Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Update: Quyết định số 377/QĐ-TTg ngày 04/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vị trí địa lý của vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược về quốc phòng, sinh thái, văn hoá – Tây Nguyên nằm về phía Tây và Tây Nam nước ta, phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn, có tầm khống chế lớn về quốc phòng, an ninh đối với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Nội Dung Đề Xuất
Ranh giới vùng:
- Phía Bắc giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (tỉnh Quảng Nam);
- Phía Nam và Tây Nam giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (tỉnh Bình Thuận) và vùng Đông Nam Bộ (các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước);
- Phía Đông giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận);
- Phía Tây có đường biên giới quốc gia với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.
Phía Tây tiếp giáp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia, nối với Thái Lan, Myanma qua các hành lang Đông – Tây. Các tỉnh Tây Nguyên nằm trong khu vực hợp tác của Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) và Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông liên vùng tương đối phát triển nối liền với các tỉnh Duyên hải miền Trung, ra các cảng biển, Đông Nam Bộ thông qua các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28 và thông thương với Đông Bắc Campuchia và Nam Lào qua các QL 18B, 78
Tây Nguyên là vùng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Hiện nay trên địa bàn vùng có 45 dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm khoảng 32% dân số, trong đó dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm khoảng 25,8%; trình độ sản xuất, đời sống và dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế.
Các trục hành lang kinh tế cấp vùng, liên vùng
Hành lang kinh tế dọc QL29 (nối Phú Yên – Đắk Lắk – Mundulkiri) và cao tốc Đắk Lắk – Phú Yên (CT23)
a) Phạm vi ảnh hưởng: Nối từ của khẩu Đắk Ruê – TX. Buôn Hồ (tỉnh Đắk Lắk) đến cảng Vũng Rô. Qua các vùng phát triển lâm nghiêp – cây công nghiệp là bông, cao su, cà phê, chăn nuôi đàn gia súc…
b) Chức năng: Là trục đường hành lang vận tải liên Quốc gia; phát triển công nghiệp, đô thị, thương mạidu lịch
c) Định hướng phát triển
– Nâng cấp thị xã Buôn Hồ thành thành phố loại 3, trung tâm công nghiệp – dịch vụ thương mại- du lịch, đầu mối giao thương của tiểu vùng phía Bắc tỉnh Đắk Lắk.
– Tương lai lâu dài khi đủ điều kiện sẽ xây dựng KKT cửa khẩu Đắk Ruê làm đầu mối giao thương Quốc tế của tỉnh Đắk Lắk đồng thời là vùng kinh tế động lực phía Tây của vùng Tây Nguyên;
– Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp cà phê, cao su, ca cao, chăn nuôi đại gia súc và trồng rừng; Phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế về vùng nguyên liệu là chế biến, nông lâm sản, thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu xây dựng, phân vi sinh, khai thác gỗ và chế biến giấy; Mở rộng giao thương phát triển dịch vụ thương mại – du lịch thông qua cửa khẩu
Hành lang kinh tế dọc QL26 và cao tốc Buôn Ma Thuột – Khánh Hòa (CT24)
a) Phạm vi ảnh hưởng:
Đây là trục hành lang kinh tế nối TP. Buôn Ma Thuột – TT. Phước An – TT Ea Kar và các đô thị dọc trục đường (thuộc tỉnh Đắk Lắk) với Khu kinh tế Vân Phong và Trung tâm du lịch Quốc tế biển Nha Trang.
Tuyến đường đi qua các vùng phát triển cây công nghiệp chủ lực là cà phê, cây lương thực, vùng chăn nuôi đàn đại gia súc, khu bảo tồn thiên nhiên Easô, thác DrayNao và trang trại nông nghiệp sinh thái M’Đrắk một điểm tham quan du lịch hấp dẫn.
b) Chức năng: Là trục phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ thương mại – du lịch, nông nghiệp và vận tải liên Quốc gia.
c) Định hướng phát triển:
– Nâng cấp các đô thị dọc trục và xây dựng TT. EaKa trở thành trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Đông tỉnh Đắk Lắk với việc đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp Eaka trở thành một trong những cụm công nghiệp lớn của tỉnh và xây dựng trung tâm thương mại, đầu mối thu mua nông sản và trao đổi thương mại của vùng phía Đông. Mở rộng giao thương, gắn kết tour du lịch với tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, TP.Hồ Chí Minh …thành tour du lịch liên vùng.
Xây dựng thị trấn Phước An trở thành thị xã trung tâm dịch vụ thương mại, dịch vụ nông nghiệp của tiểu vùng, đô thị trực thuộc tỉnh; Thị trấn M’Đrắk là thị trấn dịch vụ thương mại- du lịch có bản sắc riêng và cảnh quan đẹp đáp ứng vai trò là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Đắk Lắk
– QL26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với tỉnh Khánh Hòa là tuyến đường có lưu lượng vận tải cao vì vậy trong tương lai đoạn đi qua các đô thị Phước An, EaKa, Ea Knốp, EaPhê sẽ xây dựng tuyến đường tránh liên đô thị về phía Bắc để đảm bảo an toàn giao thông
Hành lang kinh tế dọc QL20, QL27B và cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt(CT27) – Nha Trang (CT25)
a) Phạm vi ảnh hưởng: Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt được dự kiến sẽ là 1 nhánh của mạng lưới đường bộ các nước Tiểu Vùng Mê Kông mở rộng (GMS).
Đây là trục giao thông quan trọng chạy dọc tỉnh Lâm Đồng kết nối Lâm Đồng với các tỉnh miền Đông Nam bộ và trung tâm du lịch biển Nha Trang. Hai bên tuyến đường là vùng phát triển đô thị, công nghiệp, các trung tâm du lịch lớn, vùng chuyên canh cây công nghiệp (chè, cà phê, rau hoa, vùng chăn nuôi đại gia súc…) chủ lực của tỉnh.
b) Chức năng:
Thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội toàn tỉnh Lâm Đồng; Phát triển các đô thị trung tâm tăng trưởng cấp vùng và tiểu vùng, các trung tâm chuyên ngành dịch vụ, công nghiệp, du lịch, dịch vụ vận tải và liên kết nội, ngoại vùng.
c) Định hướng phát triển:
– Cải tạo nâng cấp các đô thị hiện có; Mở rộng không gian thành phố Đà Lạt và hình thành các đô thị vệ tinh Liên Nghĩa – Liên Khương, Phi Nôm – Thạnh Mỹ, Nam Ban, D’ran, Lạc Dương để bổ sung chức năng đối với đô thị Đà Lạt mở rộng như trung tâm công nghệ cao để làm cơ sở hình thành và phát triển các ngành công nghiệp sạch như điện từ và cơ khí chính xác, công nghệ thông tin; trung tâm dịch vụ thương mại, trung chuyển – logistic, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao …
– Xây dựng các đô thị có chức năng dịch vụ thương mại – du lịch – vận tải như Di Linh, Madagui
– Xây dựng các khu du lịch lớn gắn với cảnh quan thiên nhiên sẵn có (khu du lịch hồ Đại Ninh, khu công viên và đô thị Đà Lạt, khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch thác Đambri, khu di chỉ Cát Tiên, hồ Nam Phương, thác Pongour, thác Gougah, khu du lịch sinh thái rừng Madagoui, làng dân tộc… với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch thể thao-văn hóa, du lịch hội nghị-hội thảo
– Xây dựng khu công nghiệp Lộc Sơn, Phú Hội, Tân Phú, Đại Lào tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm sản – thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, may mặc, cơ khí sửa chữa, dệt may, vật liệu xây dựng; Khai thác và chế biến khóang sản Bôxit – luyện Alumin.
– Duy trì phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
– Định hướng phát triển đô thị theo hướng tập trung, kiểm soát và hạn chế tối đa việc xây dựng đô thị, các khu dân cư bám dọc các QL20, đường cao tốc.
Tài liệu, bản đồ quy hoạch vùng Tây Nguyên
Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định
Báo cáo tóm tắt quy hoạch vùng Tây Nguyên
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch vùng Tây Nguyên
Bản đồ:
02A- Bản đồ hiện trạng Kinh tế – xã hội
02B- Bản đồ hiện trạng đô thị và khu chức năng
02C-Bản đồ hiện trạng hạ tầng xã hội
02D- Bản đồ hiện trạng giao thông
02E- Bản đồ hiện trạng cấp năng lượng
02F- Bản đồ hiện trạng viễn thông
02G- Bản đồ hiện trạng thoát nước thải, vệ sinh môi trường
02H- Bản đồ hiện trạng cấp nước, phòng chống thiên tai
02K- Bản đồ hiện trạng bảo vệ môi trường
02L- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
03A- Bản đồ phương hướng phát triển đô thị
03B- Bản đồ phương hướng phát triển nông thôn
04- Bản đồ phương hướng tổ chức không gian và phân vùng chức năng
05- Bản đồ phương hướng hạ tầng xã hội
06A- Bản đồ phương hướng phát triển mạng lưới Giao thông
06B- Bản đồ phương hướng phát triển mạng lưới cấp điện-năng lượng
06C- Bản đồ phương hướng mạng lưới Cấp – thoát nước – VSMT
06E- Bản đồ đinh hướng Viễn thông
06F- Bản đồ định hướng thủy lợi
07- Bản đồ định hướng, phòng chống thiên tai ứng phó với biến đổi khí hậu
08- Bản đồ đinh hướng bảo vệ môi trường
09- Bản đồ định hướng sử dụng Tài Nguyên
Tổng hợp bởi Duan24h.net