Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Cẩm Thủy90, diện tích tự nhiên 424,5 km2; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thạch Thành và huyện Bá Thước;
- Phía Nam giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Yên Định;
- Phía Đông Huyện Thạch Thành và huyện Vĩnh Lộc
- Phía Tây giáp huyện Bá Thước.
Tính chất: Là huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại khu vực Tây Bắc của tỉnh, có vai trò hỗ trợ và kết nối với các khu vực phụ cận thông qua đường Hồ Chí Minh và QL217.
Nội Dung Đề Xuất
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao với các sản phẩm có lợi thế như: cây công nghiệp, cây thức ăn chăn nuôi, cây gỗ lớn và cây dược liệu. Phát triển công nghiệp sản xuất điện, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi và sản xuất hàng may mặc, giày da. Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã
Thị trấn Phong Sơn: Là trung tâm tổng hợp huyện lỵ; diện tích khoảng 3.442 ha, dân số dự báo đến 2030 khoảng 25.000 người.
Đô thị Phúc Do (xã Cẩm Tân): Là trung tâm tiểu vùng phía Đông của huyện; diện tích khoảng 1502 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 10.000 người.
Trung tâm cụm xã: Xây dựng 03 trung tâm cụm xã có vai trò là trung tâm cho các tiểu vùng trong huyện, bao gồm: xã Cẩm Châu – tiểu vùng phía Nam, xã Cẩm Tú – tiểu vùng phía Bắc, xã Cẩm Thạch – tiểu vùng phía Tây.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội
Ổn định các trường hệ thống giáo dục hiện có từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo và tăng thêm lớp học tùy theo nhu cầu thực tế.
Nâng cấp mở rộng Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Thủy đạt quy mô 300-350 giường bệnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân toàn huyện.
Xây dựng các thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện tại thị trấn Phong Sơn và cấp xã tại trung tâm các xã, thị trấn trong huyện.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế
Xây dựng các khu, điểm du lịch bao gồm: khu du lịch cấp tỉnh suối cá thần Cẩm Lương với diện tích khoảng 300 ha; 3 điểm du lịch bao gồm Chùa Rồng, chùa Chặng, Cửa Hà, tổng diện tích khoảng 13 ha.
Xây dựng 04 trung tâm thương mại hạng 3 phục vụ cho toàn huyện, bao gồm: TTTM thị trấn Phong Sơn, TTTM tại xã Cẩm Châu, TTTM tại đô thị Phúc Do, TTTM tại xã Cẩm Tú với diện tích tối thiểu 1ha. Phát triển 12 chợ, bao gồm: Thị trấn Phong Sơn (hạng 2) và 11 chợ hạng 3 ở các xã: Cẩm Thành, Cẩm Thạch, Cẩm Bình, Cẩm Châu, Cẩm Tâm, Cẩm Tân, Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Quý, Cẩm Yên.
Hạ tầng phát triển công nghiệp
Phát triển 03 CCN, gồm: CCN Cẩm Tú (mở rộng từ 19,5 ha lên 25,4 ha), CCN Cẩm Châu (25 ha), CCN Cẩm Sơn (75 ha); tổng diện tích đất khoảng 119,5 ha.
Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Cẩm Thủy
Hệ thống quốc lộ tuân thủ hệ thống quốc lộ theo quy hoạch đã được phê duyệt, bao gồm đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 217; hệ thống đường tỉnh gồm:
- Đường Cẩm Tú – Điền Lư (523 B) từ cấp VI lên cấp IV,
- Đường Cẩm Sơn – Quý Lộc – Kiểu (518 B) từ cấp VI lên cấp IV;
- Nâng cấp đường huyện đường Cẩm Tú – Cẩm Giang – Cẩm Lương 14,4 km lên đường tỉnh.
Đầu tư các tuyến đường liên xã kết nối các tiểu vùng trong huyện và với khu vực lân cận.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Cẩm Thủy)