Quy hoạch khu kinh tế, khu (cụm) công nghiệp tỉnh Quảng Bình

357
Định hướng quy hoạch khu kinh tế, khu (cụm) công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
Định hướng quy hoạch khu kinh tế, khu (cụm) công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
Mục lục

    Định hướng phát triển khu kinh tế, khu (cụm) công nghiệp tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình

    Định hướng và giải pháp phát triển đối với Khu kinh tế Hòn La

    Định hướng

    Tập trung xây dựng KKT Hòn La thành một trong những trung tâm giao thương quốc tế và hiện đại ở khu vực Bắc miền Trung. Ưu tiên phát triển kinh tế gắn với cảng, dịch vụ và du lịch.

    Phát triển KKT Hòn La trên quan điểm kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, kể cả nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển KKT Hòn La thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế. Phát triển KKT Hòn La bảo đảm hiệu quả tổng hợp cả kinh tế, chính trị, QP-AN, bảo vệ môi trường, mở rộng quan hệ đối ngoại khu vực và quốc tế.

    Việc phát triển KKT Hòn La cần được phối hợp với KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh); Hành lang kinh tế đường 12A; Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng; với các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng của hành lang kinh tế Đông – Tây, đặc biệt là các nước Lào, Thái Lan và Myanmar.


    Xây dựng KKT Hòn La với mô hình KKT tổng hợp, trong đó có KCN gắn với biển, các khu du lịch với các sản phẩm du lịch độc đáo, kinh tế cảng, khu phi thuế quan gắn với cảng biển Hòn La và khu dân cư đô thị. Thực hiện cơ chế chính sách phát triển năng động để phát triển tất cả các loại hình sản xuất kinh doanh và các hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

    Cơ chế chính sách được áp dụng tại KKT Hòn La phải thực sự ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài. Thực hiện quản lý tập trung thống nhất, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, một đầu mối, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại KKT Hòn La.

    Phương án phát triển

    Ngày 27/6/2019 Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 771/TTg-CN đồng ý về chủ trương cho phép điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Hòn La, tỉnh Quảng Bình (hiện nay đang trong giai đoạn trình phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch).

    Theo đó, định hướng điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của KKT Hòn La, với tính chất là KKT tổng hợp đa ngành, đa chức năng, bao gồm: Công nghiệp – cảng biển  – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông lâm ngư nghiệp; là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Bình, có các điều kiện về hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ; có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư  và làm động lực phát triển cho các vùng khác; là khu vực bảo tồn và phát huy giá trị sinh thái, văn hóa lịch sử thích ứng hiệu quả với thiên tai và BĐKH.

    Động lực phát triển KKT Hòn La với lợi thế là cảng biển, là Trung tâm năng lượng khu vực Miền Trung và cả nước, các ngành công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, du lịch và phát triển kinh tế biển theo Nghị Quyết số 36/NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    Trong đó, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông (đường bộ, đường sắt và đường biển) để kết nối KKT Hòn La với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực; hệ thống các khu, CCN; hệ thống cảng, kho bãi hàng hoá, kho xăng dầu, kho ngoại quan; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; thương mại dịch vụ, dịch vụ vận tải, logistics… sẽ từng bước được xây dựng.

    Định hướng phát triển nguồn điện, lưới điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới bưu chính viễn thông đã được lên phương án. Những ngành công nghiệp có lợi thế, như: điện, cảng biển, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng…sẽ được ưu tiên phát triển, nhằm khai thác thế mạnh nguyên liệu trong vùng và của nước bạn Lào, Myanmar và Đông Bắc Thái Lan.

    Cụ thể định hướng phát triển các khu chức năng KKT Hòn La đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 như sau:

    • Đất sản xuất nông nghiệp diện tích khoảng 1.760 ha;
    • Đất lâm nghiệp diện tích khoảng 1.840 ha;
    • Đất du lịch diện tích khoảng 700 ha;
    • Đất công nghiệp diện tích khoảng 1.890 ha (gồm đất KCN 493ha, Trung tâm điện lực Quảng Trạch 540 ha và đất phát triển công nghiệp 857ha);
    • Đất Khu đô thị diện tích khoảng 2.200 ha;
    • Đất Khu phi thuế quan diện tích khoảng 100 ha;
    • Đất Khu dân cư nông thôn diện tích khoảng 440 ha;
    • Đất đảo và mặt biển diện tích khoảng 1.010 ha
    • Đất khác diện tích khoảng 60 ha.

    Đối với Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo

    Định hướng

    Xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo một cách toàn diện trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh; là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập hàng hoá và dịch vụ; gắn việc phát triển kinh tế với việc phân bố lại lao động, dân cư trong các ngành kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

    Cơ chế chính sách và môi trường đầu tư phải thực sự thông thoáng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

    Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo đảm bảo hiệu quả tổng hợp về kinh tế, chính trị, QP-AN, bảo vệ môi trường; đảm bảo tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại với các nước trong khu vực và quốc tế, đặc biệt là với nước CHDCND Lào.

    Phương án phát triển

    Trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình; là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan; là khu vực có vị trí quan trọng về QP-AN của quốc gia.

     Quy mô đất xây dựng: Đến năm 2030, nhu cầu diện tích đất xây dựng tập trung khoảng 2.060 ha, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 223 ha; đất ngoài dân dụng khoảng 1.837 ha, trong đó đất khu phi thuế quan khoảng 300 ha.

    Đến nay đã có nhiều quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết một số khu chức năng trong KKT cửa khẩu Cha Lo như: khu phi thuế quan; khu đô thị Hóa Tiến; khu trung tâm Cửa khẩu; khu vực Bãi Dinh; khu vực ngã 3 Khe Ve; các điểm dịch vụ thương mại dọc hành lang Quốc lộ 12A,…với quy mô diện tích khoảng 595 ha/2.060 ha chiếm tỷ lệ khoảng 28,9% diện tích đất xây dựng các khu chức năng.

    Định hướng giai đoạn 2021-2030 là Khu kinh tế Cửa khẩu đa ngành đa chức năng, trở thành khu vực động lực, trung tâm liên kết trên hành lang kinh tế Đông Tây để thúc đẩy sự phát triển KT-XH vùng phía Tây của tỉnh, trở thành trung tâm thương mại dịch vụ, sản xuất, dịch vụ vận tải, logistics… với kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, hiện đại, có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, có các cơ chế chính sách khuyến khích và ưu đãi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh biên giới.

    Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo một cách toàn diện trở thành Trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh; là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập hàng hoá và dịch vụ; gắn việc phát triển kinh tế với việc phân bố lại lao động, dân cư trong các ngành kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trong đó, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường sắt) kết nối KKT Cha Lo với cảng Hòn La.

    Cụ thể định hướng phát triển các khu chức năng KKT cửa khẩu Cha Lo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

    • Đất sản xuất nông nghiệp diện tích 1.100 ha;
    • Đất lâm nghiệp diện tích 22.600 ha;
    • Đất khu CCN, dịch vụ diện tích 1.500 ha;
    • Đất Khu đô thị diện tích 2.000 ha;
    • Đất Khu phi thuế quan diện tích 300 ha;
    • Đất Khu dân cư nông thôn diện tích 1.000 ha;
    • Đất Rừng phòng hộ và đất khác diện tích 25.423 ha;

    Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình

    Định hướng

    Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), mở rộng một phần diện tích (trong đó tăng cường kêu gọi theo hình thức xã hội hóa, tìm các nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN). Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư thu hút các dự án lớn, tăng cường tỷ lệ lấp đầy KCN, cải thiện cơ chế ưu đãi và nâng cao năng lực quản lý để đẩy nhanh quy trình thủ tục nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư.

    Ưu tiên phát triển các ngành có công nghệ hiện đại, xanh và thân thiện với môi trường; các dự án lớn, giải quyết nhiều lao động, tạo nguồn thu ngân sách, qua đó thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu; chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao.

    Phương án phát triển

    Phương án phát triển các KCN tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo là tiếp tục hoàn chỉnh các KCN: Bắc Đồng Hới, Tây Bắc Quán Hàu, Bang, Cam Liên, Hòn La II; xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các khu vực trong KCN; phát triển khu vực cảng biển Hòn La thành cảng tổng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, kết hợp tuyến chuyển hàng cho Lào, Myanmar và Đông Bắc Thái Lan với quy mô bến tổng hợp kết hợp Hòn La là khu bến cho tàu tổng hợp kết hợp tiếp nhận tàu khách du lịch, công ten nơ, hàng chuyên dùng và các bến phao, khu neo chuyển, chuyển tải ngoài khơi đáp ứng cho tàu trọng tải từ  70.000DWT đến 100.000DWT hoặc lớn hơn khi có điều kiện; cảng Mũi Độc phục vụ Trung tâm Điện lực Quảng Trạch cho tàu có trọng tải 100.000 DWT hoặc lớn hơn khi có điều kiện.

    Tập trung tăng tỷ lệ lấp đầy, mở rộng một phần diện tích, cải thiện cơ chế ưu đãi và nâng cao năng lực quản lý để đẩy nhanh quy trình thủ tục nhằm thu hút thêm nhiều nhà đầu tư. Duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp ở mức cao, theo hướng bền vững thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, tiết kiệm đất đai, tạo giá trị gia tăng cao; ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm đảm bảo môi trường, qua đó thực hiện chuyển dịch mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu; tiếp tục duy trì phát triển các sản phẩm quan trọng, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang sản xuất sản phẩm. Tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư hạ tầng KCN đối với các KCN chưa được đầu tư hạ tầng.

    Bổ sung KCN Bố Trạch theo hướng chuyển vị trí KCN Lý Trạch về phía Tây của tỉnh tại xã Hòa Trạch và xã Tây Trạch thuộc huyện Bố Trạch tổng diện tích khoảng 450 ha (trong đó giai đoạn 2021-2025 khoảng 250 ha, giai đoạn sau 2025 bổ sung thêm khoảng 200ha) và 50 ha cho các công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN; KCN Bắc Đồng Hới mở rộng thành 200 ha; KCN Tây Bắc Đồng Hới thành 130 ha;

    Sau năm 2025 bổ sung KCN Quảng Trạch nằm ngoài KKT Hòn La (dọc trục đường nối KKT Hòn La với KCN Xi măng tập trung Tiến-Châu-Văn Hóa) khu vực này theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 851/QĐ-TTg ngày 10/7/2012 là đất phát triển công nghiệp địa phương dự kiến tại các xã Quảng Tiến, Quảng Lưu, Quảng Châu, huyện Quảng Trạch) diện tích khoảng 450 ha và 50 ha cho các công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN.

    Định hướng phát triển các KCN tỉnh Quảng Bình đến năm 2050 gồm 10 KCN với tổng diện tích định hướng quy hoạch là 2.923 ha (bổ sung thêm 01 KCN; tổng diện tích các KCN tăng 1.040 ha so với tổng diện tích đã lập quy hoạch chi tiết đến năm 2020); Ngoài ra dành 957 ha đất dự phòng phát triển KCN; cụ thể như sau:

    Định hướng phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050

    TTTên KCNDiện tích đã lập QHCT  (ha)Diện tích hịnh hướng Quy hoạch (ha)Chi chú
    IKCN ngoài Khu kinh tế1.4161.980 
    1KCN Tây Bắc Đồng Hới66130Đã thành lập
    2KCN Bắc Đồng Hới150200Đã thành lập
    3KCN Tây Bắc Quán Hàu300300Đã thành lập
    4KCN Cam Liên450450Đã lập Quy hoạch
    5KCN Bang450450Đã lập Quy hoạch
    6KCN Bố Trạch0450Đang lập Quy hoạch KCN 450 ha và 50 ha cho các công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN
    IIKCN trong Khu kinh tế Hòn La467493 
    7KCN Cảng Biển Hòn La168168Đã lập Quy hoạch
    8KCN Hòn La II177203Đã lập Quy hoạch
    9KCN cửa ngõ phía Tây122122Đã lập Quy hoạch
    IIIKCN dự kiến phát triển sau 2025 450 
    10KCN Quảng Trạch 450Ngoài KKT Hòn La, huyện Quảng Trạch. Cho KCN là 450 ha và 50 ha cho các công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN
    IVĐất dự phòng phát triển KCN 957Tại các KCN và KKT Hòn La
     TỔNG CỘNG1.8833.880 

    Cụm công nghiệp tỉnh Quảng Bình

    Quan điểm, định hướng

    Phát triển các cụm công nghiệp (CCN) phải đảm bảo sự phát triển bền vững về: kinh tế, xã hội, dịch vụ và môi trường; đảm bảo hiệu quả cao, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên đất đai, lựa chọn những vùng đất canh tác kém hiệu quả, gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển công nghiệp hợp lý và gắn với bảo đảm QP-AN vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.

    Phát triển CCN để chuẩn bị mặt bằng đưa sản xuất trong dân cư ra khu tập trung hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.

    Phát triển CCN để phục vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhất là các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo đảm phát triển đồng đều các địa phương.

    Tập trung thu hút đầu tư vào các CCN theo hướng lựa chọn đảm bảo các tiêu chí như: lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực tài chính, công nghệ tiên tiến thân thiện môi trường đảm bảo hiệu quả phát triển bền vững, đồng thời kết hợp xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng bên ngoài hàng rào CCN có liên quan.

    Mục tiêu, tiêu chí quy mô lựa chọn vị trí các cụm công nghiệp để tích hợp quy hoạch tỉnh

    Tích hợp các CCN đã được thành lập, CCN đã được quy hoạch chi tiết vừa cho thuê vừa tiếp tục đầu tư hạ tầng (chưa được thành lập theo quy định) đang hoạt động có trong quy hoạch đến năm 2020.

    Điều chỉnh, bổ sung các CCN (quy mô, vị trí…) và khoanh định thêm các vị trí có quỹ đất đảm bảo đủ diện tích để thực hiện định hướng phát triển CCN đảm bảo theo quy định tại Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP với diện tích: tối đa không quá 75 ha và không dưới 10 ha; riêng đối với các CCN ở các huyện miền núi và CCN làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.

    Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Căn cứ vào tình hình thực tế các CCN tại các địa phương nhằm phát huy các lợi thế về hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt hệ thống giao thông, khả năng phát triển quỹ đất. Đồng thời hạn chế việc thu hồi đất lúa, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường, đời sống dân cư, đáp ứng yêu cầu quy hoạch chung của tỉnh và các địa phương trong giai đoạn mới.

    Phát triển các CCN trên địa bàn, thu hút các ngành chế biến nông lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu địa phương, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường.

    – Giữ nguyên quy mô diện tích, vị trí đối với 09 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 154,48 ha (Chi tiết tại Phụ lục 6.1). 

    – Đưa 11 CCN ra khỏi phương án phát triển do không còn phù hợp với tổng diện tích là 174 ha, như sau:

    • Thành phố Đồng Hới: 02 CCN, diện tích 14 ha (Bảo Ninh, Đức Ninh Đông).
    • Huyện Bố Trạch: 02 CCN, diện tích 40 ha (Troóc, Hoà Trạch).
    • Thị xã Ba Đồn: 01 CCN, diện tích 05 ha (Quảng Hoà).
    • Huyện Quảng Trạch: 02 CCN, diện tích 50 ha (Liên Trường, Quảng Hưng).
    • Huyện Tuyên Hoá: 02 CCN, diện tích 25 ha (Thanh-Hương-Lâm, Đức – Thạch – Nam – Đồng).
    • Huyện Quảng Ninh: 02 CCN, diện tích 40 ha (Dinh Mười – Gia Ninh, Vĩnh Ninh).

    – Có 08 CCN điều chỉnh tăng diện tích với tổng diện tích tăng là 119,95 ha (Chi tiết tại Phụ lục 6.2).

    – Có 09 CCN điều chỉnh giảm diện tích với tổng diện tích giảm là 72,01 ha (Chi tiết tại Phụ lục 6.3).

    – Có 10 CCN đề nghị bổ sung vào phương án phát triển với tổng diện tích 193,78 ha (Chi tiết tại Phụ lục 6.4).

    Tổng hợp phương án phát triển CCN thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 36 CCN với tổng diện tích là 676,57 ha (so với quy hoạch đến năm 2020: điều chỉnh giảm 11 CCN và bổ sung 10 CCN; tổng diện tích tăng 70,09 ha) với mục tiêu thu hút phát triển đa ngành: chế biến nông lâm sản, thực phẩm gắn với vùng nguyên liệu địa phương, công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng và công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ không gây ô nhiễm môi trường. Danh sách vị trí, diện tích và phân kỳ đầu tư tại Bảng 6.3 như sau:

    Quy hoạch cụm công nghiệp thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

    TTTên cụm công nghiệpĐịa điểmPhương án (ha)Phân kỳ đầu tư
    Đến năm 2025Đến năm 2030
    IThành phố Đồng Hới (6)139,18139,18 
    1CCN Thuận ĐứcXã Thuận Đức25252021-2025
    2CCN Lộc NinhXã Lộc Ninh30302021-2025
    3CCN Bắc NghĩaPhường Bắc Nghĩa21212021-2025
    4CCN Phú HảiPhường Phú Hải2,482,482021-2025
    5CCN Nghĩa NinhXã Nghĩa Ninh20,720,72021-2025
    6CCN Đồng SơnPhường Đồng Sơn40402021-2025
    IIThị xã Ba Đồn (2)42,8942,89 
    7CCN Quảng ThọPhường Quảng Thọ20,0220,022021-2025
    8CCN Quảng LongPhường Quảng Long22,8722,872021-2025
    IIIHuyện Lệ Thủy (3)7575 
    9CCN Mỹ ĐứcXã Sơn Thủy15152021-2025
    10CCN Sen ThủyXã Sen Thủy30302026-2030
    11CCN Thái ThủyXã Thái Thủy30302026-2030
    IVHuyện Quảng Ninh (8)84,1184,11 
    12CCN Nam LongXã Xuân Ninh10102021-2025
    13CCN Thị trấn Quán HàuThị trấn Quán Hàu3,23,22021-2025
    14CCN Áng SơnXã Vạn Ninh13,513,52021-2025
    15CCN Gia NinhXã Gia Ninh13,0913,092021-2025
    16CCN Hải NinhXã Hải Ninh14,3214,322021-2025
    17CCN An NinhXã An Ninh10102026-2030
    18CCN Tân NinhXã Tân Ninh10102026-2030
    19CCN Hiền NinhXã Hiền Ninh10102026-2030
    VBố Trạch (4)6060 
    20CCN Nam TrạchXã Nam Trạch20202021-2025
    21CCN Đại TrạchXã Đại Trạch10102021-2025
    22CCN Thanh TrạchXã Thanh Trạch15152021-2025
    23CCN Mỹ TrạchXã Mỹ Trạch15152026-2030
    VIQuảng Trạch (3)44,944,9 
    24CCN Cảnh DươngXã Cảnh Dương6,46,42021-2025
    25CCN Trung tâm Quảng TrạchXã Quảng Hưng, xã Quảng Phương38,538,52021-2025
    VIITuyên Hóa (4)60,51103,14 
    26CCN Tiến HóaXã Tiến Hóa17,37302021-2025: 17,37 ha; 2026-2030: 12,63 ha
    27CCN Trung tâm Tuyên Hóa (trước CCN Sơn Hóa)Xã Sơn Hóa30502021-2025: 30ha; 2026-2030: 20ha
    28CCN Tiểu khu Lưu ThuậnThị trấn Đồng Lê3,143,142021-2025
    29CCN Tây Bắc Tuyên HóaXã Hương Hóa10202021-2025: 10ha; 2026-2030: 10ha
    VIIIMinh Hóa (7)127,35127,35 
    30CCN Dân HóaXã Dân Hóa12122026-2030
    31CCN Hóa TiếnXã Hóa Tiến60602021-2025
    32CCN Yên HóaXã Yên Hóa19,619,62021-2025
    33CCN Trung HóaXã Trung Hóa7,97,92026-2030
    34CCN Hồng HóaXã Hồng Hóa14,7514,752021-2025
    35CCN Hóa ThanhXã Hóa Thanh5,35,32026-2030
    36CCN Hóa HợpXã Hóa Hợp7,87,82026-2030
    Tổng cộng633,94676,57 
           

    Hồ sơ QH tỉnh Quảng Bình 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Bình : TP Đồng Hới, TX Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy , Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây