Mục lục

    Đồ án Điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 Đảo Long Sơn, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu có quy mô khoảng 4.102,3ha. Ranh giới được xác định như sau:

    • Phía Bắc giáp Thành phố Bà Rịa và Thị xã Phú Mỹ;
    • Phía Đông giáp đảo Gò Găng;
    • Phía Tây và Nam giáp Vịnh Gành Rái và vùng cửa sông Chà Và.

    Quy mô diện tích: Khoảng 4.102,3ha. Quy mô dân số: Khoảng 45.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi khoảng 5.700 người).

    Tính chất quy hoạch

    Là trung tâm công nghiệp dầu khí quốc gia. Phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghiệp khác; hình thành khu đô thị mới phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp, đáp ứng nhu cầu ở đô thị. Cải tạo chỉnh trang khu dân cư hiện hữu và bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên vùng ngập mặn.


    Quy hoạch sử dụng đất

    Đất xây dựng đô thị: 2.698,89ha, chiếm tỷ lệ 65,79%, gồm: đất dân dụng: 994,51ha, chiếm tỷ lệ 24,24%, đất đơn vị ở: 609,38ha, chiếm tỷ lệ 14,85%; đất đô thị ngoài đơn vị ở: 385,13ha, chiếm tỷ lệ 9,39%.

    • Đất ngoài dân dụng: 1.704,38ha, chiếm tỷ lệ 41,55%: đất công nghiệp – cảng: 1.538,11ha; Đất du lịch (du lịch 50%, còn lại là loại hình khác): 33,44ha; Đất thương mại dịch vụ: 59,58ha; đất tôn giáo: 6,59ha; đất hạ tầng kỹ thuật: 20,21ha (gồm: đất hạ tầng kỹ thuật, đất bến bãi); Đất quốc phòng: 46,45ha.
    • Đất khác: 1.403,37ha, chiếm tỷ lệ 34,21%, gồm: đất cây xanh cảnh quan: 101,54ha; đất mặt nước: 666,36ha; cây xanh cách ly: 142,24ha; đất cây xanh sinh thái tự nhiên: 274,03ha; đất cây xanh sinh thái ngập mặn: 216,25ha; đất nghĩa trang: 2,95ha.
    Sơ đồ quy hoạch không gian tự nhiên của đảo Long Sơn
    Sơ đồ quy hoạch không gian tự nhiên của đảo Long Sơn

    Quy hoạch định hướng phát triển một số không gian, kiến trúc cảnh quan

    a) Tổng quan chung:


    Được tổ chức trên cơ sở khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa – xã hội đặc trưng, các tiềm năng, lợi thế của khu vực, nâng cao giá trị quỹ đất và chỉnh trang, cải thiện khu dân cư hiện hữu, góp phần xây dựng bộ mặt cảnh quan mới cho khu đô thị, phục vụ công nghiệp dầu khí và khu đô thị sinh thái mật độ thấp của thành phố Vũng Tàu;

    Về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tổng thể, tạo ra những không gian đô thị kết hợp hài hòa giữa các khu vực xây dựng mật độ cao và các khu mật độ thấp, giữa các khu thương mại, dịch vụ cộng đồng và khu dân cư hiện hữu và khu dân cư mới; đảm bảo giá trị của mỗi khu vực và mục đích sử dụng đất của mỗi khu được phát huy cao nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển đô thị.

    b) Tổ chức điểm nhấn và không gian mở:

    Hệ thống công viên đô thị: Không sử dụng hàng rào bao quanh công viên, thiết kế cảnh quan mang tính cộng đồng. Phát triển các không gian cộng đồng, vui chơi giải trí. Nghiêm cấm các hành động xâm phạm, lấn chiếm không gian chung. Hệ thống công viên gồm:

    • Công viên hồ Mang Cá: Nằm ở phía Tây Bắc núi Nứa. Quy mô: khoảng 40,79ha. Trong đó, diện tích khoảng 26,93ha (trong đó mặt nước khoảng 13,86ha);
    • Công viên Long Sơn: Nằm ở phía Đông khu dân cư ven chân Núi Nứa; diện tích khoảng 30ha;
    • Công viên phía Đông Nam đảo Long; diện tích khoảng 20ha;

    Công trình điểm nhấn: Gồm tổ hợp các công trình thương mại dịch vụ hỗn hợp. Các công trình này được xác định theo các tuyến nhìn.

    Quảng trường: Hình thành những quảng trường chính gắn với công trình điểm nhấn tạo thành những nơi tập trung đông người. Ngoài ra còn bố trí các quảng trường nhỏ làm điểm dừng chân, điểm giao của các tuyến tham quan, điểm trung tâm của các khu chức năng.

    c) Tổ chức không gian mặt nước:

    Hạn chế xây dựng các công trình làm ảnh hưởng cảnh quan cũng như góc nhìn ra không gian mặt nước.

    Tận dụng địa hình tự nhiên (hệ thống sông hồ, đồi núi…) như là những khoảng cách ly tự nhiên để bố trí thành những khoảng đệm giữa không gian công nghiệp và dân dụng, tiết kiệm quỹ đất. Hệ thống kênh, rạch, hồ nước ngọt tự nhiên, rừng ngập mặn được liên kết thành hệ thống liên hoàn với các công viên, vườn hoa, mặt nước trong đô thị, vừa có chức năng thông thoáng tự nhiên cho khu vực.

    Quy hoạch xác định các phân khu chức năng:

    • Khu A: Khu vực phát triển công nghiệp và cảng biển; diện tích khoảng 1.995,91ha; tính chất là khu vực phát triển các khu công nghiệp (hóa dầu, điện khí, cảng biển và các dịch vụ kèm theo);
    • Khu B: Khu đô thị truyền thống; diện tích khoảng 508,17ha; dân số khoảng 7.367 người; tính chất là khu nhà ở hiện hữu chỉnh trang nằm bao quanh núi Nứa;
    • Khu C: Khu phát triển phía Bắc; diện tích khoảng 542,31ha; dân số khoảng 17.024 người; Nhằm mục đích phát triển khu vực dân cư mới quanh núi Nứa và phía Tây hồ Mang Cá.
    • Khu D: Khu phát triển hỗn hợp và du lịch sinh thái; diện tích khoảng 589,78 ha; dân số khoảng 5.569 người; Các khu đất dọc đường hóa dầu và đường Hoàng Sa sẽ được gom thành lô lớn đất ở, thương mại dịch vụ theo chức năng cũ và bổ sung một số tuyến đường phù hợp.
    • Khu E: Khu đô thị phía Đông Nam; diện tích khoảng 466,09ha; dân số khoảng 15.040 người; Khu vực này sẽ được phân khai chi tiết nhiều chức năng như: đất ở, thương mại dịch vụ, hỗn hợp, công viên cây xanh, công trình công cộng, mặt nước, cảng du lịch, đất cây xanh cách ly khu công nghiệp…

    Riêng đối với khu vực khoảng 42,8ha phía Đông dự án Trung tâm điện lực Long Sơn (nằm trong ranh dự án Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn): Trường hợp sau này nếu được Thủ tướng Chính phủ cho phép được giảm diện tích khu công nghiệp thì khu vực này dành để thu hút đầu tư dự án phát triển đô thị gắn với Khu E của đảo Long Sơn. Trường hợp Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải giữ nguyên ranh giới khu công nghiệp thì phần diện tích 42,8ha này được đầu tư theo mô hình đô thị gắn với Khu công nghiệp (nhà ở công nhân gắn với tiện ích công cộng khác phục vụ khu công nghiệp).

    Theo Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây