Mục lục

    Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050: TP Long Xuyên, Châu Đốc, thị xã Tân Châu, 8 huyện : An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn, Tịnh Biên, Tri Tôn.

    Vị trí địa lý kinh tế

    An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc vùng ĐBSCL, một phần nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, là nơi đầu tiên dòng Mê Kông chảy vào địa phận Việt Nam (được tách thành 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu).

    Phía Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây Bắc giáp Campuchia1 với đường biên giới dài gần 100 km, có Khu kinh tế cửa khẩu An Giang2, phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ. An Giang cũng là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) vùng ĐBSCL, gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau.


    An Giang nằm trong tam giác phát triển TP. HCM – TP. Cần Thơ – TP. PhnomPenh (Vương quốc Campuchia) qua các trục chính như QL 91 kết nối với cục phát triển Cần Thơ; qua QL 30, QL 80, QL 1A kết nối với trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và công nghệ hàng đầu cả nước TP. HCM và kết nối với TP. PhnomPenh qua QL 2.

    Như vậy, nếu nhìn về hướng kết nối với TP. HCM, An Giang nằm ở vị trí tận cùng về phía Tây, còn nếu nhìn sang Campuchia, An Giang là cửa ngõ của vùng ĐBSCL hướng sang các nước khu vực ASEAN.


    An Giang cũng có biên giới (cả đường bộ và đường thủy) với Campuchia thông qua 02 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên, Vĩnh Xương), 01 cửa khẩu chính chuẩn bị nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế (Khánh Bình) và nhiều cửa khẩu, lối mở khác dọc biên giới hai nước.

    Tuy vậy, với thực trạng nền kinh tế Campuchia có quy mô nhỏ, sức mua thấp, tiềm ẩn yếu tố bất định về chính trị, đặc biệt là khu vực sát biên giới với An Giang lại là những vùng còn nghèo của Campuchia, khả năng tận dụng lợi thế biên giới để thúc đẩy giao thương, đầu tư với các khu vực này là chưa khả quan, ít nhất là trong ngắn và trung hạn.

    Quan điểm lập quy hoạch tỉnh An Giang

    Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2021-2030), Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021-2025) của cả nước; chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực của quốc gia; các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

    Phải đánh giá đúng thực trạng, dự báo được xu hướng phát triển nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh; phù hợp với khả năng cân đối, huy động nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài trên tất cả các lĩnh vực, các vùng của tỉnh.

    Đảm bảo tính thống nhất, liên kết giữa quy hoạch tỉnh An Giang với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch cấp vùng theo Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời phải đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương trong tỉnh, vừa đáp ứng các nhu cầu trong hiện tại, vừa tạo nền tảng phát triển cho các thời kỳ tiếp theo.

    Bảo đảm tính nhân dân, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia; tính khả thi, khoa học, khách quan; ứng dụng công nghệ hiện đại, kết nối liên thông, tiết kiệm, hiệu quả; hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân theo quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.

    Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, bình đẳng giới, giảm nghèo bền vững, nâng cao mức sống vật chất, thụ hưởng văn hóa, tinh thần của người dân; tái cơ cấu dân cư theo hướng tập trung, tiết kiệm chi phí đầu tư hạ tầng; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, tạo sự thống nhất trong đa dạng nền văn hóa Việt Nam; tăng cường quốc phòng, ổn định an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội; sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với BĐKH.

    Mục tiêu lập quy hoạch tỉnh An Giang

    Nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động KT-XH, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

    Để xác định các quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu phát triển mới của tỉnh An Giang và các phương án phát triển các vùng huyện, liên huyện đáp ứng cao nhất nhu cầu giao thương, hợp tác, thu hút đầu tư phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế; danh mục các dự án đầu tư quan trọng, đề xuất các giải pháp lớn và nguồn lực thực hiện quy hoạch theo các kịch bản khác nhau.

    Làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và huy động các nguồn lực phát triển bền vững kinh tế – xã hội – môi trường; là căn cứ quan trọng để tỉnh An Giang lập các kế hoạch phát triển KT-XH; xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn; các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc và việc giám sát, đánh giá thực hiện Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được phê duyệt.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh An Giang

    Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh An Giang đến năm 2030

    Bản đồ hiện trạng

    Bản đồ phương án phát triển đô thị và nông thôn

    Bản đồ tổ chức không gian và phân vùng chức năng

    Bản đồ phương án phát triển TMDV VHTT

    Bản đồ phương án GDĐT NN ASXH

    Bản đồ phương án Y tế, Khoa học công nghệ

    Bản đồ phương án Khu, cụm công nghiệp

    Bản đồ phương án giao thông

    Bản đồ phương án Cấp nước, XLNT

    Bản đồ phương án điện lực 

    Bản đồ phương án thông tin truyền thông, hạ tầng viễn thông thụ động

    Bản đồ phương án chất thải rắn, nghĩa trang

    Bản đồ phương án thăm dò khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản

    Bản đồ phương án khai thác sử dụng tài nguyên nước

    Bản đồ phương án phòng chống thiên tai

    Bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất

    Bản đồ phương án quy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện 

    Bản đồ phương án phòng cháy chữa cháy

    Bản đồ phương án môi trường

    Bản đồ vị trí những dự án ưu tiên thực hiện

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây