Mục lục
    Mạng lưới giao thông của tỉnh Bắc Giang có cả đường bộ, đường sông và đường sắt, tương đối thuận tiện cho giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Bắc Giang với các tỉnh lân cận, giữa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trong tỉnh.

    Xem thêm : Quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 – 2030

    Hệ thống đường bộ

    Hiện Bắc Giang có khoảng 11.840 km đường bộ, cụ thể :

    • Quốc lộ có 5 tuyến chạy qua gồm: QL1A, QL31, QL37, QL279 và QL17 với tổng chiều dài 308,9 km;
    • 18 tuyến đường tỉnh dài 367,66 km;
    • Đường huyện dài 736,9 km;
    • Đường xã dài 2.053,72 km;
    • Đường đô thị khoảng 308,18 km và 7.009,43 km đường thôn.
    • Ngoài ra, còn có hệ thống đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và đường nội đồng.

    Với sự nỗ lực, kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có sự chuyển biến tích cực, nhiều trục giao thông quan trọng đã được tập trung đầu tư xây dựng như: Tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, ĐT290, ĐT295, ĐT293, đường Vành đai IV, đường nối ĐT293…

    Năm 2020, Bắc Giang tập trung bổ sung, quy hoạch đối với các tuyến quốc lộ, cao tốc như:

    • QL17 thực hiện điều chỉnh cục bộ hướng tuyến đoạn Km72+800 – Km74+750 theo hướng mới đi thẳng, nối trực tiếp từ Km72+800 – Km74+750;
    • Điều chỉnh tuyến kết nối cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và tuyến Hà Nội – Thái Nguyên thành tuyến kết nối cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên với QL37;
    • Bổ sung hệ thống đường gom hai bên cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đi qua các huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Lạng Giang và thành phố Bắc Giang dài 78 km, quy mô tối thiểu đường cấp III.

    Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã thực hiện điều chỉnh quy mô các tuyến ĐT298, ĐT292, ĐT290 từ cấp IV lên cấp III. Điều chỉnh quy mô đoạn QL31 – Neo – Đồng Việt (thuộc ĐT 299) từ cấp IV lên cấp III và bổ sung cầu Đồng Việt kết nối với tỉnh Hải Dương.


    Tại đường vành đai IV, bổ sung xây dựng cầu vượt QL1 kết nối với khu công nghiệp Quang Châu và điều chỉnh hướng tuyến đoạn cuối tuyến đi qua Xuân Cẩm, kết nối với nút giao Bắc Phú (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội).

    Đồng thời điều chỉnh, bổ sung một số tuyến mở mới như: Tuyến Cảnh Thụy – Neo – Nham Sơn- Yên Lư (huyện Yên Dũng) kết nối với đường khu công nghiệp Vân Trung, Quang Châu, đường Vành đai IV có chiều dài 17 km, quy mô cấp III. Bổ sung tuyến kết nối ĐT298 đến đường vành đai IV dài 7 km qua địa bàn các xã: Hoàng Ninh, Quảng Minh, Trung Sơn của huyện Việt Yên…

    Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng đẩy mạnh thực hiện điều chỉnh tỷ lệ cứng hóa đường giao thông nông thôn. Trong đó 100% đường huyện được cứng hóa mặt đường; cứng hóa mặt đường xã đạt 70%; nâng cấp đường thôn, xóm đạt loại B, tỷ lệ cứng hoá đạt 75 – 80%.

    Hệ thống đường thủy

    Về đường thủy, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 3 sông chính chảy qua gồm sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam, tổng chiều dài khoảng 354 km, trong đó:

    • 222 km do Trung ương quản lý đảm bảo cho các phương tiện thủy có trọng tải từ 40 tấn đến 500 tấn qua lại được;
    • 130 km do địa phương quản lý, chủ yếu cho các phương tiện thủy loại nhỏ hoạt động;
    • Ngoài ra còn có các sông nhánh và 2 hồ thuộc huyện Lục Ngạn là hồ Cấm Sơn và Khuôn Thần.

    Hệ thống đường sắt

    Ngoài các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đường thủy, tỉnh Bắc Giang còn có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua, gồm :

    • Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng dài 167 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km;
    • Tuyến Kép – Hạ Long dài 106 km, qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km;
    • Tuyến Kép – Lưu Xá dài 57 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 23 km,

    Cùng hệ thống nhà ga phân bố đều khắp ở các tuyến như các ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Bố Hạ, Mỏ Trạng…. Các ga này đều có đủ năng lực phục vụ vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa với khối lượng lớn.

    Song song với 3 tuyến đường sắt Quốc gia do Trung ương quản lý, Bắc Giang còn có một tuyến đường sắt chuyên dùng thuộc Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc đóng góp rất lớn vào việc giảm tải cho vận tải giao thông đường bộ trên địa bàn.

    Hệ thống cảng, bến thủy

    Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần,…

    Trong đó, cảng Á Lữ với diện tích khoảng 20.000 m2, chiều dài khoảng 200m cùng 2 kho hàng với tổng diện tích 4.440 m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn tấn/năm.

    Cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70 – 100 nghìn tấn/năm, cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa và nhỏ phục vụ nhu cầu vận chuyển nội địa đã góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

    Hệ thống bến xe khách

    Bắc Giang có 6 bến xe khách đạt từ loại 3 đến loại 4 gồm: Bến xe khách Bắc Giang, Nhã Nam, Lục Ngạn, An Châu, Lục Nam, Cầu Gồ.

    Trong đó, Bến xe khách Bắc Giang đạt loại 3, có diện tích 7.373 m2 , do Sở GTVT quản lý, hàng ngày có khoảng 400 chuyến xe xuất bến trên hơn 30 tuyến liên tỉnh, bình quân trên 3.500 hành khách/ngày. Các bến xe còn lại đạt loại 4.

    Các bến xe đã chấp hành tốt các quy định hiện hành liên quan đến quá trình khai thác vận hành bến xe và quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

    Quy hoạch giao thông Bắc Giang giai đoạn 2021 – 2030

    Giai đoạn 2021 – 2030, Bắc Giang tập trung điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các tuyến đường tỉnh hiện có. Trong đó điều chỉnh cắt giảm l,5 km ĐT288 tại đầu tuyến về đường huyện quản lý; bổ sung l,5 km từ điểm đầu nhánh 3 đường Vành đai IV đến đê sông Cầu quy mô cấp III; bổ sung xây dựng cầu vượt sông Cầu.

    Điều chỉnh quy mô ĐT293 đoạn TP. Bắc Giang – QL37 dài 20km từ cấp III lên cấp II. Đồng thời điều chỉnh chuyển toàn bộ ĐT298B hiện trạng thành đường huyện, bắt đầu từ ĐT295B (xã Hồng Thái, huyện Việt Yên) đến đoạn ĐT298 (Km 14+200) – QL37 (Km77+200) – chùa Bổ Đà và kết thúc tại đê sông Cầu với chiều dài tuyến 14,5 km với quy mô cấp III.

    Thực hiện bổ sung danh mục một số cảng vào quy hoạch. Trong đó tập trung vào các cảng chuyên dùng gồm: Cảng xăng dầu Quang Châu, Mỹ An, Thạch Bàn, Tân Tiến, Trí Yên, Hòa Phú, Hợp Thịnh, Khám Lạng, Yên Lư và bổ sung cảng hành khách Chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng).

    Bên cạnh đó, Bắc Giang cũng tập trung bổ sung quy hoạch một số tuyến đường kết nối giữa cảng và đường gồm: Đường kết nối cảng Đồng Sơn với QL1; tuyến đường kết nối cảng Quang Châu với khu công nghiệp Quang Châu và QL1; tuyến kết nối ĐT293 đến cảng Tân Tiến; tuyến kết nối QL17 với cảng Thạch Bàn, quy mô tối thiểu đạt cấp IV.

    Theo Bắc Giang Gov

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây