Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Quế Sơn (Quảng Nam)

331
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Quế Sơn (Quảng Nam)
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Quế Sơn (Quảng Nam)

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Quế Sơn (Quảng Nam) giai đoạn năm 2021 – 2030 cập nhật  05/2024  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

Vị trí và đơn vị hành chính

Quế Sơn là huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 25.746,07 ha, nằm cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam.Có tọa độ địa lý:Từ 150 38’25’’- 150 49’51’’ vĩ độ Bắc và từ 1080 06’58’’- 1080 20’51’’ kinh độ Đông. Ranh giới hành chính được xác định như sau:

Toàn huyện có 13 đơn vị hành chính, bao gồm các xã: Quế Xuân 1, Quế Xuân 2, Quế Phú, Quế Mỹ, Quế Thuận, Quế Châu, Quế Hiệp, Quế Minh, Quế Long, Quế Phong, Quế An, thị trấn Hương An và thị trấn Đông Phú.

Quy hoạch phát triển công nghiệp Quế Sơn

a) Khu Công nghiệp Đông Quế Sơn: Khu công nghiệp – thương mại – dịch vụ Đông Quế Sơn được UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất 1/2000 vào năm 2002 với diện tích 281,7 ha. Đến năm 2005, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch mở rộng lên 332,12 ha; Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt quy hoạch phân khu và ban hành Quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch phân khu (1/2000) Khu công nghiệp Đông Quế Sơn tại huyện Quế Sơn và huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với quy mô khoảng 454,19ha.

Trong đó, phần diện tích của huyện Quế Sơn 277,77 ha và huyện Thăng Bình 176,42 ha. Đến nay, đã cấp giấy chứng nhận cho 11 dự án với tổng vốn đăng ký 275 tỷ đồng và 4,56 triệu USD. Đã có 9 dự án đã triển khai thực hiện, tổng vốn đầu tư là 38,225 tỷ đồng, giải quyết việc làm được gần 300 lao động.

b) Cụm công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn huyện có 3 Cụm CN: Cụm CN Đông Phú 1, Cụm CN Quế Cường và Cụm CN Hương An.

Cụm công nghiệp Đông Phú 1: Cụm công nghiệp Đông Phú1 với tổng diện tích quy hoạch 46 ha. Hiện nay đã có 04 công ty hoạt động sản xuất với tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp Quế Cường: Cụm công nghiệp Quế Cường với tổng diện tích quy hoạch 49,23ha, hiện nay Cụm công nghiệp này đã có 04 nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư 97,9 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp Hương An: Cụm công nghiệp Hương An với tổng diện tích quy hoạch 26,1ha. Định hướng bố trí ngành nghề trong cụm công nghiệp, gồm: ngành công nghiệp may mặc; chế biến nông, lâm sản; cơ khí; vật liệu xây dựng và công nghiệp phụ trợ khác. Hiện nay, đang thu hút và kêu gọi đầu tư vào CCN này.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:39 AM, 03/05/2024)


Định hướng sử dụng đất theo khu chức năng

Đất đô thị

Thị trấn Đông Phú

Định hướng phát triển thị trấn Đông Phú đến năm 2030 đạt các tiêu chuẩn đô thị loại IV. Là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện Quế Sơn, là đô thị trung tâm cấp huyện. Hướng phát triển đô thị:

– Giai đoạn ngắn hạn đến 2025: Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp hoàn chỉnh khu trung tâm hành chính huyện hiện hữu, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các khu dân cư nội thị ven bao đường N24 – N65, khu dân cư Gò Bầu, khu dân cư số 1, khu dân cư số 2, khu dân cư số 5,…Hình thành khu phố chợ Đông Phú mới thúc đẩy phát triển thương mại dịch vụ, làm động lực phát triển cho khu vực phía Tây. Tập trung phát triển thương mại dịch vụ trên trục ĐT 611A, 611B và khu vực đường ven bao sông Ly Ly.

– Giai đoạn dài hạn đến 2030: Hướng phát triển về phía Đông tại khu vực Cang Tây, hình thành khu vực trung tâm giáo dục, văn hóa, y tế và dịch vụ trên cơ sở các Trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề, trường PTTH Quế Sơn, Bệnh viện đa khoa Quế Sơn, khu thể dục thể thao và các hoạt động dịch vụ thương mại trên trục ĐT 611.

Thị trấn Hương An

Định hướng phát triển thị trấn Hương An đến năm 2030 đạt các tiêu chuẩn đô thị loại V. Là trung tâm thương mại – dịch vụ – công nghiệp phía Đông huyện Quế Sơn, Là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa xã hội; đầu mối giao thông, giao lưu kinh tế của các xã vùng Đông huyện Quế Sơn. Hướng phát triển đô thị:

– Giai đoạn đến năm 2025: Chỉnh trang khu trung tâm hiện hữu, hoàn thiện khu Trung tâm hành chính và các khu tái định cư; xây dựng khu thương mại Nam cầu Hương An và vệt ven sông Ly Ly; hoàn thiện Khu công nghiệp Đông Quế Sơn và Cụm công nghiệp Hương An;

– Giai đoạn đến năm 2030: Hướng phát triển về phía Đông, hình thành khu dân cư, thương mại – dịch vụ phục vụ cho Khu công nghiệp Đông Quế Sơn. Hướng phát triển về phía Bắc, mở rộng khu trung tâm thương mại dịch vụ về phía Đông Quốc lộ 1A, xây dựng hoàn thiện khu dân cư thương mại dịch vụ ven sông Ly Ly.

– Tầm nhìn sau 2030: Phát triển khu vực đô thị Hương An toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đồng thời kết nối Thăng Bình – Mộc Bài – Bà Rén thành chuỗi đô thị loại IV làm động lực phát triển cho khu vực hành lang kinh tế Trung Quảng Nam.

Khu sản xuất nông nghiệp (khu vực chuyên trồng lúa nước, khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm)

Định hướng phát triển kinh tế – xã hội của huyện là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp, xây dựng – thương mại – dịch vụ 30% – Nông, lâm, thủy sản; đẩy mạnh phát triển đô thị hóa. Điều đó cho thấy áp lực đất đai ngày càng gia tăng xu hướng tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong đó có việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang các mục đích phi nông nghiệp.

Đối với khu vực đất lúa: Định hướng đến năm 2030, ổn định diện tích đất lúa khoảng 3.752,00 ha chủ động tưới tiêu ở xã Quế Phú, Quế Mỹ, Quế Xuân 1, Quế Xuân 2… Đối với các chân ruộng không chủ động nước tưới (khoản 530,00 ha) các địa phương tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

– Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp, cây lâu năm: Khu vực trồng cây lâu năm của huyện Quế Sơn có diện tích khá lớn, phẩn bố hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Đây là lợi thế rất lớn cho các địa phương định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, kinh tế vườn rừng, trang trại… mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Khu lâm nghiệp (khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất)

Quản lý, chăm sóc và bảo vệ vốn rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng. Đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn nhằm đảm bảo mục tiêu bảo vệ phát triển rừng và nâng cao giá trị kinh tế.

– Đối với khu vực rừng phòng hộ: Ổn định diện tích rừng phòng hộ với diện tích 3.726,10 ha.

– Khu vực rừng sản xuất: Trong giai đoạn quy hoạch, một số khu vực đất rừng sản xuất giảm cho các mục đích khác nhằm mục tiêu phát triển kinh tế và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Đến năm 2030 định hướng đất rừng sản xuất có diện tích khoản 5.032,19 ha.

Đối với khu vực rừng sản xuất sẽ tập trung phát triển trồng rừng gỗ lớn, các loại cây nguyên liệu có giá trị kinh tế nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời phủ xanh đất trồng đồi trọc.

Khu phát triển công nghiệp (khu công nghiệp, cụm công nghiệp)

Với lợi thế về tiềm năng đất đai và con người, Quế Sơn đang hướng mạnh đến phát triển công nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi…gắn với định hướng phát triển, cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào tại chỗ.

Khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu, áp dụng công nghệ hiện đại, làm ra các sản phẩm có giá trị cao, mở ra hướng mới về phát triển thị trường, nhằm tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản.

Đến năm 2030, định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện với diện tích khoảng 523,02 ha, như: Khu công nghiệp Đông Quế Sơn, cụm công nghiệp Đông Phú 1, cụm công nghiệp Đồng Dài, cụm công nghiệp Hương An, cụm công nghệp Quế Cường…

Khu đô thị

Đến năm 2030 tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị tại thị trấn Đông phú và thị trấn Hương An, Chỉnh trang, mở rộng khu đô thị hiện có.

Hình thành các khu đô mới như: Khu phố chợ Đông Phú, Khu dân cư Cang Tây 2 (T.T Đông Phú), khu dân cư Đông Cầu Hương An, khu dân cư Bàu Đốc (T.T Hương An),… để kết nối với khu đô thị hiện có.

Khu đô thị – thương mại dịch vụ

Trong những năm tới tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chỉnh trang, mở rộng khu đô thị hiện có và hình thành các khu đô mới. Phát triển thương mại dịch vụ trên các trục đường chính, ven sông Ly Ly,…

Xây dựng các dịch vụ du lịch thái như: Khu du lịch sinh thái nước mát đèo Le, Hố Giang (Quế Long), suối nước nóng Bàn Thạch (Quế Phong), suối Tiên – suối Ông – suối Bà (Quế Hiệp),…triển khai có hiệu quả các dự án mở rộng mạng lưới thương mại, dịch vụ; tiếp tục nâng cấp, cải tạo các chợ truyền thống, phát triển các siêu thị, khu mua sắm tổng hợp, cửa hàng tiện ích, phục vụ nhu cầu của nhân dân và du khách.

Khu dân cư nông thôn

Kết hợp chặt chẽ quá trình cải tạo, chỉnh trang các điểm dân cư cũ với việc mở rộng xây dựng các điểm dân cư mới, vừa đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc vừa giữ vững được tính truyền thống…

Quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới theo hướng đô thị hóa, bố trí hài hòa giữa khu dân cư với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường trạm…Đặc biệt là việc bố trí khu vực cây xanh cũng như cấp thoát nước.

Thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, có biện pháp cụ thể để huy động nguồn lực cũng như tạo mọi nguồn vốn để thực hiện quy hoạch, kế hoạch từ đó thúc đẩy việc hoàn thành các chỉ tiêu mà quy hoạch nông thôn mới đã đề ra.

Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn

Phát triển khu, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn ở theo Chương trình phát triển nông thôn mới với mục tiêu chung là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; xây dựng các trung tâm xã, các điểm dân cư mới tạo động lực mới phát triển kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn.TTCN, làng nghề theo hướng bền vững, đảm bảo vệ sinh môi trường gắn kết với phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề. Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn phát triển tập trung ở khu trung tâm xã và các thôn, làng; dọc theo các tuyến đường giao thông. Các ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp nông thôn tập trung vào chế biến nông sản, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí,…

Tài liệu tham khảo:

Bản đồ KHSDĐ Quế Sơn 2023 (11,6 MB)

Bản đồ QHSDĐ Quế Sơn 2030 (11,2 MB)

(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Quế Sơn (Quảng Nam) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)

4.8/5 - (5 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcAhn Bo Hyun là ai? Tiểu sử và sự nghiệp bạn trai của Jisoo
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Lâm Hà (Lâm Đồng)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây