Quy hoạch vùng huyện Châu Đức (BRVT) đến năm 2030

2059
Quy hoạch vùng huyện Châu Đức (BRVT) đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050
Quy hoạch vùng huyện Châu Đức (BRVT) đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050
Mục lục

    Quy hoạch vùng huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 với các nội dung chính nhu sau :

    Tính chất và chức năng

    Trong quy hoạch vùng tỉnh, huyện Châu Đức có vai trò :

    • Là vùng chủ đạo phát triển, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng chuyên canh lớn cây lâu năm, vùng rừng phòng hộ, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm.
    • Là vùng phát triển một số ngành công nghiệp đa ngành công nghệ cao.
    • Là vùng phát triển các không gian dịch vụ du lịch và các vùng cảnh quan tự nhiên, khu bảo tồn, dịch vụ du lịch.

    Ngoài ra huyện Châu Đức còn là vùng đô thị hậu cần chia sẻ chức năng đô thị, công nghiệp dịch vụ cấp vùng phía Đông Nam TP. Hồ Chí Minh.


    Dự báo phát triển vùng

    Cơ cấu kinh tế

    Đẩy mạnh phát triển nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, riêng ngành nông nghiệp chuyển sang nông nghiệp công nghệ cao.

    • Năm 2030 : Nông, lâm và thủy sản : 30,5% ; Công nghiệp – xây dựng : 40,3%; Thương mại – dịch vụ : 29,2%
    • Năm 2050 : Nông, lâm và thủy sản : 20% ; Công nghiệp – xây dựng : 46%; Thương mại – dịch vụ : 34%

    Quy mô dân số

    Việc thu hút các dự án đầu tư phát triển tại các Khu công nghiệp, đô thị có quy mô lớn như Khu công nghiệp – đô thị Châu Đức sẽ ảnh hưởng đến quy mô dân số theo từng giai đoạn phát triển, cụ thể như sau :


    HIện trạng dân số toàn huyện đến ngày 30/12/2020 165.806 người. Trong đó dân số đô thị 32.872 người, dân số nông thôn là 132.934 người.

    Tỷ lệ đô thị hóa 19,83%.

    Đến năm 2030 : Dân số toàn huyện 216.000 người; Trong đó dân số đô thị 64.000 – 66.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa 30%

    Đến năm 2050 : Dân số toàn huyện 260.000 người; Phấn đầu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên >50%, đảm bảo tỷ lệ đô thị hóa chung của tỉnh và vùng TP Hồ Chí Minh.

    Định hướng phát triển không gian vùng

    Mô hình phát triển đô thị 

    Phát triển đô thị theo chuỗi có tính liên kết, hình thành các đô thị trung tâm phát triển lan tỏa bằng các trục giao thông động lực tạo thành chuỗi đô thị liên kểt. Toàn huyện với 3 trung tâm :

    • Trung tâm 1 : Là thị trấn Ngãi Giao hiện nay, phát triển lan tòa ra khu vực Bình Ba, Bàu Chinh, Láng Lớn, Bình Giã, lấy Ngãi Giao làm trung tâm đô thị
    • TRung tâm 2 : Là đô thị Kim Long hiện hữu, phát triển kết nối lan tỏa về Xà Bang, Bàu Chinh, lấy đô thị Kim Long làm trung tâm.
    • Trung tâm 3 : Là đô thị – công nghiệp Châu Đức hiện nay, phát triển lan tỏa qua xã Nghĩa Thành, Suối Nghệ, Bình Ba, lấy Suối Nghệ là trung tâm.

    Các khu vực còn lại phía Đông Nam của huyện phát triển mật độ thấp theo cụm, tuyến dân cư nông thôn, kết hợp phát triển nông nghiệp và du lịch sinh thái, ổng định môi trường.

    Phân vùng phát triển 

    Toàn huyện được phân thành 6 tiểu vùng phát triển, cụ thể như sau :

    Phân vùng 1 : Phát triển đô thị dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao của huyện Châu Đức, động lực phát triển là Khu công nghiệp – đô thị Châu Đức với quy mô khoảng 2.200 ha. Phạm vi ranh giới tiểu vùng gồm : Toàn bộ xã Nghĩa Thành, Suối Nghệ, một phần xã Bình Ba, Đá Bạc diện tích khoảng 6.890 ha.

    Phân vùng 2 : Phát triển dân cư kết hợp sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ, đảm bảo cảnh quan, môi trường nguồn nước, gắn kết với đô thị Ngãi Giao, tạo sự liên kết giữa Khu công nghiệp – đô thị Châu Đức với các vùng phía Bắc của huyện Châu Đức; diện tích khoảng 4.820 ha bao gồm xã Láng Lớn, một phần phía Tây xã Bình Ba, một phần Bàu Chinh.

    Trục động lực là tuyến giao thông ĐT 991 (đường Mỹ Xuân – Ngãi Giao – Hòa Bình) kết hợp đường huyện 28,29.

    Phân vùng 3 : Vùng đô thị trung tâm, Trung tâm hành chính, chính trị của huyện Châu Đức. Phát triển đô thị dịch vụ hậu cần ngành công nghiệp, nông nghiệp cho vùng bao gồm thị trấn Ngãi Giao, xã Bình Giã, một phần xã Bàu Chinh, đô thị Kim Long, dịch tích khoảng 6.950ha.

    Phân vùng 4 : Khu vực phát triển dân cư nông thôn, liên kết đô thị trung tâm huyện với các đô thị trong vùng TP Hồ Chí Minh và Sân bay quốc tế Long Thành; phát triển dân cư, nông nghiệp công nghệ cao bao gồm toàn bộ xã Cù Bị, một phần xã Xà Bang, Kim Long.

    Trục động lực là tuyến Vành đai 4, Quốc lộ 56, Quốc lộ 51 C (dự kiến mới), đường huyện 21 (Long Thành – Cù Bị- Xà Bang) diện tích khoảng 5.580 ha

    Phân vùng 5 : Phát triển dân cư nông thôn, công nghiệp năng lượng, kết hợp sản xuất nông nghiệp, duy trì bảo vệ môi trường nguồn nước. Bao gồm một phần xã Đá Bạc, Suối Rao, và một phần xã Bình Ba diện tích khoảng 3.560 ha.

    Phân vùng 6 : Khu vực dân cư nông thôn, gắn liên với cây xanh cảnh quan và ổn định môi trường nước, cảnh quan rừng phòng hộ, phát triển du lịch sinh thái, du lịch ven hồ Bàu Sen, với mật đô dân cư thấp, hình thành chuỗi du lịch sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp duy trình văn hóa dân tộc.

    Khu vực chuyên canh nông nghiệp, trang trai tập trung quy mô công nghiệp và bán công nghiệp diện tích khoảng 14.200 ha bao gồm một phần xã Xà Bang, Đá Bạc, toàn bộ xã Quảng Thành, Bình Trung, Sơn Bình, Xuân Sơn, Suối Rao.

    Định hướng phát triển đô thị

    Giai đoạn 2021 – 2025 : 2 đô thị bao gồm thị trấn Ngãi Giao và đô thị Kim Long. Dân số đô thị đạt khoảng 41.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 22%.

    Giai đoạn đến năm 2030 : 3 đô thị gồm thị trấn Ngãi Giao (loại IV) và đô thị Kim Long (loại V), đô thị Suối Nghệ (loại V) (trên cơ sở Khu công nghiệp – đô thị Châu Đức).

    Giai đoạn đến năm 2050 : Phấn đầu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên >50%, đảm bảo tỷ lệ đô thị hóa chung của tỉnh và vùng TP Hồ Chí Minh.

    Định hướng phát triển công nghiệp

    Giai đoạn 2021 – 2030 : Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp – đô thị Châu Đức, thu hút đầu tư đạt tỷ lệ lấp đầy 100%

    Triển khai đầu tư và hình thành cụm công nghiệp địa phương tại Kim Long. 

    Tổng diện tích đất các khu cụm, công nghiệp khoảng 2.000 ha (Khu công nghiệp Châu Đức, Đá Bạc, Cụm công nghiệp Ngãi Giao, Kim Long).

    Giai đoạn 2030 – 2050 : Phát triển mới vùng đô thị công nghiệp tập trung đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và phù hợp với định hướng phát triển của quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

    Đặc biệt là các khu công nghiệp công nghệ cao tại các xã Bình Ba, Cù Bị đồng thời phát triển các khu đô thị mới trên diện tích đất cao su tại xã Xà Bang, Kim Long gắn liên với trục quốc lộ mới.

    Theo Duan24h.net – Quy hoạch vùng huyện Châu Đức đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050

    Tài liệu tham khảo : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Châu Đức mới nhất

     

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây