Đường sắt cao tốc Bắc – Nam | Tiến độ dự án 04/2024

1488
Thông tin dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
Thông tin dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam

Thông tin dự án

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT chọn phương án đường sắt khổ đôi 1.435mm để vận tải chung hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225 km/h. Trong đó, tàu khách khai thác tốc độ 225km/h, tàu hàng tốc độ 180km/h; dự án triển khai từ năm 2025 đến 2041.

Theo đề xuất này, chiều dài tuyến (ga Ngọc Hồi-Thủ Thiêm) là 1.508km; đường đôi khổ tiêu chuẩn 1.435mm; Tốc độ thiết kế tối đa 250 km/h và 180km/h, tốc độ khai thác tối đa 225 km/h (tàu khách Bắc – Nam và tàu hàng nhanh) và 160 km/h (tàu container); tải trọng trục 16 tấn đối với tàu khách và 25 tấn đối với tàu hàng.

Theo đề xuất của Tư vấn thẩm tra, dự kiến nếu khai thác 270 đôi tàu/ngày đêm, năng lực vận tải cao nhất đạt hơn 163 triệu hành khách/năm và hơn 65 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tàu khách tốc độ cao được cấu hình từ 2 đoàn tàu 8 toa. Tàu hàng tốc độ cao năng lực vận chuyển tối thiểu 140-160 tấn.

Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán EMU, với cấu hình đoàn tàu kết hợp giữa toa xe có động lực và toa xe không động lực. Công nghệ điều khiển đoàn tàu tự động ETCS cấp 2 hoặc tương đương.

Trên tuyến có 50 ga hành khách (27 ga trung tâm tỉnh/thành phố và 23 ở trung tâm đô thị nhỏ); 20 ga hàng hóa trên mặt đất; 5 depot gồm 3 depot sửa chữa lớn tại Ngọc Hồi, Đà Nẵng và tại Long Thành và 2 depot dừng tàu, sửa chữa nhỏ tại Hà Tĩnh, Nha Trang.

Tổng mức đầu tư dự kiến 61,67 tỷ USD, tương đương 1.421.520 tỷ đồng. Phương thức huy động vốn được đề xuất là: Vốn Nhà nước cần huy động là 52,59 tỷ USD, chiếm 85,27%; Vốn huy động từ đấu giá đất tại các TOD (Transit Oriented Development – lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch) là 38,95 tỷ USD, chiếm 63,15%; Vốn đầu tư công là 13,64 tỷ USD, chiếm 22,12%; Vốn đầu tư tư nhân cần huy động là 9,08 tỷ USD, chiếm 14,73%.

Sau thời gian chuẩn bị đầu tư (2023-2025), thời gian thực hiện đầu tư dự kiến trong 16 năm, phân kỳ 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 (2025-2031): Xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm-Nha Trang với tổng chiều 361,01km (chiếm 23,94% tổng chiều dài dự án), tổng mức đầu tư là 16,58 tỷ USD.
  • Giai đoạn 2 (2031-2038): Xây dựng đoạn tuyến Hà Nội-Đà Nẵng dài 677,20km (44,91% tổng chiều dài dự án), tổng mức đầu tư là 26,44 tỷ USD.
  • Giai đoạn 3 (2038-2041): Xây dựng đoạn tuyến Đà Nẵng-Nha Trang dài 469,85km (chiếm 31,15% tổng chiều dài dự án) để thông toàn tuyến, tổng mức đầu tư là 18,65 USD.

Theo tư vấn thẩm tra, việc phân kỳ đầu tư như vậy để tập trung nguồn lực xây dựng đoạn tuyến Thủ Thiêm-Nha Trang có nhu cầu vận chuyển lớn, từng bước khắc phục sự yếu kém về hạ tầng giao thông hiện nay trong kết nối TP.HCM – Sân bay quốc tế Long Thành-TP. Nha Trang với nguồn vốn đầu tư phù hợp, khả thi huy động từ các nguồn vốn trong và ngoài nước trong vòng 6 năm. Giai đoạn 1 sẽ tiến hành GPMB, xây dựng hạ tầng TOD và đấu giá bất động sản tại các TOD tạo nguồn vốn xây dựng cho dự án.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 04:06 AM, 25/04/2024)


Tiến độ thực hiện

(17/04/2023) Quyết định số 396/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục chuẩn bị, mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam.

(28/11/2022) Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trung ương cũng yêu cầu quan tâm đúng mức và phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt có trọng tâm, trọng điểm; tập trung cải tạo, nâng cấp để tiếp tục khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; nghiên cứu, sớm đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác, một số tuyến đường sắt kết nối với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.

(14/11/2022) Bộ GTVT và Bộ KH&ĐT đã “cơ bản” thống nhất phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam theo phương án đường sắt khổ đôi 1.435mm để vận tải chung hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế 250km/h, tốc độ khai thác 180-225 km/h.

(06/07/2022) Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 7806/BKHĐT- GSTĐĐT gửi Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) về phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Trong Công văn số 7806, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, việc Bộ GTVT đề xuất lựa chọn phương án đầu tư theo kịch bản 2 xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa 180 – 225 km/giờ là cơ bản phù hợp với dải tốc độ khai thác được Tư vấn thẩm tra Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam kiến nghị và chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Chính phủ.

(14/08/2022) Lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết theo chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2022, dự kiến tháng 9-2022 sẽ trình Bộ Chính trị xem xét, có ý kiến về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

(22/07/2022) Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu, phát triển đường sắt cao tốc Bắc Nam.

Tại buổi tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, phát triển đường sắt cao tốc Bắc Nam có thể theo tinh thần làm từng đoạn, dễ trước, khó sau, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

(01/01/2021) Tại hội nghị công bố Quy hoạch đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết, Chính phủ sẽ xin ý kiến Bộ Chính trị, báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trong nhiệm kỳ 2021-2026. Sau đó, Bộ sẽ lập báo cáo khả thi, duyệt thiết kế, giải phóng mặt bằng, đến năm 2028-2029 sẽ khởi công một số gói thầu trong 2 đoạn Hà Nội – Vinh, TP HCM – Nha Trang.

Tổng hợp bởi Duan24h.net

Đánh giá bài viết

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcPhố Cafe đường tàu tại Hà Nội (Hanoi Train Street)
Bài tiếp theoSân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây