Quy hoạch vùng huyện, vùng liên huyện tỉnh Bắc Kạn đến năm 2030 trên cơ sở bộ khung giao thông, vị trí và vai trò các trọng điểm đô thị, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, địa giới các đơn vị hành chính hiện hữu, phân vùng liên huyện phát triển tỉnh Bắc Kạn với 3 vùng liên huyện như sau:

a/ Vùng liên huyện vùng động lực (vùng trung tâm) tỉnh Bắc Kạn

Bao gồm thành phố Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông. Phân vùng có vai trò quan trọng là đầu tàu thúc đẩy sự phát triển của cả tỉnh, là vùng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực. Trong đó Thành phố Bắc Kạn là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và khoa học kỹ thuật của tỉnh; trọng điểm đô thị tại Chợ Mới là cửa ngõ chính của tỉnh từ vùng Thủ đô, đồng thời là cửa ngõ vùng miền núi phía Bắc; trọng điểm đô thị Phủ Thông là cửa ngõ phía Bắc của tiểu vùng.

b/ Vùng liên huyện vùng phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn

Bao gồm huyện Ngân Sơn, Na Rì sẽ được tăng cường liên kết với trong và ngoài tỉnh thông qua tuyến Cao tốc mới, QL3 và QL279.

c/ Vùng liên huyện vùng phía Tây tỉnh Bắc Kạn

Bao gồm huyện Ba Bể, Pắc Nặm và huyện Chợ Đồn, với 3 trọng điểm đô thị là TT Chợ Rã, TT Bộc Bố, và TT Bằng Lũng liên kết vùng theo trục QL3C và QL279.

Vùng liên huyện vùng đô thị động lực : TP. Bắc Kạn – Chợ Mới – Bạch Thông

Phạm vi: Vùng liên huyện vùng đô thị động lực tỉnh Bắc Kạn gồm ranh giới thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông và huyện Chợ Mới. Được liên kết thông qua cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng, đường QL3, và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

Tổ chức không gian đô thị

Đến năm 2025: Thành phố Bắc Kạn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị theo tiêu chí đô thị loại II.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:58 PM, 19/04/2024)


Đến năm 2030: Đầu tư phát triển đưa thị trấn Đồng Tâm (Chợ Mới) trở thành đô thị loại IV; đầu tư xây dựng thị trấn Sáu Hai (Chợ Mới) trở thành đô thị loại V. Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị của thị trấn Phủ Thông (Bạch Thông) theo tiêu chí của đô thị loại V.

Thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự trên địa bàn; Đầu tư xây dựng mới hệ thống đường giao thông đồng bộ, theo tiêu chuẩn đường giao thông đô thị và quy hoạch được phê duyệt, đặc biệt là tại các phường mới thành lập; Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị với quy mô đảm bảo nhu cầu thoát nước trong tương lai; Hạ ngầm các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới, các tuyến đường trục chính đô thị, các tuyến đường chính tạo kiến trúc cảnh quan đô thị.

TP Bắc Kạn:

Là trung tâm động lực phát triển của Vùng trung tâm và của tỉnh, phát triển tổng hợp đa ngành. Phát triển phân theo 3 phân vùng không gian phát triển lớn với các chức năng chính như sau:

  • Vùng trung tâm thành phố: Trung tâm hành chính, văn hóa, dịch vụ, thương mại, hệ thống công trình công cộng.
  • Vùng ven trung tâm: Phát triển công nghiệp – dịch vụ, thương mại – đô thị mới.
  • Vùng ngoài trung tâm: Vùng nông nghiệp sạch – du lịch, nghỉ dưỡng.
  • Mở rộng đô thị về phía Bắc và phía Tây, hình thành các khu đô thị mới đảm bảo đáp ứng nhu cầu dân số gia tăng sau khi đầu tư phát triển các khu chức năng mới của đô thị, sẽ thu hút được nhiều lao động đến sống và làm việc. Xây dựng đô thị mới hai bên sông Cầu, hình thành không gian đô thị gần gũi với thiên nhiên, mặt nước, có môi trường sống chất lượng cao và phát huy bản sắc của địa phương.
  • Điều chỉnh ranh giới hành chính để mở rộng quy mô đô thị, hướng đến đô thị loại II giai đoạn đến năm 2030.

TT Đồng Tâm:

  • Là đô thị trung tâm của huyện Chợ Mới và là trọng điểm cửa ngõ của tỉnh Bắc Kạn từ vùng Thủ đô, thu hút đầu tư công nghiệp và phát triển mở rộng đô thị phát huy vị trí thuận lợi với nhiều tuyến giao thông trọng yếu đi qua.
  • Mở rộng phạm vi phát triển đô thị tại khu vực thị trấn Đồng Tâm lấy Quốc Lộ 3 và tuyến cao tốc làm trục phát triển, định hướng đến năm 2030 thị trấn Đồng Tâm trở thành đô thị loại IV

Thị trấn Sáu Hai :

Hình thành thị trấn mới tại xã Nông Hạ, là nơi các tuyến đường tỉnh theo hướng Đông Tây tập trung giao với trục chính Bắc Nam, sẽ là đô thị có vai trò tăng cường liên kết giữa TP Bắc Kạn và TT Đồng Tâm và liên kết giữa trục Bắc Nam với các khu vực phía Đông và phía Tây trục.

TT Phủ Thông:

Vai trò là đô thị trung tâm huyện Bạch Thông và là trọng điểm cửa ngõ của vùng trung tâm, phát triển gắn với trục QL3 và đường cao tốc, tăng cường liên kết với TP Bắc Kạn.

Định hướng quy hoạch giao thông vùng

Đường bộ

– Cao tốc: Xây dựng tuyến cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn nhập vào tuyến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên (CT.07); chuyển toàn bộ thành tuyến Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn (CT.07), tổng chiều dài tuyến khoảng 140km, quy mô 4-6 làn để phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Giai đoạn 2021-2030 đề xuất xây dựng nút giao với cao tốc tại 3 vị trí

  • Vị trí 1 tại nút giao khu công nghiệp Thanh Bình – huyện Chợ Mới
  • Vị trí 2 tại nút giao với ĐT.259 (gần cầu Sáu Hai) – huyện Chợ Mới
  • Vị trí 3 tại khu vực thành phố Bắc Kạn

– Quốc lộ: Nâng cấp tuyến đường QL3 đạt quy mô tối thiểu cấp III-MN, tối thiểu 2 làn xe; Nâng cấp tuyến đường QL3B đạt quy mô tối thiểu cấp IV-MN tối thiểu 2 làn xe.

– Đường Tỉnh:

  • Xây dựng tuyến đường Bắc Kạn – Ba Bể đạt quy mô toàn tuyến tối cấp IV kết nối từ TP Bắc Kạn đi khu du lịch Ba Bể tạo động lực phát triển du lịch hồ Ba Bể.
  • Mở mới tuyến đường vành đai phía Đông thành phố Bắc Kạn điểm đầu phường Xuất Hóa; điểm cuối phường Huyền Tụng dài hơn 20km, đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp IV-MN. Tuyến đường đóng chức năng là tuyến tránh QL3.
  • Quy hoạch tuyến đường trục Đông Tây kết nối từ Hà Giang – Tuyên Quang – Bắc Kạn. Định hướng giai đoạn 2021-2030 đầu tư tuyến đường đạt tối thiểu cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe cơ giới, tuyến đường tương đương cấp đường tỉnh. Giai đoạn 2031- 2050 đề nghị bộ GTVT nâng cấp, đưa vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc quốc gia.
  • Xây dựng, nâng cấp tuyến Thanh Vận – Cao Kỳ – Yên Cư đề xuất lên thành đường tỉnh, quy mô tối thiểu cấp V-MN.
  • Cải tạo, nâng cấp tuyến ĐT259, TP Bắc Kạn (QL3B) – Nông Thượng – Thanh Vận – Thanh Mai – Nông Hạ – Yên Hân – Sảng Mộc (Võ Nhai – Thái Nguyên) đạt cấp V-MN nâng cao kết nối trục ngang trong vùng.
  • Nâng cấp các tuyến đường tỉnh trong vùng đạt quy mô tối thiểu cấp V-MN

Đường sắt

Đề xuất tuyến đường sắt từ Thái Nguyên đến Bắc Kạn (Quán Triều – Chợ Mới) tầm nhìn đến năm 2050, để tối ưu hóa cho việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm công nghiệp từ tỉnh Bắc Kạn đến các với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng như Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng…tuyến đường sắt từ Thái Nguyên (Quán Triều) – Chợ Mới góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu thông của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông sản phẩm của khu công nghiệp đến các vùng miền, từ đó giúp cho tỉnh Bắc Kạn rút ngắn dần khoảng cách với các tỉnh phát triển trong cả nước.

Đường hàng không

Giai đoạn sau năm 2030: Đề xuất quy hoạch xây dựng sân bay Quân Bình vào “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2031-2050” là sân bay quân sự đảm bảo công tác quốc phòng an ninh và cứu hộ cứu nạn.

Định hướng phát triển công nghiệp

– Phát triển KCN Thanh Bình đến năm 2030 với diện tích 210ha

– Phát triển các CCN tại các địa phương cụ thể như:

+ Huyện Chợ Mới: Phát triển 05 cụm công nghiệp với tổng diện tích 179,4ha. Cụm công nghiệp Quảng Chu đã thành lập (74,4ha), giữ nguyên định hướng phát triển CCN Khe Lắc (15ha), phát triển mới 3 CCN Quảng Chu 2 (40ha), CCN Thanh Mai (20ha), CCN Thanh Vận (30ha); Tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng các CCN Quảng Chu 1 lên 70ha, và Thanh Mai lên 40ha, Thanh Vận lên 70ha.

+ Thành phố Bắc Kạn: Cụm công nghiệp Huyền Tụng với diện tích 16ha đã được thành lập, phát triển mở rộng 02 cụm công nghiệp trên địa phường Huyền Tụng (Cụm công nghiệp Huyền Tụng 1 khoảng 53ha, Cụm công nghiệp Huyền Tụng 2 khoảng 30ha), phát triển CCN Sông Cầu 10ha; Tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng quy mô diện tích các Cụm công nghiệp: Huyền Tụng 2 lên đến 60ha, Sông Cầu lên đến 20ha. Phát triển mới thêm cụm công nghiệp tại xã Nông Thượng với diện tích khoảng 70ha.

+ Huyện Bạch Thông: Đã thành lập Cẩm Giàng đã thành lập (43ha); phát triển 02 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Tân Tú khoảng 15ha, Cụm công nghiệp Quân Hà khoảng 20ha). Tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng quy mô diện tích các Cụm công nghiệp Quân Hà lên đến 50ha.

Vùng liên huyện phía Tây: Pác Nặm – Ba Bể – Chợ Đồn

Phạm vi: Vùng liên huyện phía Tây tỉnh Bắc Kạn gồm ranh giới huyện Ba Bể, Pác Nặm và huyện Chợ Đồn. Được liên kết thông qua tuyến đường QL 3, đường 279, tuyến đường kết nối ngang ( giữa Lạng Sơn – Bắc Kạn – Tuyên Quang) và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

Tổ chức không gian đô thị

Đến năm 2030: Đầu tư phát triển đưa thị trấn Chợ rã (Ba Bể) và thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) trở thành đô thị loại IV; đầu tư xây dựng thị trấn Kang Ninh (Ba Bể) trở thành đô thị loại V; đầu tư xây dựng thị trấn Quảng Khê –Đồn Đèn (Ba Bể) trở thành đô thị loại V.

Tổ chức không gian đô thị vùng liên huyện phía Tây: Pác Nặm – Ba Bể - Chợ Đồn
Tổ chức không gian đô thị vùng liên huyện phía Tây: Pác Nặm – Ba Bể – Chợ Đồn

Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị của thị trấn Bộc Bố (Pác Nặm) theo tiêu chí của đô thị loại V. Đầu tư xây dựng thị trấn Bản Thi và Bằng Phúc thuộc huyện Chợ Đồn trở thành đô thị loại V.

Quy hoạch không gian đô thị khoa học, có tầm nhìn; Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp thoát nước đô thị, hạ tầng viễn thông;

Hình thành các khu tài chính, khu thương mại dịch vụ, khu mua sắm, vui chơi giải trí mới nhằm thúc đẩy kinh tế vùng phát triển năng động hơn; Thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái ; Hình thành các đô thị mới gắn với phát triển thương mại du lịch.

Tổ chức phát triển không gian đô thị theo các cụm:

  • Cụm đô thị du lịch bao gồm các thị trấn Khang Ninh, thị trấn Quảng Khê – Đồn Đèn và thị trấn Bằng Phúc ;
  • Cụm đô thị thúc đẩy thương mại dịch vụ thị trấn Chợ Rã và thị trấn Bộc Bố.
  • Cụm đô thị du lịch kết hợp sản xuẩn nông, lâm nghiệp và hàng hóa tập trung và phát triển công nghiệp bao gồm thị trấn Bằng Lũng và thị trấn Bản Thi.

Việc bố trí sắp xếp dân cư nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

Định hướng phát triển giao thông

Đường bộ

– Quốc lộ: Chuyển đổi tuyến đường ĐT.254, ĐT.258, ĐT.258B lên thành tuyến QL3C kéo dài đồng thời nâng cấp toàn tuyến đạt quy mô cấp IV, tối thiểu 2 làn xe; Nâng cấp tuyến đường 279 qua địa bàn huyện đạt quy mô tối thiểu cấp IV-MN, tối thiểu 2 làn xe. Nâng cấp đoạn 258B (lên Mù Là, xã Cổ Linh kết nối với huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang) nâng cấp thành Quốc lộ 279.ĐC.

– Đường tỉnh:

  • Xây dựng tuyến đường Bắc Kạn – Ba Bể đạt quy mô tối thiểu cấp III-MN kết nối từ TP Bắc Kạn đi khu du lịch Ba Bể tạo động lực phát triển du lịch hồ Ba Bể.
  • Xây dựng tuyến Khang Ninh – Na Hang đạt tối thiểu cấp VI-MN hình thành tuyến TP Bắc Kạn – hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang.
  • Xây dựng tuyến đường Ba Bể – Na Hang đạt quy mô tối thiểu cấp IV-MN nâng cao kết nối từ Tuyên Quang đi Ba Bể, tạo động lực thu hút du lịch hồ Ba Bể.
  • Cải tạo, nâng cấp đường Bộc Bố – Nhạn Môn huyện Pác Nặm (kết nối với xã Sơn Lập, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng) đạt tiêu chuẩn cấp V-MN.
  • Cải tạo, nâng cấp đường Bộc Bố – Giáo Hiệu – Công Bằng huyện Pác Nặm đạt tiêu chuẩn cấp V-MN.
  • Xây dựng kết nối tuyến ĐT258B tại xã Công Bằng sang Bản Búng, xã Yên Thổ – Bảo Lâm – Cao Bằng (ĐT258B kéo dài) quy mô tối thiếu cấp V: Nâng cấp đoạn tuyến nối từ ĐT258B tại xã Cổ Linh kết nối QL279 tại Đà Vị, Na Hang, Tuyên Quang đạt quy mô cấp V.
  • Nâng cấp các tuyến đường tỉnh trong vùng đạt quy mô tối thiểu cấp (V -IV) MN.

Phát triển các cụm công nghiệp

Huyện Ba Bể phát triển 02 cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Lủng Điếc khoảng 10ha, cụm công nghiệp Chu Hương khoảng 20ha). Tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng quy mô diện tích các Cụm công nghiệp Lủng Điếc lên đến 20ha, phát triển mới Cụm công nghiệp Phúc Lộc 20ha.

Huyện Pác Nặm phát triển 02 cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp Nghiên Loan khoảng 10ha, Cụm công nghiệp Bộc Bố khoảng 10ha). Tầm nhìn đến năm 2050 mở rộng quy mô diện tích các Cụm công nghiệp Nghiên Loan lên đến 15ha, phát triển mới Cụm công nghiệp Xuân La 10ha.

Huyện Chợ Đồn phát triển 03 cụm công nghiệp (CCN Nam Bằng Lũng 20ha, CCN Bằng Phúc 10ha, CCN Ngọc Phái 20ha) đường Quốc lộ 3C, đường ĐT245 và hướng tuyến đường thành phố Bắc Kạn – Hồ Ba Bể tại các vị trí có điều kiện thuận lợi về địa hình. Quy hoạch khu công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng tại xã Bình Trung. Tầm nhìn đến năm 2050 phát mở rộng quy mô diện tích các Cụm công nghiệp: Nam Bằng Lũng lên đến 45ha, Ngọc Phái lên đến 40ha và phát triển mới 02 cụm công nghiệp với tổng diện tích 40ha (CCN Bản Thi 25ha, CCN Bình Trung 15ha).

Vùng liên huyện phía Đông Bắc: Ngân Sơn – Na Rì

Phạm vi: Vùng liên huyện phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn gồm ranh giới huyện Ngân Sơn và huyện Na Rì. Được liên kết thông qua tuyến đườn đường 279, tuyến QL3B và hệ thống các đường tỉnh, đường huyện.

Tổ chức không gian đô thị

Cấu trúc vùng trung tâm bao gồm:

– Chuỗi đô thị trung tâm phát triển dọc theo trục QL3B và tỉnh lộ 279, với các trọng điểm đô thị: TT Yến Lạc , TT Nà Phặc, TT Trần Phú, TT Vân Tùng, TT Bằng Vân.

– Các khu vực phía Đông và phía Bắc chuỗi đô thị trung tâm: phát triển với nền tảng nông lâm nghiệp, được tăng cường liên kết với các đô thị trên Chuỗi đô thị trung tâm thông qua các tuyến Quốc lộ và Đường tỉnh, hình thành chuỗi giá trị thúc đẩy phát triển ngành nông lâm nghiệp trong tiểu vùng.

Tổ chức không gian đô thị vùng liên huyện phía Đông Bắc: Ngân Sơn – Na Rì
Tổ chức không gian đô thị vùng liên huyện phía Đông Bắc: Ngân Sơn – Na Rì

Đến năm 2030: Đầu tư phát triển đưa thị trấn Yến Lạc (Na Rì) trở thành đô thị loại IV; Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị của thị trấn Nà Phặc (Ngân Sơn) theo tiêu chí của đô thị loại V. Đầu tư xây dựng thị trấn Vân Tùng, Bằng Vân và thị trấn Trần Phú trở thành đô thị loại V..

Quy hoạch không gian đô thị khoa học, có tầm nhìn; Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị đồng bộ, trọng tâm là hạ tầng giao thông, hạ tầng cấp thoát nước đô thị, hạ tầng viễn thông; Hình thành các khu tài chính, khu thương mại dịch vụ, khu mua sắm, vui chơi giải trí mới nhằm thúc đẩy kinh tế vùng phát triển năng động hơn; Thu hút đầu tư phát triển các khu du lịch sinh thái ; Hình thành các đô thị mới gắn với phát triển thương mại du lịch.

Việc bố trí sắp xếp dân cư nông thôn phải phù hợp quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch ngành, lĩnh vực của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.

Định hướng phát triển giao thông

– Cao tốc: Tuyến đường Cao tốc CT07 (Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng) quy hoạch chạy qua huyện Ngân Sơn đạt quy mô từ 4-6 làn xe.

– Quốc lộ: Nâng cấp tuyến đường QL3 qua địa bàn huyện đạt quy mô tối thiểu cấp III-MN, tối thiểu 2 làn xe.

  • Nâng cấp tuyến đường 279 qua địa bàn huyện đạt quy mô tối thiểu cấp IV-MN tối thiểu 2 làn xe.
  • Nâng cấp tuyến đường QL3B qua địa bàn huyện đạt quy mô tối thiểu cấp IVMN, tối thiểu 2 làn xe.

– Đường tỉnh:

  • Quy hoạch tuyến đường trục Đông Tây kết nối Bạch Thông qua Ngân Sơn, Na Rì kết nối với Lạng Sơn đầu tư tuyến đường đạt tối thiểu cấp III, quy mô tối thiểu 2 làn xe cơ giới.
  • Đầu tư tuyến đường Nà Phặc- Thượng Quan- Nà Rì; Tuyến đường từ Thượng Ân đến Nguyên Bình
  • Nâng cấp, hoàn thiện tuyến đường (ĐT251) Bằng Vân – Cốc Đán – Trung Hoà đạt chuẩn đường cấp IV.
  • Nâng cấp, hoàn thiện tuyến (ĐT.252B) Thuần Mang – Vân Tùng – Cốc Đán – Hoa Thám (Cao Bằng) đạt chuẩn đường cấp IV.
  • Nâng cấp, cải tạo, điều chỉnh tuyến đường Quang Phong – Đồng Xá – Liêm Thuỷ – Xuân Dương – Thiện Long (Lạng Sơn) đạt quy mô cấp V.
  • Nâng cấp, xây mới tuyến đường nối từ QL3B đến QL279 đạt quy mô cấp V.
  • Nâng cấp, cải tạo các tuyến ĐT.227, ĐT.256 đạt quy mô tối thiểu cấp V.

Phát triển các cụm công nghiệp

Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng và lợi thế của địa phương. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tiếp tục phát triển công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến nông lâm sản (đặc biệt là chế biến gỗ), vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất điện…

Phát triển 2 CCN tại huyện Ngân Sơn gồm CCN Phù Nết, CCN Nà Phặc và phát triển 2 CCN tại huyện Na Rì gồm CCN Côn Minh và CCN Vằng Mười.

Bản đồ kèm theo :

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Quy hoạch xây dựng vùng huyện tỉnh Bắc Kạn : TP Bắc Kạn,Ba Bể, Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pác Nặm.)

4.9/5 - (7 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcVĩnh Long huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bài tiếp theoQuy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Hà Giang thời kỳ đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây