Cầu Cát Lái là dự án cầu vượt sông Đồng Nai kết nối giữ huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) với TP Hồ Chí Minh thay cho phà Cát Lái hiện hữu.
Thông tin dự án cầu Cát Lái
Dự kiến, cầu thay phà Cát Lái có điểm đầu kết nối nút giao Mỹ Thủy (vành đai 2), điểm cuối kết nối với tỉnh lộ 25B (cách phà Cát Lái hiện tại 1 km). Dự án được quy hoạch 20 năm qua, tương lai thay cho phà Cát Lái đang quá tải.
Cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 7.200 tỉ đồng, thiết kế dây văng, rộng hơn 37 m, 6 làn ôtô và 3 làn xe thô sơ, lề đi bộ mỗi bên 1,5 m…
Nội Dung Đề Xuất
- Sân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)
- Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng | Tiến độ dự án 05/2025
- Khu dân cư Long Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)
Dự án không chỉ giải quyết vấn đề giao thông, kết nối, cầu Cát Lái có vai trò rất quan trọng tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của Đồng Nai và cả TP. HCM, nhất là thu hút đầu tư trong nước, nước ngoài vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du lịch mà hai địa phương có thế mạnh.
Đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực phát triển với việc giãn dân từ khu vực thành phố và biến Nhơn Trạch thành ngoại ô của TP. HCM.
Xem thêm bài viết : Khởi công xây cầu Cát Lái, giá đất Nhơn Trạch sẽ như thế nào?
Tiến độ thực hiện dự án cầu Cát Lái
(18/04/2025) UBND tỉnh Đồng Nai vừa chính thức đề xuất dự án xây dựng cầu Cát Lái nhằm thay thế phà Cát Lái hiện hữu, mở ra hướng kết nối giao thông trọng yếu giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông liên vùng, giải tỏa áp lực lưu thông và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Nam.
Theo đề xuất, điểm đầu của cầu Cát Lái được đặt trên đường Nguyễn Thị Định (TP.HCM), cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400m. Điểm cuối của tuyến kết nối trực tiếp vào đường cao tốc Bến Lức – Long Thành tại vị trí km33+500, đảm bảo khả năng liên thông với hệ thống cao tốc quốc gia.
Tổng chiều dài toàn tuyến, bao gồm cả đường dẫn và cầu chính, dự kiến vượt 11km. Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, với vận tốc cho phép lên tới 80km/h. Cầu có mặt cắt ngang rộng, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông ngày càng gia tăng giữa hai địa phương.
Dự án sẽ được triển khai thành 4 hợp phần chính, bao gồm: hai dự án giải phóng mặt bằng tại TP.HCM và Đồng Nai; dự án xây dựng cầu Cát Lái; và dự án thi công tuyến đường nối từ sau trạm thu phí cầu Cát Lái (khoảng km6+300) đến điểm cuối tuyến.
Về nguồn vốn, Đồng Nai kiến nghị sử dụng ngân sách nhà nước để thực hiện toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng tuyến đường nối nói trên, với tổng mức đầu tư ước tính hơn 10.000 tỷ đồng. Riêng phần đầu tư từ đầu tuyến đến sau trạm thu phí sẽ được triển khai theo hình thức đối tác công – tư (PPP) thông qua hợp đồng BOT. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước sẽ chiếm 49%, còn lại 51% sẽ do nhà đầu tư huy động, tổng giá trị phần này khoảng 9.000 tỷ đồng.
Trước đó, đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đã nghiên cứu, so sánh hai phương án là xây cầu và xây hầm vượt sông. Kết quả phân tích cho thấy phương án xây cầu Cát Lái có tính khả thi cao hơn, đặc biệt về mặt tài chính và hiệu quả vận hành. Việc xây hầm không chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư rất lớn mà còn kéo theo chi phí bảo trì, vận hành vượt trội – ước tính cao gấp 10 lần so với xây dựng cầu. Do đó, phương án xây cầu được kiến nghị lựa chọn và đang chờ sự chấp thuận từ các cấp có thẩm quyền.
Việc sớm triển khai cầu Cát Lái được kỳ vọng sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc, giảm tải cho tuyến phà hiện hữu, đồng thời tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình phát triển đô thị và liên kết vùng Đông Nam Bộ.
Ghi chú: Đã xóa các nội dung cập nhật cũ hơn…
Tổng hợp bởi Duan24h.net