Quy định sở hữu nhà của người nước ngoài tại các dự án căn hộ, nhà ở.

140
Điều kiện, quy định khi người nước ngoài sở hữu căn hộ, nhà ở tại Việt Nam
Điều kiện, quy định khi người nước ngoài sở hữu căn hộ, nhà ở tại Việt Nam
Mục lục

    Nhiều độc giả thắc về quy định sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài. Duan24h.net chỉa sẻ dẫn chứng theo văn bản Luật và Nghị định có liên quan, độc giả có thể tham khảo nội dung dưới đây :

    Quy định người nước ngoài được sở hữu, thuê nhà ở, nhà chung cư

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài bao gồm:

    + Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;


    + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

    + Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.


    Theo quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật nhà ở 2014 thì Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

    + Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    + Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

    Tỷ lệ tối đa được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài

    – Đối với một tòa nhà chung cư thì theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của tòa nhà đó. Trường hợp tòa nhà chung cư có nhiều đơn nguyên hoặc nhiều khối nhà cùng chung khối đế thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ có mục đích để ở của mỗi đơn nguyên, mỗi khối nhà.

    – Về việc xác định số lượng nhà ở riêng lẻ (bao gồm nhà ở liền kề, nhà ở độc lập, nhà biệt thự) mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Thông tư 19/2016/TT-BXD thì:

    + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ có 01 dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu số lượng nhà ở không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ của dự án và tối đa không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà; trường hợp có từ 02 dự án trở lên thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 10% tổng số nhà ở riêng lẻ tại mỗi dự án và tổng sổ nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu tại tất cả các dự án không vượt quá hai trăm năm mươi căn nhà;

    + Trường hợp trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường có nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu đủ số lượng nhà ở riêng lẻ theo quy định tại điểm a khoản này thì tổ chức, cá nhân nước ngoài không được mua và sở hữu thêm nhà ở riêng lẻ tại các dự án khác của khu vực này.

    Lưu ý: Số dân trong một dự án đầu tư xây dựng nhà ở được xác định theo đồ án quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường được xác định theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương

    Thời gian tối đa cho phép sở hữu/ thuê nhà ở tại Việt Nam

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam đối với người nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam, cụ thể như sau:

    “Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”

    Bên cạnh đó, tại Điều 77 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời gian sở hữu nhà tại Việt Nam, thời gian được gia hạn do chủ sở hữu đề nghị với cơ quan quản lý.

    Theo TVPL

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây