thị trung tâm là Khâm Đức, Trà My và Tắc Pỏr của 03 huyện chính là hạt nhân và động lực phát triển của toàn vùng.

Do địa hình chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh nên các địa phương trong Vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển các cụm công nghiệp. Đến nay, trên địa bàn vùng đã quy hoạch 04 cụm công nghiệp với tổng diện tích 51,4 ha, chỉ chiếm khoảng 10,6% diện tích đất cụm công nghiệp của Vùng và 1,9% diện tích cụm công nghiệp toàn tỉnh. Hiện vùng có cụm công nghiệp tại trung tâm thị trấn Trà My (huyện Bắc Trà My) đang có hoạt động sản xuất với tỷ lệ lấp đầy 37,8% đất công nghiệp.

Định hướng trong giai đoạn 2021-2030, các địa phương trong vùng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương gắn với phát triển nông thôn. Xúc tiến đầu tư, huy động nguồn lực triển khai xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động sản xuất góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, bao gồm CCN Trà Mai-Trà Don (huyện Nam Trà My), CCN Khâm Đức và Phước Xuân (huyện Phước Sơn) và CCN Tinh dầu quế (huyện Bắc Trà My).

Định hướng các ngành nghề công nghiệp-TTCN được tập trung thu hút phát triển trên địa bàn vùng trong các giai đoạn tới là: Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp gắn với phục hồi và phát triển các nghề truyền thống như: Đan lát mây tre, hàn gò, dệt thổ cẩm,… hoàn thành xây dựng các công trình thủy điện để sớm đưa vào khai thác, vận hành theo kế hoạch;

Đẩy mạnh phát triển vùng cây nguyên liệu, trồng rừng gỗ lớn,  phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại; Hình thành cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại các làng nghề truyền thống, chế biến gia công đồ gỗ, các sản phẩm đặc sắc tại địa phương, các sản phẩm từ quế, mây, cao su,…

Ổn định ngành khai thác, chế biến khoáng sản một cách hợp lý gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và phù hợp với quy hoạch. Khuyến khích phát triển công nghiệp cơ khí sửa chữa, cơ khí chuyên dụng phục vụ phát triển nông nghiệp tại các trung tâm cụm xã, trung tâm xã, …

– Khu vực trung du

So với khu vực miền núi phía Bắc và phía Nam, khu vực trung du phía Tây của Quảng Nam gồm các huyện Nông Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước có nhiều lợi thế hơn trong thu hút đầu tư do là vùng chuyển tiếp, kết nối giữa khu vực đồng bằng và miền núi của tỉnh. Hiện khu vực có số dân chiếm 8,7% dân số toàn tỉnh (tương đương dân số huyện Duy Xuyên), tuy nhiên mật độ dân cư vẫn còn thưa thớt, chỉ đạt khoảng 92 người/km2.

Trên địa bàn 03 huyện đã quy hoạch 17 cụm công nghiệp, có tổng diện tích 275,2 ha chiếm 56,8% diện tích đất cụm công nghiệp của vùng trung du và miền núi của tỉnh. Trong đó có 10 cụm công nghiệp đang có các hoạt động sản xuất kinh doanh với tỷ lệ lấp đầy 77,7% diện tích đất công nghiệp (08 cụm công nghiệp của huyện Hiệp Đức và 02 cụm công nghiệp của huyện Tiên Phước).

Các ngành/sản phẩm công nghiệp đang có đóng góp cao trong giá trị công nghiệp của khu vực là: Chế biến gỗ (ván dăm, viên nén gỗ, ván ép,…), sản phẩm may mặc, chế biến mủ cao su; sản xuất điện;…

Định hướng trong thời gian tới, Vùng ưu tiên phát triển công nghiệp dọc theo Quốc lộ 14 gắn với vùng nguyên liệu và tiếp tục thu hút đầu tư phát triển và mở rộng các cụm công nghiệp theo quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của các địa phương và của doanh nghiệp trong đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN.

Các ngành, sản phẩm công nghiệp, TTCN của Vùng sẽ tiếp tục khuyến khích phát triển, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho dân cư và lao động là chế biến gỗ, lâm sản; sản xuất VLXD; khai khoáng gắn với ổn định và bảo vệ môi trường; các sản phẩm dệt may; cơ khí sửa chữa, cơ khí chuyên dụng; sản xuất điện;…

Ngoài ra, các địa phương trong khu vực cũng tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản,… đặc biệt là các ngành công nghiệp phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, thu hút nhiều lao động địa phương, có thị trường tiêu thụ ổn định trong nước và tham gia xuất khẩu.

Hồ sơ QH tỉnh Quảng Nam 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam : Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.)

4.7/5 - (7 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch giao thông tỉnh Quảng Nam đến năm 2030
Bài tiếp theoKhu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây