Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Đồng Hới, Ba Đồn, Bố Trạch, Lệ Thủy , Minh Hóa, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Tuyên Hóa.
Cập nhật: Quyết định số 377/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Phạm vi quy hoạch tỉnh Quảng Bình
a) Phần lãnh thổ tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 7.998,76 km2; Có tọa độ địa lý từ 16°55’đến 18°05’ vĩ độ Bắc, từ 105°37’đến 106°05’ kinh độ Đông:
Nội Dung Đề Xuất
– Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh;
– Phía Đông giáp với biển Đông;
– Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị;
– Phía Tây giáp các tỉnh Khăm Muộn và Sạ-vẳn-na-khệt của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
b) Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 của Chính phủ quy định việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển.
– Vùng đất ven biển (khu vực không gian chịu tác động của nước biển) thuộc 25 xã, phường nằm trên địa bàn 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển.
– Vùng biển ven bờ, nằm trong phạm vi 6 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm, thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố ven biển.
Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ đến năm 2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 377/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo quy hoạch, ba trung tâm đô thị của tỉnh Quảng Bình gồm trung tâm đô thị TP Đồng Hới và vùng phụ cận, trong đó TP Đồng Hới là hạt nhân và các đô thị vệ tinh, đô thị cửa ngõ kết nối TP Đồng Hới, gồm đô thị Quán Hàu, Hoàn Lão (bao gồm không gian mở rộng), Việt Trung, Dinh Mười.
Trung tâm đô thị phía bắc với hạt nhân là TX Ba Đồn gắn với huyện lỵ của huyện Quảng Trạch, khu kinh tế (KKT) Hòn La, Tiến Hóa; trung tâm đô thị phía nam với hạt nhân là thị trấn Kiến Giang (tương lai sẽ là thị xã), đô thị vệ tinh gồm Lệ Ninh và Áng Sơn.
Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38%; 100% đô thị trực thuộc tỉnh đạt cơ bản nền tảng về đô thị thông minh.
Về định hướng phát triển không gian đô thị, đến năm 2030, Quảng Bình dự kiến có 16 đô thị, bao gồm một đô thị loại II (Đồng Hới); một đô thị loại III (Ba Đồn), hai đô thị loại IV (Hoàn Lão mở rộng; Kiến Giang mở rộng).
12 đô thị loại V gồm có 6 đô thị hiện có (Đồng Lê, Phong Nha, Quán Hàu, Quy Đạt, Nông trường Việt Trung, Nông trường Lệ Ninh) và 6 đô thị xây dựng mới (Hòn La, Quảng Phương, Dinh Mười, Tiên Hóa, Cha Lo và Phúc Trạch).
Quy hoạch sẽ hình thành các khu dân cư tập trung quy mô vừa và lớn kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông cấp tỉnh, huyện và liên huyện; kết nối giao thông với các tuyến liên xã, liên vùng.
Các khu vực dự kiến phát triển nhà ở tại khu vực đô thị đảm bảo đồng bộ với các khu vực phát triển hệ thống hạ tầng theo Chương trình phát triển đô thị của tỉnh. Tập trung cao cho phát triển các khu dân cư tại các địa phương gần khu công nghiệp.
Về phương án phát triển vùng liên huyện, quy hoạch có ba vùng bao gồm vùng phía bắc là TX Ba Đồn và các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch; có KKT Hòn La, KKT cửa khẩu Cha Lo, trong đó đô thị trung tâm vùng là thị xã Ba Đồn kết hợp với KKT Hòn La.
Đây là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, chủ đạo là sản xuất công nghiệp, giao thương kinh tế thương mại – cửa khẩu; nông, lâm, ngư nghiệp và các dịch vụ thương mại tổng hợp khác. Có thế mạnh vùng giáp ranh Nam Hà Tĩnh – Bắc Quảng Bình, liên kết 2 KKT Vũng Áng – Hòn La, phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu.
Vùng trung tâm gồm TP Đồng Hới, huyện Bố Trạch và khu vực phía Bắc huyện Quảng Ninh (thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh, xã Vĩnh Ninh). Đây là vùng phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó thương mại, du lịch chất lượng cao, tầm cỡ quốc tế, công nghiệp đa ngành đóng vai trò chủ đạo; bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh tế biển.
Vùng phía nam gồm huyện Lệ Thủy và các xã của huyện Quảng Ninh (trừ thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh và Vĩnh Ninh đã đưa vào Vùng trung tâm). Đây là vùng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, năng lượng tái tạo, công nghiệp, du lịch văn hóa lịch sử, nghỉ dưỡng và sinh thái, đô thị mới ven biển, các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh tế biển, cầu nối với các đô thị và các tỉnh phía Nam Quảng Bình. Khai thác thế mạnh vùng giáp ranh Nam Quảng Bình – Bắc Quảng Trị để phát triển trang trại, du lịch.
Hồ sơ, bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Bình
NQ HDND phe duyet QH tinh Quang Binh
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Quảng Bình
Báo cáo tổng thể quy hoạch quốc gia
1. Ban do vi tri cac moi quan he cua tinh
2.1. Ban do ve hien trang phat trien tu nhien
2.2. Ban do ve hien trang phat trien kinh te_van hoa
3. Ban do vi tri cac du an va thu tu uu tien
4. Bản đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn
5. Ban do phuong an to chuc khong gian va phan vung chuc nang
6.1. Bản đồ phát triển ngành giáo dục
6.2 Bản đồ Phát triển hệ thống Y tế
6.3. Bản đồ phương án phát triển nghành Văn hóa
6.4. Bản đồ phương án phát triển ngành lao động
7.1. Ban do quy hoach nganh giao thong van tai
7.2. Ban do phuong an phat trien ket cau ha tang ky thuat nganh thong tin va truyen thong
7.3. Ban do phuong an phat trien ket cau ha tang nganh cong thuong
7.4. Ban do quy hoach phat trien cong nghiep_nang luong tai tao
7.5- Bản vẽ định hướng phát triển hệ thống cấp nước
7.6- Bản vẽ định hướng phát triển hệ thống thoát nước thải, vệ sinh môi trường và nghĩa trang
8. BAN DO PA XD VUNG LIEN HUYEN, VUNG HUYEN
9. Bản đồ Đánh giá tổng hợp đất đai theo mục đích sử dụng
10.Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất
11. Ban do phuong an tham do,khai thac,su dung,bao ve tai nguyen
12.1. Ban do phong chong thien tai va ung pho bien doi khi hau
12.2 Ban do bao ve moi truong_bao ton da dang sinh hoc
13. Ban do to chuc khong gian lanh tho du lich
Tổng hợp bởi Duan24h.net