Khu Kinh tế Thái Bình (huyện Thái Thụy và Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)

694
Phối cảnh tổng thể KKT Thái Bình
Phối cảnh tổng thể KKT Thái Bình
Mục lục

    Khu Kinh tế Thái Bình có diện tích tự nhiên 30.583 ha bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển, trong đó huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 01 Thị trấn, huyện Tiền Hải gồm 16 xã.

    Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1486/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

    Bản đồ QHKKT Thái Bình 2040 (4 files, 24,1 MB)

    Tính chất quy hoạch KKT Thái Bình

    Khu Kinh tế Thái Bình sẽ là khu kinh tế tổng hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Bình và vùng duyên hải Bắc Bộ; là một trung tâm kinh tế biển, đa ngành, đa lĩnh vực của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước. Đồng thời là khu kinh tế có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện đại, đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

    Quy mô dân số dự kiến và các khu chức năng

    Đến năm 2025, dân số là 227.000 người, trong đó đô thị là 94.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 41%; đất xây dựng các khu chức năng Khu kinh tế khoảng 18.500 ha.

    Đến năm 2040 dân số là 300.000 người, trong đó đô thị là 210.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70%; đất xây dựng các khu chức năng Khu kinh tế khoảng 21.000 ha


    Khu Kinh tế Thái Bình sẽ bao gồm :

    • Trung tâm điện lực Thái Bình;
    • Các khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trong Khu Kinh tế với tổng diện tích 8.020 ha;
    • Khu cảng biển Thái Bình với các khu bến, khoảng 500 ha;
    • Đô thị như Thị trấn Diêm Điền mở rộng, Thị trấn Tiền Hải mở rộng, đô thị Thụy Trường, đô thị Đông Minh, đô thị Nam Phú;
    • Các khu du lịch và dịch vụ tập trung có diện tích 3.110 ha;
    • Các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp.

    Về kiến trúc cảnh quan và phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội

    Về kiến trúc cảnh quan

    Phát triển không gian kiến trúc cảnh quan hiện đại, dựa trên cấu trúc cảnh quan và sinh thái tự nhiên, đặc biệt là khai thác cảnh quan sông, khu vực cửa sông, dải bờ biển. Phù hợp với điều kiện văn hóa xã hội, tăng cường hệ thống không gian công cộng, quảng trường, không gian cảnh quan tự nhiên.

    Sơ đồ dịnh hướng phát triển không gian KKT Thái Bình đến năm 2040
    Sơ đồ dịnh hướng phát triển không gian KKT Thái Bình đến năm 2040

    Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế

    • Phát triển theo hướng thân thiện với môi trường;
    • Dịch vụ giao nhận vận chuyển gắn với hệ thống cảng biển;
    • Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển…;
    • Quy hoạch và phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao có năng suất chất lượng cao, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên, quỹ đất của khu kinh tế;
    • Bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng phòng hộ ven biển.

    Về định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội

    • Phát triển hệ thống cơ quan, công sở gắn với các đô thị trong khu kinh tế phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển các tổ chức hành chính mới và định hướng phát triển không gian tổng thể khu kinh tế, giữ nguyên vị trí hiện tại, nâng cấp, cải tạo các công trình hành chính cấp huyện, xã;
    • Xây dựng và phát triển hệ thống các công trình văn hóa hiện đại gắn với đô thị và các khu dân cư;
    • Xây dựng trường đào tạo nghề theo tiêu chuẩn quốc tế tại khu dịch vụ tập trung Đông Hoàng. Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị y tế, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với các cơ sở khám chữa bệnh hiện có;
    • Xây dựng trung tâm thể dục thể thao cấp đô thị tại đô thị Đông Minh, nâng cấp hệ thống công trình thể dục thể thao hiện hữu;
    • Phát triển, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nhà ở, đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội.

    Định hướng phát triển hệ thống giao thông

    Đối với định hướng phát triển hệ thống giao thông đối ngoại thì đường không, sẽ sử dụng cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng làm trung tâm vận chuyển hành khách và kết nối các hoạt động logistic theo đường hàng không. Hình thành các điểm đáp sân bay trực thăng, các bãi đáp thủy phi cơ phục vụ du lịch và cứu hộ, cứu nạn.

    Đường biển: sẽ đầu tư xây dựng cảng biển Thái Bình đủ năng lực tiếp nhận tàu biển có trọng tải lớn đến 50.000DWT (phía biển), 5.000DWT (phía trong sông) đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ quá trình hình thành và phát triển Khu Kinh tế Thái Bình.

    Đối với đường thủy nội địa: tiến hành nạo vét luồng lạch các sông, thực hiện theo Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng và giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Xây mới các bến thuyền du lịch, phát triển hệ thống đường thủy kết nối các khu du ịch Cồn Đen, Cồn Thủ, Cồn Vành.

    Về đường bộ, xây mới tuyến cao tốc Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh, quy mô 6 làn xe. Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 39, quốc lộ 37 và quốc lộ 37B, tiếp tục hoàn thiện tuyến đường ven biển lên quy mô 8 làn xe, lộ giới 90m. Xây mới tuyến Thái Bình – Hà Nam, quy mô 4 làn xe, bổ sung tuyến Thái Bình – Nam Định, quy mô 4 làn xe. Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh.

    Đối với đường sắt, thực hiện theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt.

    Về giao thông đối nội, quy hoạch các tuyến đường trục Khu kinh tế như tuyến trục dọc phía Tây, tuyến trục dọc phía Đông, tuyến trục ngang phía Bắc, trục trung tâm phía Bắc sông Trà Lý, trục trung tâm phía Nam sông Trà Lý…

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây