Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Hậu Giang đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 trên cơ sở các nguyên tắc phân vùng và dự báo khả năng phát triển được phân thành 4 vùng liên huyện như sau:

1) Vùng liên huyện: Huyện Châu Thành – huyện Châu Thành A (vùng Công nghiệp – đô thị tập trung ven sông Hậu và là vùng cửa ngỏ của tỉnh Hậu Giang).

2) Vùng liên huyện: Thành phố Vị Thanhhuyện Vị Thủy (vùng trung tâm).

3) Vùng liên huyện: Thị xã Long Mỹ – huyện Long Mỹ (vùng Tây Nam).

4) Vùng liên huyện: Thành phố Ngã Bảy – huyện Phụng Hiệp (vùng Đông Nam).

Vùng liên huyện: Huyện Châu Thành – Huyện Châu Thành A

a. Quy mô: Diện tích tự nhiên là 301,4 km2; dân số năm 2020 đạt 184.111 người.

b. Lý do phân vùng:

Các huyện trong vùng có diện tích tự nhiên tương đương nhau, dân số đông, định hướng phát triển giao thông thuận tiện cả về đường bộ và đường thủy, được bao quanh bởi các con sông lớn, là nơi giao thương phát triển kinh tế – xã hội với động lực chính là công nghiệp – dịch vụ – du lịch, có vai trò dẫn dắt, lan tỏa, thu hút cả tỉnh.

Vùng đô thị Thị trấn Ngã Sáu – Mái Dầm – Đông Phú vừa là khu vực phát triển đô thị – công nghiệp tập trung của vùng kinh tế ven sông Hậu vừa là vùng đô thị giữ vai trò là trung tâm tiểu vùng phía Đông Bắc của tỉnh Hậu Giang, với vị trí chiến lược nằm trên Quốc lộ 1A, QL Nam Sông Hậu nối TP. Cần Thơ và các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, là điểm khởi đầu của tuyến đường Quản Lộ đi Cà Mau, là đầu mối quy tụ 7 nhánh kênh lớn có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế đường thủy…, kết nối vùng đô Cái Tắc, Rạch Gòi, Một Ngàn, Bảy Ngàn (Các tuyến quốc lộ; QL1A, QL61, QL61B, QL61C, QL91C). Vì vậy, hình thành nên vùng đô thị có thể hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, tạo động lực cho vùng trung tâm và lan tỏa đến cả tỉnh.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:37 AM, 26/04/2024)


c. Tính chất: Là tiểu vùng kinh tế phía Đông Bắc – đô thị công nghiệp tập trung ven sông Hậu của tỉnh Hậu Giang, là khu vực cửa ngỏ của tỉnh và có thế mạnh phát triển về công nghiệp, logistics, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch tâm linh, đô thị du lịch sinh thái – du lịch nghỉ dưỡng tầm quốc gia ven sông Hậu.

d. Lợi thế cạnh tranh:

– Có vị trí địa lý thuận lợi, Có các trục hành lang kinh tế đô thị đi qua như đường bộ cao tốc; cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, QL1A, QL61, QL61B, QL61C, QL Nam Sông Hậu…;

– Giao thông đường thuỷ có Sông Hậu, sông Cần Thơ và các hệ thống kênh lớn;

– Là trung tâm phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh với các khu/cụm công nghiệp tập trung, cơ sở dịch vụ, hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ.

e. Hướng phát triển trọng tâm:

– Phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông cấp tỉnh như QL1A, Quốc lộ Nam Sông Hậu, đường bộ và đường sắt cao tốc. Khai thác cảnh quan ven sông tạo lập đô thị mang bản sắc đặc trưng vùng sông nước, nâng cao đời sống người dân và hấp dẫn khách du lịch.

– Là vùng trọng tâm về kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ven Sông Hậu. Là vùng phát triển Công nghiệp – Dịch vụ – Du lịch nghỉ dưỡng gắn với vị trí tiếp giáp thành phố Cần Thơ và các trục đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, khai thác lợi thế của vị trí để phát triển ngành Công nghiệp, logistics và vận tải đường thủy.

– Phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với các tuyến giao thông quan trọng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp sinh thái.

– Phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng phù hợp theo hướng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.

– Phát triển khu vực đô thị sinh thái miệt vườn, đô thị sông nước vừa kết hợp du lịch, vừa kết hợp phát triển nông nghiệp có hiệu quả.

– Phát triển thương mại dịch vụ, các hệ thống chợ đầu mối, mang đậm bản sắc của vùng sông nước, thu hút khách du lịch.

– Tập trung xây dựng thị trấn Ngã Sáu, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành đến 2030 đạt tiêu chuẩn đô thị loại VI và đô thị Cái Tắc, huyện Châu Thành A đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV.

f. Hệ thống đô thị trong vùng:

Huyện Châu Thành: có 6 đô thị loại V gồm: Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm, Đô thị Đông Phú (đến năm 2025 là đô thị loại V); Đô thị Phú Hữu, (sau 2030 là đô thị loại V) Đô thị Đông Phước A (sau 2030 là đô thị loại V).

Huyện Châu Thành A: gồm 5 đô thị loại V: Thị trấn Cái Tắc; Thị trấn Rạch Gòi; Thị trấn Một Ngàn (huyện lỵ); Thị trấn Bảy Ngàn; Đô thị Tân Hoà, (sau 2030 là đô thị loại V).

Vùng liên huyện: thành phố Vị Thanh – huyện Vị Thủy

a. Quy mô: Diện tích tự nhiên là 348,2 km2; dân số năm 2020 đạt 162.046 người (trong đó dân số nội thị là 56.316 người)

b. Lý do phân vùng: Là khu vực có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, hạ tầng kết nối thuận tiện (Các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; QL61, QL61C, sông Cái Lớn, kênh Xáng Xà No…). Thành phố Vị Thanh giữ vai trò là trung tâm vùng, đô thị hạt nhân của tỉnh. Vì vậy hình thành nên vùng đô thị có thể hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, tạo động lực và lan tỏa để huyện Vị Thủy phát triển kinh tế – xã hội, Vị Thủy đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố Vị Thanh.

c. Tính chất: Phát huy thế mạnh là trung tâm vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa là cực phát triển phía Tây Bắc của tỉnh. Là vùng cửa ngõ, khu vực có thế mạnh phát triển về thương mại dịch vụ, các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

d. Lợi thế cạnh tranh:

Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây Bắc tỉnh, có các trục hành lang kinh tế đô thị đi qua như đường bộ cao tốc (cao tốc Hà TiênRạch Giá – Bạc Liêu, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, QL61, QL61C…, đường thuỷ có Sông Cái Lớn, kênh xáng Xà No và các hệ thống kênh lớn.

Có hệ thống đô thị trung tâm, hạt nhân của vùng, sự đồng bộ kinh tế cũng như hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cũng như có nhiều quỹ đất giành cho phát triển đô thị sau này.

Tài nguyên đất phù sa cũng là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp nông nghiệp sạch, công nghệ cao diện tích đất nông nghiệp khá lớn nằm ở khu vực huyện Vị Thủy.

e. Hướng phát triển trọng tâm:

– Phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông cấp tỉnh như QL61, 61C, đường cao tốc

– Phát triển không gian đô thị dọc theo tuyến kênh Xáng Xà No hướng về huyện Vị Thủy và mở rộng về các hướng theo mối tương quan của mạng lưới giao thông thủy bộ.

– Coi trọng phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, xem đây là động lực trong việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh.

– Thiết lập được các mô hình kinh tế tuần hoàn, khu du lịch sinh thái, trung tâm thương mại – dịch vụ của tỉnh.

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, kết nối thông suốt giữa huyện với các vùng phụ cận, gắn phát triển công nghiệp với phát triển đô thị và dịch vụ, phấn đấu trở thành huyện phát triển bền vững về nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, an toàn, với các thương hiệu, sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cây ăn trái.

Nhân rộng các mô hình canh tác hiện đại gắn với ứng dụng công nghệ cao có sự liên kết hợp tác giữa các cá nhân, đơn vị nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng cao cho các sản phẩm nông nghiệp.

f. Hệ thống đô thị trong vùng:

Thành phố Vị Thanh (đạt tiêu chí đô thị loại II): Quy hoạch phát huy thế mạnh là trung tâm vùng tứ giác tăng trưởng kinh tế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Là đô thị hạt nhân của Tỉnh. Cực phát triển trung tâm của Tỉnh.

Huyện Vị Thủy: Thị trấn Nàng Mau (huyện lỵ), là đô thị loại V; là Thị trấn huyện lỵ Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện.

Vùng huyện: Thị xã Long Mỹ – huyện Long Mỹ

a. Quy mô: Diện tích tự nhiên là 410 km2; dân số năm 2020 là 138.459 người;

b. Lý do phân vùng:

– Là khu vực có điều kiên tự nhiên, trình độ phát triển tương đồng; hạ tầng kết nối tương đối thuận tiện (DT930, DT930B, DT930C, tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu, đường thủy sông Cái Lớn…)

– Phát triển huyện Long Mỹ có kết cấu hạ tầng từng bước hiện đại, đồng bộ, kết nối thông suốt với các vùng phụ cận; là một huyện nông thôn mới, có sự gắn kết hài hòa các yếu tố tự nhiên – xã hội – con người – văn hoá trên một không gian phát triển sinh thái bền vững; gắn phát triển đô thị với phát triển công nghiệp và dịch vụ.

– Phát triển không gian đô thị dọc theo sông Cái Lớn và mở rộng về các hướng theo mối tương quan của mạng lưới giao thông, đường cao tốc, đường tỉnh 931, 930, 930B.

c. Tính chất: Là vùng sinh thái miệt vườn, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao; là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật phía Nam của tỉnh; định hướng phát triển công nghiệp tại các khu vực gần các tuyến đường tốc đi qua địa bàn khi hình thành.

d. Lợi thế cạnh tranh: Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Nam của tỉnh, có 2 trục đường cao tốc đi qua. Tài nguyên đất phù sa cũng là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

e. Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chủ lực là lúa, cây ăn quả, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao; chăn nuôi tập trung, nuôi thủy sản.

Phát triển các đô thị cung cấp các dịch vụ cho các khu chức năng cũng như những hạ tầng thiết yếu cho khu vực nông thôn lân cận; đô thị du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng về cảnh quan.

Có thế mạnh phát triển công nghiệp khi các tuyến đường cao tốc đia qua được đầu tư xây dựng hoàn thành; nông nghiệp sinh thái; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng.

f. Hệ thống đô thị trong vùng: Đô thị trung tâm tiểu vùng: thị xã Long Mỹ (đô thị loại III); định hướng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của phía Tây Nam của tỉnh.

Đô thị thuộc huyện Long Mỹ: gồm đô thị Vĩnh Viễn và các đô thị Lương Nghĩa, Xà Phiên:

+ Thị Trấn Vĩnh Viễn (huyện lỵ), là đô thị loại IV vào năm 2028; Thị trấn huyện lỵ, Đô thị thương mại dịch vụ gắn với vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

+ Đô thị Xà Phiên, là đô thị loại V; Đô thị thương mại dịch vụ của huyện. Giai đoạn 2021- 2025 hướng đến trở thành thị trấn loại V.

+ Đô thị Lương Nghĩa, là đô thị loại V; Đô thị thương mại dịch vụ của huyện. Giai đoạn 2026-2030 hướng đến trở thành thị trấn loại V.

Vùng liên huyện thành phố Ngã Bảy – huyện Phụng Hiệp

a. Quy mô: Diện tích tự nhiên là 563,1 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (1 thành phố, 3 thị trấn và 12 xã). Dân số năm 2020 là 242.176 người.

b. Lý do phân vùng:

– Là khu vực có điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển tương đồng; hạ tầng kết nối tương đối thuận tiện (DT927, DT928, DT926B, DT927B, DT928B, DT925B, tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, đường thủy sông Cái Côn kết nối với sông Hậu…)

– Xác định vùng phía Đông là vùng sản xuất mía nguyên liệu và vùng phía Tây Bắc trồng lúa và chăn nuôi, vùng nông nghiệp rộng lớn cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.

– Khu vực giao giữa 2 đường cao tốc sẽ được phân vùng phát triển về công nghiệp – đô thị.

– Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng là một trong những động lực quan trọng cho phát triển du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng, bảo tồn cảnh quan và nghiên cứu.

c. Tính chất: Phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của huyện, dựa vào 4 trụ cột chính là: Công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, trong đó công nghiệp – đô thị – dịch vụ là động lực để phát triển cho thành phố Ngã Bảy và huyện Phụng Hiệp.

d. Lợi thế cạnh tranh: Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, có 2 trục đường cao tốc đi qua. Tài nguyên đất phù sa cũng là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, khai thác lợi thế các tuyến đường cao tốc để phát triển Công nghiệp – đô thị.

e. Hướng phát triển trọng tâm:

– Đặt sự phát triển của huyện trong bối cảnh phát triển của quốc gia, vùng ĐBSCL và của tỉnh. Tận dụng tối đa những cơ hội mang lại từ sự thay đổi có tính bước ngoặt về cơ sở hạ tầng của vùng ĐBSCL, mà với vị trí trung tâm của tỉnh, là nơi giao nhau của 2 tuyến cao tốc, có 04 vị trí kết nối với đường cao tốc (TT Cây Dương, TT Búng Tàu, TT Kinh Cùng, xã Long Thạnh), Phụng Hiệp sẽ là một trong số những huyện có nhiều lợi thế phát triển trong giai đoạn 2026 – 2030 và những năm tiếp theo.

– Phát triển kinh tế – xã hội bền vững trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của huyện, dựa vào 4 trụ cột chính là: Công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch.

– Dự kiến phát triển vùng công nghiệp – đô thị – dịch vụ tại ngã giao của 2 đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và An Giang – Trần Đề với diện tích đất công nghiệp được định hướng phát triển đến năm 2030 khoảng 210 ha.

– Ngoài phát triển 4 trụ cột chính là: Công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Cần coi trọng phát triển nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, xem đây là động lực trong việc nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của huyện.

– Phát triển kinh tế – xã hội toàn diện, chăm lo phát triển các hoạt động văn hóa, xã hội; bảo vệ và sử dụng hợp lý đất đai, tài nguyên, môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, gắn với củng cố quốc phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế.

f. Các đô thị trong vùng

Thành phố Ngã Bảy: Là trung tâm tiểu vùng, là đô thị loại III, định hướng là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của phía Đông Nam của tỉnh.

Huyện Phụng Hiệp: gồm 3 đô thị loại V là Thị trấn Cây Dương (huyện lỵ); Thị trấn Kinh Cùng; Thị trấn Búng Tàu; Giai đoạn 2021-2030: Hai đô thị mới là Cái Sơn (xã Phương Bình) và Tân Long (xã Tân Long) sẽ được thành lập thị trấn, là các đô thị dịch vụ, du lịch của vùng.

Hồ sơ QH tỉnh Hậu Giang 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.9/5 - (8 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang đến năm 2030
Bài tiếp theoCao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột | Tiến độ dự án 04/2024

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây