Quy hoạch đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2030

357
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2030
Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bình Định đến năm 2030

Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm định hướng và phương án phát triển tường đô thị.

Định hướng hệ thống đô thị tỉnh Bình Định

− Giai đoạn 2021 – 2025: Toàn tỉnh sẽ có 23 đô thị; Tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đạt 58,7%, bao gồm:

  • 01 đô thị loại I : thành phố Quy Nhơn.
  • 02 đô thị loại III: thị xã An Nhơn; thị xã Hoài Nhơn.
  • 01 đô thị loại IV: huyện Tây Sơn.
  • 11 đô thị loại V: TT. Vĩnh Thạnh, TT. Vân Canh, TT. An Lão, TT. Tăng Bạt Hổ, xã Phước Lộc, TT. Tuy Phước, TT. Diêu Trì, TT. Ngô Mây, TT.Cát Tiến TT. Phù Mỹ, TT. Bình Dương, xã Mỹ Chánh.
  • 08 đô thị loại V (hình thành mới): xã Canh Vinh, xã An Hòa, xã Phước Hòa, xã Cát Thành, xã Cát Khánh, xã Mỹ Thọ, xã Mỹ An, xã Mỹ Thành.

− Giai đoạn 2026 -2030, Toàn tỉnh Bình Định có 23 đô thị; Tỷ lệ đô thị hóa hóa dự kiến đạt 65,1%, bao gồm:

  • 01 đô thị loại I: thành phố Quy Nhơn.
  • 02 đô thị loại III: thị xã An Nhơn; thị xã Hoài Nhơn.
  • 02 đô thị loại IV: huyện Tây Sơn; huyện Tuy Phước.
  • 15 đô thị loại V: TT. Vĩnh Thạnh, TT. Vân Canh, xã Canh Vinh, TT An Lão, xã An Hòa, TT. Tăng Bạt Hổ, TT. Ngô Mây, TT. Cát Tiến, xã Cát Khánh, TT. Phù Mỹ, TT. Bình Dương, xã Mỹ Chánh, xã Mỹ Thanh, xã Mỹ Thọ, xã Mỹ An.
  • 03 đô thị loại V (hình thành mới): xã Cát Khánh, xã Cát Hải, xã Ân Tường Tây.

− Tầm nhìn đến năm 2050: trong tầm nhìn đến năm 2050 với các kịch bản đưa ra để định hướng cho hệ thống đô thị của tỉnh, cụ thể:

Kịch bản 1: Đến năm 2040 phấn đấu Bình Định là thành phố trực thuộc Trung ương, gồm 07 Quận (Quy Nhơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát) và 04 huyện ( Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Hoài Ân).

Kịch bản 2: Đến năm 2040 phấn đầu toàn tỉnh Bình Định có 17 đô thị, bao gồm: 01 Đô thị loại I : Thành phố Quy Nhơn; 02 đô thị loại II: thị xã An Nhơn, Thị xã Hoài Nhơn. 01 đô thị loại III: thị xã Sơn Tây; 03 đô thị loại IV: Huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ, huyện Phù Cát; 07 đô thị loại V: TT Vĩnh Thạnh, TT. Vân Canh, TT. An Lão, TT. Tăng Bạt Hổ, xã An Hòa, xã Canh Vinh, xã Ân Tường Tây. 03 đô thị loại V ( hình thành mới): xã Canh Hiển, xã Ân Tường Đông, xã Ân Nghĩa.

Phương án phát triển từng đô thị tỉnh Bình Định

Thành phố Quy Nhơn

− Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại I; năm 2030: đô thị loại I.

Quy mô dân số:

  • Hiện trạng: 290.255 người
  • Năm 2025: 395.780 người
  • Năm 2030: 518.570 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị:
+ Năm 2025: 1301,3ha
+ Năm 2030: 1315,2ha

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:12 PM, 29/03/2024)


Tính chất:

  • Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Định.
  • Là một trong những trung tâm kinh tế biển của quốc gia, trung tâm công nghiệp, du lịch, thương mại-dịch vụ, dịch vụ vận tải biển, y tế, giáo dục đào tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ của vùng Nam Trung Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên;
  • Là đầu mối giao thông thuỷ, bộ quan trọng của vùng Nam Trung bộ là cửa ngõ của vùng Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Thái Lan ra biển Đông;
  • Là một trong những địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Các chiến lược phát triển theo quy hoạch của thành phố Quy Nhơn sẽ gắn với vùng phụ cận ( huyện Tuy Phước và 02 xã Canh Vinh, Canh Hiển huyện Vân Canh ) nhằm đáp ứng các vị thế vùng và khẳng định rõ vai trò, vị thế vụ quốc gia quốc tế. Đó là:

  • Khu vực đô thị ven biển: Xây dựng hình ảnh đô thị biển vùng Duyên hải miền Trung, tạo ra các cơ hội thu hút nghỉ dưỡng dựa trên các lợi thế về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
  • Khu vực trung tâm động lực: Khai thác cơ hội nhờ vị trí và đầu mối giao thông thuận tiện, xây dựng trung tâm đô thị phát triển các chức năng hỗ trợ đô thị trung tâm Quy Nhơn và khu kinh tế Nhơn Hội.
  • Phát triển các cụm Logistic tại khu vực cửa ngõ: Tối đa hóa các cơ hội mang lại từ vị trí chiến lược và hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, hình thành các cụm logistic hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của toàn vùng.
  • Nông nghiệp đô thị: Đem đến môi trường sống tốt, sản xuất nông nghiệp hiệu quả cao dựa trên sự tận dụng các lợi thế sáng tạo công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp.
  • Khu kinh tế Nhơn Hội: Tận dụng các cơ hội đầu tư, vị trí chiến lược và các kết nối thuận tiện để tạo nên động lực phát triển kinh tế của toàn Vùng.
  • Hành lang di sản thiên nhiên Gắn kết các di sản thiên nhiên đặc sắc nhằm tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm du lịch dựa trên các lợi thế sẵn có về văn hóa, sinh thái và cảnh quan của khu vực.
  • Trung tâm giao lưu khoa học giáo dục: Điểm đến đặc trưng của Việt Nam, có tầm ảnh hưởng quốc tế về khoa học và giáo dục, phát triển chiến lược du lịch khoa học cho Bình Định.

Hướng phát triển đô thị: Thành phố Quy nhơn ưu tiên tập trung chỉnh trang đô thị hiện hữu, xây dựng mới các khu đô thị mới theo hướng về phía Tây thành phố bám dọc theo tuyến đường QL1 thuộc phường Trần Quang Diệu là khu vực có địa hình tương đối cao, quỹ đất tương đối thuận lợi và hạn chế tối đa lũ sông Kôn và sông Hà Thanh.

Thành phố cũng phát triển về phía Bắc dọc sông Hà Thanh thuộc phường Nhơn Bình và Nhơn Phú là khu vực chịu ảnh hưởng lũ sông Hà Thanh nên việc xây dựng khu vực này theo hướng phát triển Đông Tây tránh cản trở dòng nước lũ, đặc biệt mở rộng lòng sông và khơi thông dòng chảy, xây dựng phát triển đô thị theo mô hình phân tán, ưu tiên các hành lang thoát lũ.

Thành phố cần tổ chức không gian để phát triển các khu đô thị xung quanh các vị trí giao thông chủ chốt, phục vụ và hỗ trợ dịch vụ logistics. Các khu vực phát triển ven biển du lịch cần phải xem xét đến biến đổi khí hậu và nghiên cứu đề xuất phát triển mô hình phù hợp để ứng phó.

Đô thị An Nhơn

Loại đô thị: năm 2025: loại III; năm 2030: loại III.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 101000 người
  • Năm 2030:102000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị:

  • Năm 2025: 505ha
  • Năm 2030: 510ha

Tính chất, chức năng:

  • Là đô thị phát triển kinh tế-xã hội vùng phía Nam tỉnh Bình Định thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • Là một trong những trung tâm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thành phố Quy Nhơn và ngược lại, có các chức năng sản xuất công nghiệp, TTCN, dịch vụ thương mại và đầu mối giao thông đa năng, vùng phía Nam khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • Là vùng du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch nhân văn, tín ngưỡng truyền thống của quốc gia và vùng sinh thái thiên nhiên, vùng bảo tồn văn hóa bền vững của dân tộc Chăm.
  • Có vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng.
  • Hình thành và phát triển đô thị mới tương đương đô thị loại III (2025) bền vững trên địa phận vùng phía Tây Bắc của thành phố Quy Nhơn phù hợp với xu hướng đô thị hóa của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
  • Là đô thị kinh tế tổng hợp có tốc độ tăng trưởng và trình độ phát triển tương đối bao gồm các ngành kinh tế là: Du lịch, dịch vụ (thương mại, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tuyến và công trình đầu mối, TDTT, văn hoá, giáo dục đào tạo, công nghiệp, TTCN, kinh tế trang trại của tỉnh Bình Định).

Động lực phát triển đô thị:

  • Có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán giữa các huyện trong tỉnh, các tỉnh trong vùng, có lịch sử phát triển lâu đời, là khu vực phát triển năng động. Là một trong những khu vực trọng điểm phát triển công nghiệp của Tỉnh với hạt nhân là KCN Nhơn Hoà. Với vai trò là đầu mối giao thông của trục hành lang QL 19, được đầu tư phát triển trở thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn của Tỉnh. Là một trong 3 cụm trọng điểm du lịch của tỉnh, trọng tâm của tuyến du lịch lịch sử văn hoá. Là trung tâm của vùng chuyên canh lúa lớn cung cấp lương thực cho toàn tỉnh.
  • Phát triển công nghiệp dọc QL19 gắn với các khu, cụm các khu cụm công nghiệp như Nhơn Hòa, Gò Đá Trắng, Bình Định, Nhơn Phong, công nghiệp chế biến, sản xuất VLXD…
  • Phát triển thương mại dịch vụ gắn với việc hình thành và phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại cấp vùng.
  • Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, liên kết chặt chẽ với thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận. An Nhơn là khu vực chứa đựng nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị nhất của Bình Định mà hạt nhân là di tích thành Đồ Bàn, chùa Thập Tháp, tháp Dương Long.

Phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị đồng bộ, hiện đại.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực nằm trong vùng lũ của lưu vực sông Kôn nên việc phát triển thành phố cần phải kiểm soát và hạn chế phát triển triển bám theo dọc sông, cần phải khơi thông và mở rộng hành lang để thoát lũ. Do đó, phát triển đô thị An Nhơn về 2 hướng; ưu tiên phát triển đô thị về phía Bắc áp sát với sân bay Phù Cát thuộc các xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Thành.

Phát triển về Phía Nam dọc theo tuyến đường QL19 thuộc xã Nhơn Hòa, Nhơn Thọ, Nhơn Tân có địa hình cao và quỹ đất thuận lợi và hạn chế phát triển về phía Bắc của tuyến đường QL19 do có địa hình thấp trũng là vùng xả lũ của sông Kôn. Khu vực đô thị hiện hữu tập trung phát triển theo hướng Đông Tây tránh cản trở dòng chảy và không phát triển bám theo sông Kôn để hành lang thoát lũ sông Kôn.

Đô thị Tây Sơn

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại IV; năm 2030: đô thị loại IV.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 57000 người
  • Năm 2030: 57393 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 286,9ha
  • Năm 2030: 286,9ha

Tính chất: là cửa ngõ giao thương phía Tây của tỉnh Bình Định trên tuyến hành lang kinh tế QL19 với vùng Tây Nguyên. Là đô thị du lịch – thương mại dịch vụ công nghiệp. Là trung tâm du lịch lịch sử văn hóa Tây Sơn của vùng của Quốc gia.

Động lực phát triển đô thị:

Là khu vực phát triển năng động, có vị trí địa lý thuận lợi phục vụ phát triểnKT XH vùng miền núi phía Tây của tỉnh. Với vai trò là đầu mối giao thông của trục hành lang kinh tế QL 19, được đầu tư phát triển trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Tỉnh. Là một trong 3 cụm trọng điểm du lịch của tỉnh (TT du lịch cấp quốc gia), trọng tâm của tuyến du lịch lịch sử văn hoá, phát triển du lịch sinh thái.

Hướng phát triển chủ đạo theo hướng Đông – Tây, phát triển hạn chế về hướng Bắc. Tập trung phát triển đô thị mới tại khu vực phía Nam QL19, phát triển công nghiệp tại phía Đông đô thị.

Phát triển các trung tâm chuyên ngành như: trung tâm thương mại đầu mối, trung tâm thương mại vận tải liên vùng, trung tâm đào tạo, y tế…tại các vị trí phù hợp nhằm khai thác hiệu quả các tuyến giao thông đối ngoại, giao thông đô thị.

Phát triển du lịch lấy sản phẩm du lịch văn hóa Tây Sơn làm trọng tâm, khai thác tiềm năng du lịch tại các khu vực như quần thể Bảo tàng Quang Trung, khu du lịch hồ Núi Một, thắng cảnh Hầm Hô. Xây dựng trung tâm thông tin du lịch, trung tâm văn hóa – hội nghị triển lãm nhằm hỗ trợ, cung cập dịch vụ và quảng bá sản phẩm du lịch của Bình Định ra ngoài ranh giới tỉnh.

Phát triển công nghiệp, kho tàng tại phía Đông theo QL19 bao gồm các khu, cụm công nghiệp: Bình Nghi, Hóc Bợm, Phú An, Tây Xuân., tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, sản xuất vật lieu xây dựng…

Hướng phát triển đô thị: Khu vực nằm ven sông Kôn, do đó phát triển đô thị theo 2 hướng chính: phía Nam sông Kôn, tập trung phát triển đô thị dọc theo tuyến QL19 về phía Nam thuộc các xã Tây Xuân, Bình Tường, Tây Phú có địa hình tương đối cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển, ít bị ảnh hưởng ngập lũ; Về phía Bắc sông Kôn phát triển đô thị thuộc xã Bình Thành. Hạn chế phát triển đô thị ven sông Kôn và khơi thông và mở rộng lòng sông Kôn để thoát lũ.

Đô thị Hoài Nhơn

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại IV; năm 2030: đô thị loại III

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 90000 người
  • Năm 2030: 101000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 450ha
  • Năm 2030: 505ha

Tính chất

  • Là đô thị trung tâm tiểu vùng phát triển kinh tế nông nghiệp, chế biến công nghệ cao tại phía Bắc tỉnh Bình Định bao gồm các huyện: Phù Mỹ, Hoài Nhơn, An Lão, Hoài Ân.
  • Là trung tâm thương mại, dịch vụ, phát triển kinh tế biển; dịch vụ du lịch cho khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định.
  • Là trung tâm giáo dục, đào tạo, cung cấp nguồn lao động qua đào tạo và nhân lực chất lượng cao.
  • Là trung tâm y tế, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cho khu vực phía Bắc tỉnh.
  • Là đô thị hạt nhân phía Bắc tỉnh Bình Định trong hệ thống đô thị toàn tỉnh, đạt đô thị loại IV trong thời gian tới và phát triển theo hướng đô thị xanh, bền vững.
  • Có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng.

Động lực phát triển đô thị:

  • Là khu vực phía Bắc tỉnh, là đầu mối giao thương khu vực phía Bắc tỉnh Bình Định bao gồm QL1, đường sắt Bắc – Nam nối với tỉnh Quảng Ngãi; đường tỉnh ĐT629 nối liền Hoài Nhơn với các huyện phía Tây – Bắc; đường tỉnh ĐT630 đi các huyện phía TâyNam; đường tỉnh ĐT639 nối từ Quy Nhơn đến Tam Quan; đường tỉnh ĐT639B phía Tây kết nối thành phố với cà huyện An Lão, Vĩnh Thạnh.
  • Đô thị Hoài Nhơn là hạt nhân, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội cho các huyện An Lão, Hoài Ân và Hoài Nhơn đã và đang được đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng xã hội có quy mô cấp tỉnh như: bệnh viện đa khoa, trường dân tộc nội trú, trung tâm thương mại, bến xe và một số cụm công nghiệp khai thác nguyên liệu địa phương, vv…và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối.

Định hướng phát triển :

Phát triển trung tâm hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với hệ thống đào tạo, chuyển giao công nghệ nông nghiệp mới, cung ứng thiết bị máy móc sản xuất..phục vụ cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp cho vùng phía Tây của tỉnh.

Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, phát triển công nghệ sau thu hoạch.

Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, chợ đầu mối cấp vùng cho toàn bô khu vực phía Bắc và Tây Bắc tỉnh Bình Định.

Phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác tiềm năng của danh lam thắng cảnh, bãi biển đẹp như Tam Quan, Hà Ra, Phú Thứ và các làng nghề truyền thống nổi tiếng của Hoài Nhơn.

Phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị đồng bộ, hiện đại.

Thị trấn Phù Mỹ

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 11962 người
  • Năm 2030: 12200 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 83,7ha
  • Năm 2030: 85,4ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Phù Mỹ. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Phù Mỹ.

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên giao lộc cảu QL1A kết nối với không gian công nghiệp và đô thị Bắc Nam và đường tỉnh ĐT632 kết nối đô thị với không gian ven biển.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển dịch vụ thương mại trên tuyến QL1 và đường tỉnh ĐT632.
  • Phát triển công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất VLXD.
  • Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, chế tác đá mỹ nghệ; sản xuất nông nghiệp chất lượng cao; cung cấp dịch vụ thương mại, văn hóa, du lịch cho tiểu vùng.

Thị trấn Bình Dương

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 15204 người
  • Năm 2030: 18000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 106,4ha
  • Năm 2030: 126ha

Tính chất: dịch vụ thương mại,công nghiệp, dịch vụ vận tải.

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến QL 1A, phía Tây đầm Trà ổ, thuộc huyện Phù Mỹ.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển hậu cần du lịch cho đầm Trà ổ
  • Phát triển dịch vụ giao thương, dịch vụ thương mại tận dụng tuyến QL1A
  • Xây dựng hoàn thiện, thu hút đầu tư cụm công nghiệp.

Đô thị Mỹ Chánh

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 14363 người
  • Năm 2030: 19000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 100,5ha
  • Năm 2030: 133ha

Tính chất: là đô thị chuyên ngành dịch vụ, thương mại , đầu mối giao thương của huyện Phù Mỹ.

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến đường tỉnh 632, 639 và tiếp giáp với Đầm Đề Gi – là một trong những trung tâm thủy sản và hậu cần nghề cá.

Định hướng phát triển: Phát triển dịch vụ thương mại dọc các tuyến đường tỉnh ĐT632, 639.

Đô thị Mỹ Thành

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V, đến năm 2030: đô thị loại V

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 9338 người
  • Năm 2030: 12000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 65,4ha
  • Năm 2030: 84ha

Tính chất: là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thuỷ sản, khai thác sa khoáng.

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 639, tuyến đường ven biển huyết mạch quan trọng của tỉnh, phía Nam đầm Đề Gi, thuộc huyện Phù Mỹ.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến thuỷ sản, khai thác sa khoáng.
  • Dịch vụ giao thương, dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản.

Đô thị Mỹ Thọ

Loại đô thị: đến năm 2025: đô thị loại V

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 14.600 người
  • Năm 2030: 16.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 470 ha
  • Năm 2030: 500 ha

Tính chất: là đô thị dịch vụ du lịch biển

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 639, tuyếnđường ven biển huyết mạch quan trọng của tỉnh. Sở hữu điểm danh thắng mũi Vi Rồng và làng chài lâu đời Tân Phụng.

Định hướng phát triển: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm làng nghề dựa trên điểm du lịch mũi Vi Rồng và làng chài Tân Phụng. Phát triển đô thị mới phía Đông đường ven biển theo hướng đô thị du lịch dịch vụ ven biển.

Đô thị Mỹ An

Loại đô thị: đến năm 2025: đô thị loại V

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 9.600 người
  • Năm 2030: 12.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 425 ha
  • Năm 2030: 1.100 ha

Tính chất: là đô thị công nghiệp cảng

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 639, tuyến đường ven biển huyết mạch quan trọng của tỉnh. Dự kiến cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn – Phù Mỹ và Khu liên hợp gang thép Long Sơn đặt tại Mỹ An.

Định hướng phát triển: Phát triển đô thị dịch vụ, hậu cần phục vụ cho Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn Phù Mỹ và Khu liên hợp gang thép Long Sơn.

Thị trấn Ngô Mây

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 15.808 người
  • Năm 2030:18.900 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 240ha
  • Năm 2030: 378ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cát. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Phù Cát. Là trung tâm dịch vụ vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy KT-XH vùng.

Động lực phát triển đô thị:

Là đô thị liền kề với sân bay Phù Cát – một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH vùng. Nằm trên tuyến QL1, QL19B thuận lợi liên kết giao thông vùng, địa hình bằng phẳng.

Phát trển hệ thống thương mại, dịch vụ dọc QL1, QL19B.

Phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước trên cơ sở khai thác thế mạnh vận tải đường không của sân bay Phù Cát.

Phát triển công nghiệp chế biến phục vụ vùng sản xuất nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và các dịch vụ sản xuất nông nghiệp.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực có địa hình cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị, ít bị ảnh hưởng lũ sông La Vĩ. Đô thị Ngô Mây phát triển dọc theo hai bên tuyến đường QL1, hạn chế phát triển ven sông La Vĩ. Để tăng cường khả năng thoát nước cho đô thị cũng cho khu vực thượng lưu, cải tạo và nạo vét lòng sông La Vĩ.

Đô thị Cát Tiến

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại IV.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 14.434 người
  • Năm 2030: 20.500 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 320ha
  • Năm 2030: 461ha

Tính chất: là một trong những đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn đảm nhận chức năng dịch vụ, du lịch, phục vụ sự phát triển của Khu kinh tế Nhơn Hội nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung.

Động lực phát triển đô thị:

Cát Tiến có vị trí thuận lợi trong mối liên kết vùng, nằm liền kề với hai trung tâm kinh tế lớn là KKT Nhơn Hội và thành phố Quy Nhơn, trên tuyến QL19B kết nối thuận tiện với sân bay Phù Cát. Mặt khác, Cát Tiến còn có nhiều tiềm năng khai thác các hoạt động du lịch gắn với dải ven biển Trung Lương, khu di tích lịch sử Núi Bà.

Phát triển hệ thống công trình công cộng, trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ du lịch…liên kết, hỗ trợ phát triển KT-XH của 02 trung tâm kinh tế là : KKT Nhơn Hội và thành phố Quy Nhơn.

Phát triển các điểm du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử trên cơ sở khai thác dải ven biển Trung Lương, khu du tích lịch sử núi Bà trên bán đảo Nhơn Hội.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực có địa hình tương đối cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị, ít bị ảnh hưởng bởi lũ sông và hải văn biển nên đô thị Cát tiến phát triển tập trung dọc theo tuyến đường QL19B và tuyến đường 636, hạn chế phát triển về phía ven đầm và khu vực ven biển. Khi xây dựng đô thị ven biển cần phải nghiên cứu mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu để hạn chế thiên tai.

Đô thị Cát Khánh

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 15.073 người
  • Năm 2030: 19.300 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 325ha
  • Năm 2030: 386ha

Tính chất: là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến thủy hải sản, khai thác sa khoáng.

Động lực phát triển đô thị:

Nằm trên tuyến ĐT 639, tuyến hành lang phát triển kinh tế biển quan trọng của Tỉnh và ĐT633, lâu dài là đường ven biển quốc gia phía Đông đi qua cửa Đề Gi kết nối với khu vực Vĩnh Lợi xã Mỹ Thành ở phía Bắc.

Phát triển khai thác hải sản xa bờ gắn với công tác an ninh, chủ quyền biển đảo. Mặt khác, tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm khai thác, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá tại đầm Đề Gi.

Phát triển công nghiệp chế biến, vật liệu xây dựng, đóng mới, sửa chữa tàu thuyền đánh cá.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực nằm ven núi Gành có địa hình tương đối cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị, ít bị ảnh hưởng ngập lũ. Hạn chế phát triển về phía ven đầm và khu vực sông vì quỹ đất không thuận lợi.

Đô thị Cát Hanh

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 14.782 người
  • Năm 2030: 18.600 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 695ha
  • Năm 2030: 781ha

Tính chất: Là đô thị công nghiệp, thương mại, dịch vụ

Động lực phát triển đô thị:

Nằm trên tuyến QL1A kết nối khu vực đô thị và công nghiệp quan trọng.

Khu Công nghiệp Hòa Hội đã hình thành và Khu Công Nghiệp Cát trinh được định hướng phát triển.

Hướng phát triển đô thị:

Phát triển đô thị theo hướng dịch vụ thương mại gắn với Quốc lộ 1A và chợ Gồm,

Khu công nghiệp Hội hòa Khu công nghiệp thu hút các ngành nghề sản xuất như: chế biến gỗ, sản xuất xi măng, cơ khí, may mặc, chế biến nông sản, thực phẩm, bố trí kho hàng…

Đô thị Cát Thành

Loại đô thị: Đến năm 2030 là đô thị loại V

Quy mô dân số: dân số năm 2030 là 11.700người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị: 211ha

Tính chất: Là đô thị du lịch dịch vụ gắn với không gian sinh thái ven biển.

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm trên tuyến Tuyến đường bộ ven biển kết nối các không gian du lịch
  • Cảnh quan không gian ven biển hoang sơ hấp dẫn
  • Sở hữu điểm cao Núi Bà

Định hướng:

  • Bảo tồn cảnh quan tự nhiên có giá trị 
  • Cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư hiện hữu
  • Phát triển đô thị du lịch biển lấy kết nối chủ đạo là tuyến đường bộ ven biển
  • Hình thành khu du ven biển, hoàn thiện khu du lịch suối nước nóng Chánh Thắng; Xây dựng khu du lịch trên núi tại cao độ khoảng 890m

Đô thị Cát Hải

Loại đô thị: Đến năm 2030 là đô thị loại V

Quy mô dân số: dân số năm 2030 là 7.700 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị: 193ha

Tính chất: Là đô thị du lịch dịch vụ gắn với tiềm năng không gian ven biển

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm trên tuyến Tuyến đường bộ ven biển kết nối các không gian du lịch
  • Cảnh quan không gian ven biển hoang sơ hấp dẫn
  • Sở hữu điểm cao Núi Bà

Định hướng:

  • Bảo tồn cảnh quan tự nhiên có giá trị
  • Phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng theo dải ven biển, điểm nhất là Vĩnh Hội kết hợp với sân gôn
  • Phát triển không gian du lịch cộng đồng, trải nghiệm nông nghiệp.

Thị trấn Tuy Phước

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 23.500 người
  • Năm 2030: 24.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 160ha
  • Năm 2030: 170ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Tuy Phước. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Tuy Phước. Là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn.

Động lực phát triển đô thị: nằm trên tuyến QL19 và QL19mới, trung tâm kết nối với 03 trung tâm kinh tế lớn thành phố Quy Nhơn, KKT Nhơn Hội, thành phố An Nhơn và thị trấn Diêu Trì, tạo ra nhiều cơ hội thúc đẩy KT-XH của Tuy Phước. Đô thị Tuy Phước, phát triển không gian gắn với đô thị Diêu Trì, cung cấp các dịch vụ hành chính, nhà ở, dịch vụ an sinh xã hội, trung tâm hỗ trợ ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp.

Thị trấn Diêu Trì

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 37.000 người
  • Năm 2030: 41.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 250ha
  • Năm 2030: 280ha

Tính chất: là thị trấn trung tâm dịch vụ của huyện

  • Là trung tâm dịch vụ, tài chính, thương mại gắn với hành lang kinh tế dọc trục
    1A. Là trung tâm dịch vụ y tế, giáo dục chất lượng cao.
  • Là trung tâm trung chuyển gắn với ga Diêu Trì, khu đô thị có chất lượng sống
    cao.

Động lực phát triển đô thị: Có lợi thế cạnh tranh về mặt giao thông và vị
trí thuận lợi để phát triển trở thành đô thị hạt nhân phía Tây thành phố Quy Nhơn. Mở
rộng không gian thị trấn về phía Tây gắn kết với các khu vực phường của thành phố
Quy Nhơn, phát triển mô hình khu đô thị nén.

Hướng phát triển đô thị: Phát triển đầu mối giao thông, trung tâm giao lưu
thương mại – dịch vụ.

Đô thị Phước Hòa

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 20.000 người
  • Năm 2030: 22.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 125,5ha
  • Năm 2030: 140ha

Tính chất: là trung tâm dịch vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ giao thương.

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm tuyến ĐT640, ĐT636B liền kề với 02 trung tâm phát triển năng động của tỉnh là thành phố Quy Nhơn, KKT Nhơn Hội, kết nối thành phố An Nhơn về phía Tây. Vì vậy, thị trấn phước Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.
  • Phát triển thương mại dịch vụ trên tuyến đường tỉnh ĐT640, dọc tuyến đường từ cầu Thị Nại 3 kết nối với tuyến QL19. Phát triển TTCN địa phương.
  • Phát triển trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cho vùng phụ cận của thành phố Quy Nhơn.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực là vùng trũng nằm trong vùng xả lũ sông Kôn nên việc phát triển đô thị phải phù hợp với vùng lũ. Để hạn chế tránh lũ sông Kôn ưu tiên phát triển đô thị dọc hướng Đông Tây theo hướng dòng chảy, không phát triển triển tập trung hướng Bắc Nam và hạn chế phát triển bám theo dọc sông để hành lang thoát lũ và khơi thông, mở rộng dòng chảy.

Đô thị Phước Lộc

Loại đô thị: năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 16.000 người
  • Năm 2030: 18.800 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 120ha
  • Năm 2030: 130ha

Tính chất chức năng: Là đô thị thương mại dịch vụ logistic.

Động lực phát triển đô thị:

Là tiền cảng của cảng Quy Nhơn, đặt tại khu vực cầu Gành, giao điểm của các trục giao thông quan trọng như đường sắt Bắc Nam, QL 1A, QL 19, kết nối Bắc Nam đi Quảng Ngãi và Phú Yên, kết nối Đông Tây đi Pleiku vùng Tây Nguyên ra biển Đông; được quy hoạch gắn kết với tuyến công nghiệp Nam Quốc lộ 19.

Phát triển hệ thống công trình thương mại, dịch vụ, kho bãi, dịch vụ sửa chữa dọc QL 1, hỗ trợ cho khu vực logistic khu vực cầu Gành.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực là vùng trũng nằm trong vùng xả lũ sông Kôn nên việc phát triển đô thị phải phù hợp với vùng lũ. Để hạn chế tránh lũ sông Kôn ưu tiên phát triển đô thị dọc hướng Đông Tây, không phát triển triển tập trung hướng Bắc Nam và hạn chế phát triển bám theo dọc sông để hành lang thoát lũ và khơi thông, mở rộng dòng chảy. Nghiên cứu phát triển mô hình đô thị phù hợp để chung sống với lũ.

Thị trấn Tăng Bạt Hổ

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 7646 người
  • Năm 2030: 10000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 53,5ha
  • Năm 2030: 70ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Hoài Ân. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Hoài Ân.

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 630, là thị trấn huyện lỵ huyện Hoài Ân, huyệntrung du tiểu vùng nông lâm kết hợp. 
  • Trung tâm huyện lỵ. Dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp.

Định hướng phát triển: phát triển trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp công nghệ cao hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất cây nông, lâm nghiệp. Phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, VLXD.

Đô thị Ân Tường Tây

Loại đô thị: năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 7874 người
  • Năm 2030: 10000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 55,1ha
  • Năm 2030: 70ha

Tính chất: là đô thị chuyên ngành dịch vụ, công nghiệp khai khoáng, đầu mối giao thương của huyện Hoài Ân.

Động lực phát triển:

Có vị trí tương đối thuận lợi trong liên kết giao thương. Nằm trên tuyến đường tỉnh 630 kết nối với đô thị trung tâm vùng Hoài Nhơn, gắn kết Ân Tường Tây với các đô thị phía Tây của vùng, tuyến đường tỉnh 631 kết nối với thị trấn Phù Mỹ. Mặt khác, địa phương còn có tiềm năng về phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến.

Phát triển hệ thống thương mại dịch vụ dọc các tuyến đường tỉnh 630, đường tỉnh 631. Xây dựng các điểm trung chuyển sản phẩm nông lâm sản từ các huyệ phía Tây đi các tỉnh.

Phát triển công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp địa phương gắn với CCN Gò Lôi.

Thị trấn An Lão

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 4500 người
  • Năm 2030: 8000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 31,5ha
  • Năm 2030: 56ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện An Lão. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện An Lão.

Động lực phát triển đô thị:

Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 629, là thị trấn huyện lỵ huyện Hoài Ân, huyện trung du tiểu vùng nông lâm kết hợp.

Trung tâm huyện lỵ. Dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp. Phát triển trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp công nghệ cao hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất cây nông, lâm nghiệp. Phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến, VLXD.

Bảo tồn, duy trì vốn rừng, các khu vực rừng phòng hộ, phát triển du lịch bảo tồn, du lịch sinh thái, nghiên cứu môi trường tự nhiên.

Đô thị An Hòa

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 9763 người
  • Năm 2030:14000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 68,3ha
  • Năm 2030: 98ha

Dân số: năm 2025: 12.500 người; năm 2030: 14.000 người.

Đất xây dựng đô thị: năm 2025: 190 ha; năm 2030: 210 ha.

Tính chất: : Là đô thị chuyên ngành dịch vụ, công nghiệp khai thác VLXD, công nghiệp chế biến, đầu mối giao thương KT-XH của huyện An Lão.

Động lực phát triển đô thị: Nằm trên tuyến đường tỉnh 629, trên chuỗi hành lang phát triển kinh tế nông lâm nghiệp phía Tây của tỉnh. Ngoài thế mạnh phát triển kinh tế rừng, trên địa bàn còn có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất VLXD và chăn nuôi.

Định hướng phát triển: phát triển dịch vụ thương mại dọc tuyến đường tỉnh 629. Khai thác khoáng sản phát triển ngành công nghiệp địa phương. Phát triển các vùng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến của tỉnh. Phát triển các mô hình chăn nuôi nông trại phù hợp với điều kiện địa hình của địa phương.

Thị trấn Vân Canh

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 9000 người
  • Năm 2030: 12.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 207ha
  • Năm 2030: 336ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Vân Canh. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Vân Canh.

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm trên tuyến QL 19C, là thị trấn huyện lỵ huyện Vân Canh, huyện miền núi phía Nam tỉnh Bình Định tiểu vùng lâm nghiệp, có tiềm năng về khai thác đá xây dựng.
  • Phát triển dịch vụ thương mại dọc QL19C và các dịch vụ hỗ trợ công nghệ, cung ứng máy móc phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp.
  • Phát triển công nghiệp khai thác đá, công nghiệp chế biến.

Hướng phát triển đô thị: Khu vực nằm về phía thượng lưu sông Hà Thanh là khu vực có địa hình cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị, ít bị ảnh hưởng lũ sông Hà Thanh nên lựa chọn quỹ đát phát triển đô thị về phía Tây Bắc tuyến QL19C và hạn chế phát triển đô thị phía Nam QL19C ven sông Hà Thanh.

Đô thị Canh Vinh

Loại đô thị: năm 2030: đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 12.000 người
  • Năm 2030: 20.000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 276ha
  • Năm 2030: 560ha

Tính chất chức năng: Là đô thị thương mại dịch vụ logistic.

Động lực phát triển đô thị:

Là khu trung chuyển hàng hóa trong tầm nhìn dài hạn khi tuyến cao tốc Bắc Nam hình thành, đặt tại xã Canh Vinh, điểm kết nối giữa đường QL1, đường cao tốc Bắc Nam, kết nối với QL 19C đi Phú Yên và Đắc Lắc.

Phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, dân cư tập trung hỗ trợ dịch vụ công nghiệp, logistic

Hướng phát triển đô thị: Khu vực nằm về phía Tây Nam sông Hà Thanh có địa hình cao, quỹ đất thuận lợi để phát triển đô thị, ít bị ảnh hưởng lũ sông Hà Thanh.

Tập trung phát triển các chức năng đô thị về phía Tây Nam, hạn chế phát triển đô thị ven sông Hà Thanh để hành lang thoát lũ, cải tạo và nạo vét lòng sông.

Thị trấn Vĩnh Thạnh

Loại đô thị: năm 2025: đô thị loại V; năm 2030 đô thị loại V.

Quy mô dân số:

  • Năm 2025: 6250 người
  • Năm 2030: 9000 người

Quy mô diện tích xây dựng đô thị

  • Năm 2025: 43,7ha
  • Năm 2030: 63,0ha

Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Thạnh. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Vĩnh Thạnh.

Động lực phát triển đô thị:

  • Nằm trên tuyến đường tỉnh ĐT 637, là thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Thạnh, huyện miền núi phía Tây tỉnh Bình Định tiểu vùng lâm nghiệp, có tiềm năng thuỷ điện, thuỷ lợi, khai thác kim loại quý.
  • Trung tâm huyện lỵ. Dịch vụ giao thương, sản xuất nông lâm nghiệp. Dịch vụ cho các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi quốc gia như : thuỷ điện Vĩnh Sơn, hồ Định Bình.

Định hướng phát triển:

  • Phát triển trung tâm dịch vụ nông lâm nghiệp công nghệ cao hỗ trợ phát triển các vùng sản xuất cây nông, lâm nghiệp.
  • Phát triển công nghiệp khai khoáng.
  • Bảo tồn, duy trì vốn rừng, các khu vực rừng phòng hộ, phát triển du lịch bảo tồn, du lịch sinh thái, nghiên cứu môi trường tự nhiên.

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch đô thị Bình Định

4.8/5 - (6 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcKhu dân cư Cát Tường Phú Thành | Cát Tường Park House
Bài tiếp theo6 tướng mặt đàn ông năng lực tầm thường, tâm địa nhỏ nhen

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây