Mục lục

    Quy hoạch giao thông thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

    Hiện trạng giao thông TP Hải Phòng

    Giao thông đường bộ

    a) Cao tốc

    Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04) : Kết nối Hà Nội với Hải Phòng, đoạn qua thành phố có chiều dài 33km, tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc loại A, 6 làn xe cơ giới, kết nối theo hướng Đông Tây.

    Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long (CT.06): Kết nối Hải Phòng với thành phố Hạ Long, chiều dài khoảng 35km, rộng 25m được thiết kế 4 làn xe.

    b) Quốc lộ


    Quốc lộ 5 là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng đi Hà Nội nằm trong tuyến hành lang đường bộ Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc).

    Quốc lộ 10: là tuyến quốc lộ nối các tỉnh ven biển của miền Bắc. Đoạn qua địa phận Hải Phòng dài 52,5 km, đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng.

    Quốc lộ 37: là tuyến quốc lộ có tính chất vành đai miền Bắc. Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 và cầu sông Hóa đang được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí 100 tỷ đồng để thực hiện khởi công Dự án trong năm 2021.

    Quốc lộ 17B: dài 41,5km có điểm đầu giao với QL18 (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), điểm cuối giao với QL5 (huyện An Dương, thành phố Hải Phòng).

    Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:04 AM, 11/09/2024)


    Ngoài ra có 02 tuyến thuộc Bộ GTVT quản lý gồm:

    Đường Tân Vũ – Lạch Huyện dài 15,6km nối đường cao tốc với khu cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện là công trình vượt biển dài nhất của Việt Nam và của Đông Nam Á.

    Đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng và 09 km qua địa bàn tỉnh Thái Bình. Dự án đang triển khai thi công giai đoạn đầu với quy mô đường cấp III đồng bằng, tốc độ thiết kế 80km/h.

    c) Đường tỉnh

    Trên địa bàn thành phố có 19 tuyến đường tỉnh với chiều dài khoảng 221,5 km nối từ đô thị trung tâm đi quận Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến An và các huyện. Có 7 tuyến chính yếu nhất đã được đầu tư vào cấp hoàn chỉnh từ cấp III trở lên (ĐT. 351, ĐT. 353, ĐT. 355, ĐT. 359, ĐT. 360), các tuyến còn lại phần lớn mới đạt cấp IV và cấp V.

    Giao thông đường sắt

    Trên địa bàn thành phố có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua, đoạn đi qua Hải Phòng dài 24,4 km và có 4 ga đầu mối là ga Hải Phòng, ga Thượng Lý, ga Vật Cách và ga Dụ Nghĩa.

    Ngoài ra, có 3 nhánh đường sắt chuyên dùng kết nối từ tuyến Hà Nội–Hải Phòng với các khu bến cảng dọc sông Cấm (từ khu vực cảng Vật Cách đến cảng Chùa Vẽ (Từ ga Hải Phòng có đường sắt đi cảng Hải Phòng, tuyến đường sắt đi cảng Vật Cách và Công ty xăng dầu khu vực 3).

    Riêng khu bến Đình Vũ là khu bến chuyên container chưa có đường sắt kết nối trực tiếp và hiện phải kết nối ra đường sắt bằng cách chuyển sang đường thủy ra khu bến Vật Cách hoặc sử dụng phương thức đường bộ. Hạ tầng đường sắt cũ kỹ, phương tiện lạc hậu là thực trạng chung của vận tải đường sắt tại Hải Phòng.

    Các ga đầu mối: Tuyến đường sắt qua địa phận Hải Phòng có 4 ga.

    • Ga Hải Phòng: Diện tích 63.364m2, là ga cuối của tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng, nhiệm vụ chính là ga hành khách và lập tầu hàng từ Hải Phòng về Hà Nội.
    • Ga Dụ Nghĩa: Diện tích 30.267m2
    • Ga Vật Cách: Diện tích 34.303m2
    • Ga Thượng Lý: Diện tích 28.250m2

    Hiện nay, tại các ga đều có kết nối với phương thức vận tải đường bộ (xe taxi, xe buýt, xe tải,…), tuy nhiên các vị trí điểm đỗ xe, bãi đỗ xe trong các ga còn thiếu về quy mô, xắp xếp các vị trí đỗ chưa hợp lý. Chưa có bố trí khu vực cho taxi đưa đón khách,….

    Cảng biển

    Hệ thống cảng Hải Phòng chia thành ba khu vực chính, gồm:

    (1) khu cảng quốc tế Lạch Huyện,

    (2) khu bến cảng sông Cấm (thượng lưu sông Cấm) bao gồm cảng Đoạn Xá, cảng Nam Hải, cảng Green, Chùa Vẽ, Hoàng Diệu,…

    (3) khu bến cảng Đình Vũ (hạ lưu sông Cấm) bao gồm cảng Đình Vũ, cảng Nam Hải Đình Vũ, cảng VIP Green và cảng Tân Vũ,…

    Hai khu vực cảng biển này bị chia tách với nhau bởi cầu Bạch Đằng Hệ thống cảng biển của thành phố Hải Phòng phân làm 05 cụm cảng chính gồm 49 cảng lớn nhỏ, nhiều cầu cảng rất ngắn (chiều dài từ 20m đến 100m).

    Tính chất là cảng tổng hợp, cảng container còn có hơn 20 cảng với các chức năng khác nhau, như: cảng hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường thủy nội địa nhỏ do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác.

    Vào tháng 5/2018, 02 bến khởi động của Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện đi vào khai thác với công suất 1triệu TUE/năm. Dự án đầu tư xây dựng bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (tại Khu bến cảng Lạch Huyện): Do Nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng, sản lượng hàng hóa thông qua 1,0 ÷ 1,1 triệu TEU/năm.

    Tiến độ xây dựng khoảng 5 năm (từ năm 2020 đến năm 2025), dự kiến sẽ khởi công quý III/2021 và hoàn thành bến 3 trong năm 2023, hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2025.

    Theo Quyết định số 2367/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía Bắc (nhóm 1) thì “Khu bến Lạch Huyện là khu bến chính của cảng, chủ yếu làm hàng tổng hợp, công ten nơ, kết hợp làm hàng trung chuyển quốc tế, nghiên cứu bố trí tiếp nhận tàu khách quốc tế có tải trọng từ 100.000 đến 225.000 GT (5.000 đến 6.000 khách).

    Năng lực thông qua giai đoạn 2020-2025 khoảng từ 45 đến 50 triệu tấn/năm, tiếp nhận tàu tổng hợp trong tải 50.000 tấn (tàu 100.000 tấn giảm tải), tàu công ten nơ đến 6.000 TEU (tàu 8.000 TEU giảm tải); giai đoạn đến năm 2030 và sau 2030 tiếp nhận tàu tổng hợp trọng tải 100.000 tấn, tàu container tới 8.000 TEU, năng lực thông qua khoảng từ 115 đến 125 triệu tấn/năm”.

    Giao thông đường thủy

    Mạng lưới tuyến đường thủy nội

    Tuyến đường thủy quốc gia

    Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 16 tuyến đường thủy nội địa, do Cục đường thủy nội địa Việt Nam quản lý với tổng chiều dài 410,3 km; đoạn qua địa bàn thành phố Hải Phòng có tổng chiều dài 295 km.

    Các tuyến đường thủy gồm: Đá Bạch, Phi Liệt, Hàn, Kinh Môn, Ruột Lợn, Cấm, Đào Hạ Lỹ, Lạch Tray,Văn Úc, Thái Bình, Kênh Khê, Mía, Hóa, Luộc, Hạ Long-Cát Bà, Lạch Ngăn-Lạch Giải.

    Các tuyến đường thủy nội địa quốc gia trên địa bàn thành phố Hải Phòng tương đối đồng đều cấp, từ cấp III trở lên cho nên thuận lợi cho các phương tiện thủy đi lại trên tuyến, hệ thống báo hiệu trên tuyến tương đối đầy đủ. Bến cảng do trung ương quản lý: Trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 15 cảng trên tuyến ĐTNĐ quốc gia.

    Trong đó có 08 cảng thuộc sông Đá Bạch, 03 cảng thuộc sông Cấm, 01 cảng thuộc sông Kinh Môn và 03 cảng thuộc sông Văn Úc, chủ yếu là cảng cấp II, hiện mới có cảng Trường Nguyên đạt cảng cấp I.

    Các tuyến đường thủy nội địa của địa phương

    Hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 10 tuyến sông do Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng quản lý với tổng chiều dài 156,18km. Các tuyến gồm: sông Tam Bạc, sông Rế, sông Thải, sông Đước, sông Giá, sông Móc, sông Hòn Ngọc, sông Đa Độ, sông Ba La, sông Sàng, sông Họng, sông Thù, tuyến ven đảo Cát Bà, tuyến lạch Cái Viềng, tuyến lạch Phù Long, tuyến lạch Hòa Quang.

    Các tuyến đường thủy nội địa địa phương do Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng quản lý, các sông chủ yếu là sông cấp III, IV và V. Chỉ có một tuyến thuộc tuyến ven đảo Cát Bà đạt cấp I.

    Trong những năm gần đây, mạng lưới tuyến ĐTNĐ địa phương bước đầu đã tiến hành kiểm tra luồng lạch, tu sửa nạo vét bổ sung biển báo trên các tuyến có vận tải thủy hoạt động.

    Hệ thống cảng thủy nội địa do địa phương quản lý

    Hiện trạng hệ thống bến TNĐ: Tính đến nay, trên địa bàn thành phố Hải Phòng có 444 bến thủy nội địa đang hoạt động. Trong đó, có 387 bến trên các tuyến ĐTNĐ quốc gia; 29 bến trên luồng tuyến hàng hải và 28 bến trên các tuyến ĐTNĐ địa phương.

    Về bến hành khách: Có 36 bến hoạt động có phép; trong đó có 20 bến trên tuyến đường thủy nội địa Trung ương và 06 bến trên tuyến ĐTNĐ địa phương còn lại là 10 bến thuộc luồng hàng hải.

    Hoạt động vận tải hành khách trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có nhiều chuyển biến tích cực, trật tự an toàn giao thông được đảm bảo duy trì, có được kết quả đó là do sự nỗ lực của chủ bến, chủ phương tiện và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền địa phương.

    Về bến hàng hóa: thành phố có 408 bến hàng hóa, trong đó có 367 bến trên tuyến đường thủy nội địa Trung ương và 22 bến hàng hóa trên tuyến ĐTNĐ địa phương và 19 bến trên luồng hàng hải, trong đó: Bến trên tuyến ĐTNĐ quốc gia: Các tuyến ĐTNĐ quốc gia trên địa bàn TP Hải Phòng có tổng chiều dài 357,8 km với 367 bến hàng hóa đang hoạt động trong đó có 186 bến hàng hóa hoạt động có giấy phép, 140 bến hàng hóa không giấy phép và 41 bến hàng hóa hết hạn.

    Bến trên luồng hàng hải: Trên luồng hàng hải hiện có 19 bến hàng hóa TNĐ hoạt động đều có phép nằm trên luồng sông Cấm. Các bến hàng hóa đã hỗ trợ trong công tác rút hàng cho các khu bến của cảng biển.

    Bến trên tuyến ĐTNĐ địa phương: Hiện nay trên địa bàn TP Hải Phòng có 22 bến đang hoạt động trong đó có 14 bến hoạt động có giấy phép, 7 bến không giấy phép và 01 bến hết hạn.

    Giao thông hàng không

    CHKQT Cát Bi đã được nâng cấp lên cấp 4E, có công suất 2-3 triệu HK mỗi năm; gồm 11 đường bay với tần suất 40-50 chuyến/ngày, máy bay cỡ trung bình A320, B737-400.

    Hiện nay, cảng hàng không quốc tế Cát Bi đang được nâng cấp dự kiến lưu lượng hành khách thông qua cảng sẽ tăng mạnh, cần phải giải quyết việc kết nối vận tải đáp ứng nhu cầu này

    Quy hoạch giao thông TP Hải Phòng

    Giao thông đường bộ

    Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang kết nối vùng, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ phù hợp với Quyết định số 1454/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Các đoạn đi qua khu vực phát triển đô thị được xây dựng theo Quy hoạch đô thị được duyệt, đảm bảo quy mô không nhỏ hơn quy hoạch này. Cụ thể:

    Cao tốc

    Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT.04): Duy tu bão dưỡng định kỳ đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

    Cao tốc Hải Phòng – Hạ Long (CT.06): Đến năm 2030 nâng cấp đạt 6 làn xe cơ giới.

    Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT.08): Đây là tuyến đường ven biển đi qua thành phố Hải Phòng đang được đầu tư xây dựng. Giai đoạn hoàn thiện trước năm 2030 quy mô 4 làn xe, đoạn qua Hải Phòng có chiều dài khoảng 20km.

    Quốc lộ

    Quốc lộ 5: Giai đoạn đến năm 2030 hoàn thiện nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩ đường cấp II, quy mô 4 làn xe.

    Quốc lộ 10: đã được nâng cấp, cải tạo đat tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (đoạn ngoài đô thị), quy mô 4 làn xe. Nghiên cứu xây dựng hệ thống đường gom đoạn qua khu vực tập trung dân cư, khu công nghiệp. Giai đoạn sau năm 2030, nghiên cứu tách dòng giao thông đối ngoại thông qua việc xây dựng đường trên cao nối QL 5 hiện hữu với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (chiều dài khoảng 12km).

    Quốc lộ 37: Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe.

    Quốc lộ 17B: Nâng cấp, cải tạo toàn tuyến đạt quy mô đường cấp III, 2-4 làn xe.

    Đường Tân Vũ – Lạch Huyện: Duy tu bão dưỡng định kỳ đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.

    – Xây dựng mới 02 tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc (4-6 làn xe) nối khu vực cảng Đình Vũ, cảng Lạch Huyện (đường Tân Vũ – Lạch Huyện) với Quốc lộ 18 và đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long nhằm khai thác, phát triển hành lang công nghiệp khu vực phía Bắc, đặc biệt là gắn kết với hành lang khu công nghiệp hiện có trên Quốc lộ 18, cảng hàng không Nội Bài và cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Đường BN1, BN2).

    Đường tỉnh

    Nâng cấp, xây dựng hệ thống đường tỉnh đạt tối thiểu đường cấp III đồng bằng. Đối với các đoạn đi qua khu vực đô thị được xây dựng theo Quy hoạch đô thị được duyệt, đảm bảo quy mô không nhỏ hơn quy hoạch này.

    (1). Hệ thống đường tỉnh hiện có

    – ĐT.531: Điểm đầu tại đường dẫn cầu Kiến An, Quận Kiến An – điểm cuối tại thị trấn Núi Đèo, dài khoảng 20,76km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 2 – 4 làn xe.

    – ĐT.352: Điểm đầu tại ngã 3 Trịnh Xá xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên – điểm cuối tại bế phà Lai Xuân, huyện Thủy Nguyên, dài khoảng 14,5km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 2 – 4 làn xe.

    – ĐT.353: Điểm đầu tại chân Cầu Rào, quận Lê Chân – điểm cuối tại Vạn Hoa, tx. Đồ Sơn, dài khoảng 23km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp I, quy mô 4-6 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT.353B: Điểm đầu tại giao ĐT.353 tại quận Dương Kinh – điểm cuối giao với ĐT.353 tại quận Dương Kinh, dài khoảng 1,6km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT.353C: Điểm đầu giao với ĐT.353B tại ngã 3 Đồng nảo, tx. Đồ Sơn– điểm cuối giao với ĐT.353B tại ngã 3 Quan Ngọ, tx. Đồ Sơn, dài khoảng 2,7km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT. 354. Điểm đầu tại ngã 5 Kiến An, quận Kiến An – điểm cuối giao với QL.37, dài khoảng 21,65km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 4 làn xe.

    – ĐT.355: Điểm đầu từ ngã 5 Kiến An, quận Kiến An – điểm cuối giao với ĐT.353, quận Dương Kinh, dài khoảng 10,13km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT.356: Điểm đầu từ bén phà Cái Viềng, huyện Cát Hải – điểm cuối tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, dài khoảng 29,8km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 2-4 làn xe.

    – ĐT.356B: Điểm đầu giao với ĐT.356 tại ngã 3 Áng Sỏi – điểm cuối tại bến phà Gia Luận, dài khoảng 18,2km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 2-4 làn xe.

    – ĐT.357: Tuyến nằm trong địa phận huyện An Lão, điểm đầu giao với ĐT.360, xã Trường Sơn, điểm cuối giao với ĐT.360 tại thị trấn An Lão. Tuyến dài khoảng 5,1km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Đến năm 2050, duy tu giữ cấp.

    – ĐT.359: Điểm đầu tại dốc cầu Bính, quận Hồng Bàng – điểm cuối tại bến phà Rừng, huyện thủy Nguyên. Tuyến dài khoảng 16,2km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050, đầu tư, nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III và đường đô thị cấp khu vực, 4 làn xe.

    – ĐT.359B: Tuyến thuộc huyện Thủy Nguyên, điểm đầu giao ĐT.359 tại Tân Dương, điểm cuối giao với đường ven sông Cấm. Tuyến dài khoảng 2,15km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe. Đến năm 2050, duy tu giữ cấp.

    – ĐT.359C: Tuyến thuộc huyện Thủy Nguyên, điểm đầu giao ĐT.359 tại xã Thủy Đường, điểm cuối giao với QL.10. Tuyến dài khoảng 2,97km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe. Đến năm 2050, duy tu giữ cấp.

    – ĐT.360: Điểm đầu giao với ĐT.351, quận Kiến An– điểm cuối giao với giáp ranh với tỉnh Hải Dương, quận Dương Kinh, dài khoảng 21,7km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT.361: Điểm đầu giao với ĐT.355 tại ngã 3 Đa Phúc, quận Dương Kinh điểm cuối giao với ĐT.353 tại ngã 3 Ngọc Sơn, tx. Đồ Sơn. Tuyến dài khoảng 19,3km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp I-II, quy mô 4-6 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – ĐT.362: Điểm đầu giao với ĐT.353, quận Dương Kinh, điểm cuối tại bến đò Sòi, huyện An Lão, tuyến dài khoảng 25,5km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

    – ĐT.363: Điểm đầu giao với ĐT.353, quận Dương Kinh, điểm cưới giao với ĐH.212 (qua phà Dương Áo), huyện Tiên Lãng, tuyến dài khoảng 23,6km. Đến năm 2030, sửa chữa, cải tạo hoàn chỉnh tuyến đạt quy mô đường cấp III-IV, quy mô 2-4 làn xe. Các đoạn qua trung tâm các xã, phường, thị trấn theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

    (2). Hệ thống đường tỉnh mở mới có tính chất liên kết các tỉnh lân cận

    – Tuyến nối đường tỉnh 352 huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng qua cầu vượt sông Phi Liệt đến QL17B – đô thị Phú Thứ, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; Tuyến dài khoảng 7,5km. Đến năm 2030, tuyến đạt quy mô đường cấp IIIIV, quy mô 2-4 làn xe. Đến năm 2050 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe.

    – Tuyến kết nối từ Quốc lộ 10 qua KCN Tràng Duệ mở rộng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đến trục Đông Tây – Quốc lộ 5, huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương, chiều dài 19,6km. Đến năm 2030 tiêu cuẩn đường cấp II, quy mô 4 làn xe. Đến năm 2050 quy mô 4-6 làn xe.

    – Tuyến kết nối từ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng, Quốc lộ 10 vượt sông cầu Sòi đến đường tỉnh.390 tỉnh Hải Dương. Tuyến dài khoảng 35km, Đến năm 2030, tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 4 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    – Đầu tư xây dựng mở rộng tuyến đường liên tỉnh Kinh Môn, Hải Dương – Thủy Nguyên, Hải Phòng (từ cầu Dinh đến QL.10). Tuyến dài khoảng 12km, Đến năm 2030, tuyến đạt quy mô đường cấp III, quy mô 2-4 làn xe. Đến năm 2050 duy tu giữ cấp.

    Giao thông đường sắt

    Đường sắt quốc gia

    Theo Quyết đinh số 1769/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 các tuyến đường sắt xây dựng mới có liên quan đến khu vực Thành phố Hải Phòng bao gồm:

    Đến năm 2030

    – Xây dựng mới tuyến đường sắt mới đường đôi, khổ 1.435mm Hà Nội – Hải Phòng chạy dọc tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (phía Nam đường cao tốc) đến ga Nam Hải Phòng kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn, Lạch Huyện.

    – Xây dựng mới đường sắt Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh song song với đường bộ ven biển.

    – Nghiên cứu xây dựng mới tuyến đường sắt nối đường sắt Yên Viên – Hạ Long đi cảng Lạch Huyện phục vụ vận tải hàng hóa (qua thành phố mới Thuỷ Nguyên) khi có nhu cầu.

    – Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện hữu: Trong tương lai khi hình thành tuyến đường sắt tốc độ cao/mới Hà Nội – Hải Phòng, nghiên cứu chuyển đổi tuyến hiện có thành đường sắt nội đô, kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác tại khu vực ga trung chuyển Hải Phòng.

    Đến năm 2050

    – Từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn: đường sắt ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long).

    Đường sắt đô thị

    Đối với Hải Phòng, đề xuất xây dựng 4 tuyến đường sắt đô thị kết nối các điểm thu hút (Trung tâm hành chính mới phía Bắc sông Cấm, khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm đô thị mới phía Nam, trung tâm dịch vụ, cảng, khu công nghiệp, sân bay, khu thể thao…), cụ thể:

    – Tuyến thẳng (M1): Nối khu vực đô thị phía Bắc sông Cấm – Trung tâm đô thị hiện hữu – Trung tâm phát triển tập trung phía Nam;

    – Tuyến vòng (M2): Nối Trung tâm phát triển tập trung phía Nam (CBD) – Đình Vũ – Khu đô thị hiện hữu – Khu vực đô thị mới phía Nam – Cảng hàng không Tiên Lãng – CBD

    – Tuyến thẳng (M3): Chạy theo hướng Đông Tây (phía Bắc đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía Tây với các khu vực phía Nam (kết thúc tại tuyến M1).

    – Tuyến thẳng (M4): Chạy theo hướng Đông Tây (phía Nam đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía Tây với khu vực CBD.

    So sánh bài học phát triển đường sắt đô thị tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội cho thấy, để xây dựng 1 tuyến đường sắt đô thị trong giai đoạn và bối cảnh hiện nay cần thời gian từ 8-10 năm.

    Đối với thành phố Hải Phòng trong giai đoạn đến năm 2030, cần tập trung ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 (Tuyến M1) do đây là tuyến gắn kết nhiều điểm thu hút quan trọng hiện có như khu trung tâm hành chính phía Bắc, khu trung tâm hiện hữu và khu phát triển mới CBD phía Nam (trong tương lai).

    Đề xuất xây dựng tuyến đi trên cao kết hợp đi ngầm qua khu vực Cảng hàng không Cát Bi (Toàn tuyến dài khoảng 20km trong đó đoạn đi ngầm 2km.

    Giai đoạn đầu có thể thực hiện đoạn tuyến với điểm đầu tại phía Bắc sông Cấm – cầu Nguyễn Trãi dự kiến, điểm cuối khu vực ga trung chuyển phía Nam đường cao tốc Hà Nội – Hải phòng, chiều dài khoảng 12km).

    Hệ thống cảng biển

    Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Khu vực cảng biển Hải Phòng là nhóm 1, loại cảng biển đặc biết. Bao gồm các khu bến:

    Khu bến Lạch Huyện

    – Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực đảo Cái Tráp, đảo Cát Hải và Lạch Huyện.

    – Chức năng: cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế; có các bến container, tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí, bến cảng khách quốc tế, bến công vụ, bến cho các phương tiện thủy nội địa.

    – Cỡ tàu: tàu container sức chở 6.000 ÷ 18.000 TEU; tàu tổng hợp, hàng rời đến 100.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn; tàu khách đến 225.000 GT.

    Khu bến Đình Vũ

    – Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước dọc sông Bạch Đằng (từ hạ lưu cầu Bạch Đằng đến thượng lưu cầu Tân Vũ và cửa Nam Triệu).

    – Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cả nước và liên vùng; có các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí.

    – Cỡ tàu: tàu tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn phù hợp với điều kiện luồng Hải Phòng.

    Khu bến sông Cấm – Phà Rừng

    – Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước dọc sông Cấm (từ hạ lưu cầu Kiền đến thượng lưu cầu Bạch Đằng) và vùng nước khu vực luồng Phà Rừng (từ khu vực nhà máy đóng tàu Phà Rừng đến thượng lưu cầu Bạch Đằng).

    – Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương và vùng phụ cận; có các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí và các bến cảng, công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa và phá dỡ tàu. Không phát triển mở rộng, từng bước di dời, chuyển đổi công năng các bến cảng hiện hữu từ khu vực cầu Bạch Đằng đến hạ lưu cảng Vật Cách với lộ trình phù hợp quy hoạch phát triển thành phố Hải Phòng.

    – Cỡ tàu: trọng tải đến 10.000 tấn hoặc lớn hơn, phù hợp với điều kiện luồng hành hải và tĩnh không công trình vượt sông.

    Khu bến Nam Đồ Sơn, Văn Úc

    – Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước khu vực Nam Đồ Sơn và khu vực sông Văn Úc từ hạ lưu cầu Khuể đến khu vực cửa sông.

    – Chức năng: cửa ngõ, kết hợp trung chuyển quốc tế, kết hợp phục vụ quốc phòng – an ninh khi có yêu cầu. Ưu tiên xây dựng bến cảng phục vụ cụm công nghiệp tại khu vực và bến cảng Trung tâm điện khí phù hợp Quy hoạch tổng thể về năng lượng, Quy hoạch phát triển điện lực và phục vụ di dời các bến cảng trên sông Cấm phù hợp với quy hoạch phát triển không gian đô thị và sử dụng đất của thành phố Hải Phòng. Gồm các bến tổng hợp, hàng rời, container, hàng lỏng/khí, hành khách, bến công vụ; bến cảng, công trình phục vụ các cơ sở đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu.

    – Cỡ tàu: tàu container sức chở đến 18.000 TEU; tàu tổng hợp, hàng rời đến 200.000 tấn, tàu hàng lỏng/khí đến 150.000 tấn; tàu khách đến 225.000 GT tại bến cảng Nam Đồ Sơn; tàu tổng hợp, rời, lỏng/khí đến 10.000 tấn tại bến cảng sông Văn Úc.

    Bến cảng huyện đảo Bạch Long Vĩ: là đầu mối giao lưu với đất liền, kết hợp phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh.

    Các bến phao, khu neo đậu chuyển tải: Tại khu vực Bạch Đằng, Bến Gót, Lan Hạ cho tàu trọng tải 7.000 ÷ 50.000 tấn.

    Các khu neo đậu tránh, trú bão: Trên sông Bạch Đằng, Bến Lâm, Vật Cách (sông Cấm), vịnh Lan Hạ, Hòn Dấu, Bến Gót, Ninh Tiếp, Lạch Huyện và khu vực khác có đủ điều kiện.

    Giao thông đường thủy

    Quy hoạch phát triển cảng thủy nội địa

    (1). Quy hoạch phát triển cảng hành khách

    Quy hoạch cảng khách đồng bộ theo các tuyến vận tải khách và phù hợp với quy hoạch đô thị của thành phố Hải Phòng. Mở rộng phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ ở các cảng khách, chú trọng các cảng khách trên các tuyến sông có phục vụ du lịch như luồng sông Cấm, tuyến từ bờ ra đảo ….

    Quy hoạch giai đoạn 2021 – 2030: đầu tư xây dựng 05 cảng khách được nâng cấp từ bến Bính, bến khách Cát Bà, bến Cái Viềng và bến Gót. Cụ thể:

    – Đầu tư xây dựng mới cảng khách Cát Hải khu vực gần bến Gót hiện trạng với số lượng cầu cảng quy hoạch từ 1 – 2 cầu cảng; công suất 300 nghìn hành khách/ năm, đáp ứng được cỡ tàu lớn nhất 250 ghế.

    – Cảng khách Hải Phòng (nâng cấp từ bến Bính): vị trí tại phường Minh Khai – Q. Hồng Bàng có diện tích khoảng 2,65ha, được nâng cấp từ bến Bính và một phần diện tích từ cảng Hoàng Diệu đang được di rời, với số lượng cầu cảng quy hoạch từ 4 – 6 cầu cảng; công suất 500 nghìn hành khách/năm giai đoạn 2021-2025; nâng công suất 1.000 khách/năm giai đoạn 2026-2030, đáp ứng được cỡ tàu lớn nhất 250 ghế. Cảng có chức năng đón tàu khách quốc tế.

    – Cảng khách Cát Bà (nâng cấp từ bến khách Cát Bà): vị trí tại trung tâm thị trấn Cát Bà được nâng cấp từ bến khách Cát Bà với số lượng cầu cảng quy hoạch từ 1 – 2 cầu cảng; công suất 300 nghìn hành khách/năm giai đoạn 2021-2025 và nâng cấp lên 500 nghìn hành khách/năm giai đoạn 2026-2030, đáp ứng được cỡ tàu lớn nhất 250 ghế.

    – Nâng cấp 02 bến khách là bến Cái Viềng, bến Gót thành cảng khách phục vụ du lịch trên đảo Cát Bà và kết nối đảo Cát Bà với trung tâm thành phố Hải Phòng, công suất từng cảng đạt 200 – 300 nghìn hành khách/năm giai đoạn 2021-2025 và nâng lên 500 nghìn hành khách/năm giai đoạn 2026-2030, đáp ứng được cỡ tàu lớn nhất 250 ghế.

    (2). Quy hoạch phát triển cảng hàng hóa

    Định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố có 81 cảng TNĐ đáp ứng công suất hàng hóa thông qua cảng đến năm 2030 đạt 37,35 triệu tấn/năm tăng 8,15 triệu tấn so với năm 2025.

    Trong đó hoàn thiện đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng công suất bốc, xếp hàng hóa tại 62 cảng đã được quy hoạch giai đoạn 2021 – 2025, nâng cấp 19 cảng từ bến thủy nội địa hiện có.

    Đề xuất chuyển đổi chức năng quản lý của 18 cảng biển thuộc cảng vụ Hàng Hải quản lý trên luồng sông Cấm thành cảng thủy nội địa do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và Sở giao thông vận tải Hải Phòng quản lý.

    Quy hoạch phát triển hệ thống bến thủy nội địa

    (1). Quy hoạch hệ thống bến khách Giai đoạn 2021-2025: quy hoạch 38 bến khách (duy trì 36 bến hiện hữu và xây dựng mới 02 bến). Không tính 04 bến khách là bến Bính, bến Cát Bà, bến Gót và bến Cái Viềng thành cảng khách; Đến năm 2030: duy trì và nâng công suất 38 bến khách hiện hữu.

    (2). Quy hoạch phát triển hệ thống bến hàng hóa : Quy hoạch đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng hình thành 07 cụm bến hàng hóa chính thuộc các sông: sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Cấm, sông Đá Bạch. Cụ thể như sau:

    Cụm bến số 1: trên sông Văn Úc thuộc địa phận xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy

    – Kết nối

    • Đường bộ: đường tỉnh 363, tuyến đường ven biển Ninh Bình – Quảng Ninh (đang đầu tư xây dựng).
    • Đường thủy: thuộc bờ trái sông Văn Úc gần khu vực cửa sông Văn Úc.

    – Quy mô:  Công suất: 1 triệu tấn/năm  / Diện tích: 15ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ chính cho trung tâm Logistics Tiên Lãng nhằm giảm tải cho đường bộ. Giai đoạn xây dựng: 2021 – 2025.

    Cụm bến số 2: trên sông Văn Úc thuộc địa phận xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng.

    – Kết nối

    • Đường bộ: đường tỉnh 363, tuyến đường ven biển Ninh Bình – Quảng Ninh (đang đầu tư xây dựng)
    • Đường thủy: thuộc bờ phải sông Văn Úc gần khu vực cửa sông Văn Úc.

    – Quy mô: Công suất: 1 triệu tấn/năm / Diện tích: 15ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ chính cho trung tâm Logistics Tiên Lãng. Giai đoạn xây dựng: 2021 – 2025.

    Cụm bến số 3: Trên sông Văn Úc thuộc địa phận xã Quang Trung, huyện An Lão.

    – Kết nối

    • Đường bộ: Kết nối với tuyến QL.10
    • Đường thủy: thuộc bờ trái sông Văn Úc, kết nối sông Thái Bình.

    – Quy mô: Công suất: 0,8 triệu tấn/năm / Diện tích: 5ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ vận chuyển hàng đi từ Hải Phòng sang Hải Dương và ngược lại. Giai đoạn xây dựng: 2021 – 2025 tiến hành xây dựng bến, nâng cấp tuyến đường đê kết nối.

    Cụm bến số 4: Trên sông Lạch Tray thuộc địa phận xã Lê Lợi, huyện An Dương.

    – Kết nối

    • Đường bộ: Kết nối với tuyến QL.10
    • Đường thủy: thuộc bờ Trái sông Lạch Tray.

    – Quy mô: Công suất: 1,5 triệu tấn/năm / Diện tích: 5 ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ vận chuyển hàng trung tâm Logistics Tràng Duệ, hỗ trợ rút hàng sau cảng Cảng Vật Cách, Hoàng Diệu. Giai đoạn đầu tư: 2018 – 2020 tiến hành xây dựng bến nâng cấp tuyến đường đê kết nối.

    Cụm bến số 5: Trên sông Cấm thuộc địa phận xã An Hồng, huyện An Dương.

    – Kết nối:

    • Đường bộ: Kết nối với tuyến QL.10
    • Đường thủy: thuộc bờ phải sông Cấm, kết nối với tuyến sông Kinh Môn qua tỉnh Hải Dương.

    – Quy mô: Công suất: 0,8 triệu tấn/năm / Diện tích: 8 ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển của Hải Phòng đi Hải Dương. Giai đoạn đầu tư: 2018 – 2020

    Cụm bến số 6: Trên sông Đá Bạch thuộc xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên.

    – Kết nối

    • Đường bộ: Kết nối với tuyến QL 10
    • Đường thủy: thuộc bờ phải sông Đá Bạch, kết nối với tuyến sông Phi Liệt qua tỉnh Hải Dương.

    – Quy mô:  Công suất: 1,5 triệu tấn/năm / Diện tích: 10 ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ hỗ trợ rút hàng sau cảng biển đi Hải Dương, Quảng Ninh. Giai đoạn đầu tư: 2018 – 2020

    Cụm bến số 7: Trên sông Bạch Đằng thuộc xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên.

    – Kết nối

    • Đường bộ: Kết nối với đường vành đai 2 và 3 quy hoạch của thành phố
    • Đường thủy: thuộc bờ phải sông Bạch Đằng kết nối với sông Đá Bạch, sông Chanh đi Quảng Ninh.

    – Quy mô: Công suất: 1,5 triệu tấn/năm / Diện tích: 8 ha

    – Công năng: Bến hàng hoá phục vụ hỗ trợ rút hàng sau cảng biển, phục vụ trung tâm logistics VSIP. Giai đoạn đầu tư: 2021 – 2025

    Cảng hàng không

    – Cảng HK Cát Bi có tổng diện tích khoảng 488ha, trong đó đất của hàng không dân dụng là 175,7 ha, đất dành cho quân sự là 193,22 ha, đất dùng chung giữa quân sự và hàng không dân dụng là 119,1 ha.

    Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định Sân bay quốc tế Cát Bi – thành phố Hải Phòng đóng vai trò dự phòng cho sân bay quốc tế Nội Bài.

    Dự báo nhu cầu vận chuyển: Theo Điều chỉnh Quy hoạch cảng hàng không quốc tế Cát Bi và số liệu thống kê vận chuyển của các cảng hàng không trong khu vực cũng như của cảng hàng không quốc tế Cát Bi trong những năm vừa qua, dự báo vận chuyển hành khách và hàng hóa theo phương pháp ngoại suy xu thế cho giai đoạn 2040-2050:

    Hành khách: 16,6 triệu hành khách/năm (2030-2040); 27,6 triệu hành khách/năm (2045)

    Hàng hóa: 1,13 triệu tấn hàng hóa/năm (2030-2040); 5,9 triệu tấn hàng hóa/ năm (2045)

    Công suất cảng hàng không Cát Bi được xác định trên cơ sở dự báo mức trung bình thời điểm hiện tại. Khi tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết sẽ tiến hành rà soát, cập nhật lại số liệu dự báo và lựa chọn công suất thiết kế phù hợp.

    Sân bay Cát Bi hiện nằm trong phạm vi thành phố có mật độ dân cư cao nên việc mở rộng, phát triển còn hạn chế. Do vậy, cần nghiên cứu xây dựng mới cảng hàng không quốc tế tại khu vực Tiên Lãng trong giai đoạn dài hạn (sau 2045) khi sân bay Cát Bi đã khai thác hết công suất.

    Đây là khu vực có quỹ đất lớn, ít dân cư, vị trí kết nối giao thông thuận lợi, điều kiện thời tiết khí hậu, tĩnh không tiếp cận không bị ảnh hưởng bởi địa hình, địa vật xung quanh.

    Cảng hàng không quốc tế Tiên Lãng ngoài chức năng đảm bảo vận chuyển hàng không cho Thành phố Hải Phòng còn đáp ứng vai trò sân bay vùng, hỗ trợ giảm tải cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

    Sân bay Kiến An: Phục vụ mục đích quân sự.

    Xây dựng sân bay taxi dự kiến tại Cát Bà, Bạch Long Vỹ phục vụ du lịch và cứu hộ

    Hạ tầng trung tâm logictis

    Trên cơ sở kết quả dự báo nhu cầu vận tải hàng hóa, mật độ các luồng hàng; các tiêu chí quy hoạch trung tâm logistics; các hành lang vận tải trên địa bàn thành phố. Quy hoạch mạng lưới các trung tâm logistics như sau:

    Quy hoạch đến năm 2025

    Quy hoạch 06 trung tâm logistics với tổng công suất thông qua của các trung tâm khoảng 90,65 triệu tấn/năm, trong đó hàng container khoảng 5,07 triệu TEUs/ năm), đảm nhận 50% – 60% tổng lượng hàng có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó:

    + Quy hoạch 01 trung tâm logistics cấp Vùng: trung tâm logistics Nam Đình Vũ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ quận Hải An (khu vực phía Đông).

    + Quy hoạch 03 trung tâm logistics cấp tỉnh tại: Lạch Huyện tại khu bến Lạch Huyện huyện Cát Hải (khu vực phía Đông Nam); VSIP tại khu công nghiệp VSIP huyện Thủy Nguyên (khu vực phía Đông Bắc); Tràng Duệ tại khu công nghiệp Tràng Duệ huyện An Dương (khu vực phía Tây).

    + Quy hoạch trung tâm logistics Tiên Lãng là trung tâm logistics cấp tỉnh, quy mô khoảng 10 ha tại khu vực xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng. Chức năng chủ yếu hỗ trợ hoạt động cho Trung tâm logistics cấp Vùng.

    + Quy hoạch mới 01 trung tâm logistics chuyên dùng hàng hóa hàng không tại sân bay Cát Bi, quận Hải An với các chức năng chính: vận tải hàng không; kho bãi giao nhận hàng không; đóng gói; xếp–dỡ hàng hóa đáp ứng hàng hóa thông qua đạt 0,25 triệu tấn.

    Đến năm 2030

    Tiếp tục phát triển các trung tâm logistics trên địa bàn theo hướng nâng cấp mở rộng và đầu tư theo chiều sâu 06 trung tâm logistics. Tổng công suất hàng hóa thông qua các trung tâm đạt 140,35 triệu tấn/năm (trong đó hàng container khoảng 7,86 triệu TEUs/năm), đảm nhận 60% – 65% tổng lượng hàng có nhu cầu cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

    Hồ sơ QH TP. Hải Phòng 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    @binhduonghouze

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Quét mã QR để mở nhanh bài viết này trên điện thoại, máy tính bảng.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây