Quy hoạch vùng liên huyện, quận thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm Đồ Sơn, Dương Kinh, Hải An, Hồng Bàng, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền, An Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.

Phân khu 1: Phân khu trung tâm

Hướng phát triển trọng tâm

– Là trung tâm hành chính, chính trị thành phố Hải Phòng;

– Trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tài chính, du lịch giải trí, y tế, giáo dục vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ – Cửa ngõ công nghiệp của thành phố Hải Phòng kết nối với hành lang công nghiệp vùng KTTĐBB qua quốc lộ 18.

– Phát triển đô thị nội đô lịch sử là trung tâm văn hoá, khoa học kĩ thuật của thành phố Hải Phòng, trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch vùng duyên hải ven biển Bắc Bộ;

– Kết nối lịch sử với thành phố đương đại và bảo tồn giá trị văn hoá đô thị cảng.

– Xây dựng và thành lập thành phố Thủy Nguyên là đô thị loại III.

– Thực hiện di dời và chuyển đổi khu vực sản xuất công nghiệp ven sông Cấm tạo quỹ đất phục vụ cho mục tiêu phát triển đô thị.

– Thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông. – Bổ sung các công trình an sinh xã hội, vườn hoa cây xanh.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:16 AM, 24/04/2024)


Định hướng hạ tầng đô thị

– Hình thành các trục phố thương mại, đi bộ. Chỉnh trang các trung tâm thương mại tuyền thống.

– Tái thiết 2 bên bờ sông Cấm, sông Lạch Tray, chuyển đổi chức năng từ đô thị cảng công nghiệp thành đô thị văn hoá, lịch sử, nghệ thuật bên sông. Lựa trọn địa điểm phù hợp phát triển trung tâm văn hoá nghệ thuật, dịch vụ, du lịch mới bên bờ Nam sông Cấm.

– Chuyển đổi đất đai từ di dời công nghiệp, trụ sở cơ quan, cho phép 1 số vị trí xây dựng cao tầng (landmark).

– Tái thiết hạ tầng đường sắt, nhà ga cũ Ga Thượng Lý và ga Hải Phòng phục vụ dịch vụ và công cộng.

– Tăng cường kết nối qua sông Cấm và sông Lạch Tray bằng cầu cảnh quan có kiến trúc đẹp, hấp dẫn để thu hút du lịch.

– Bố trí các chức năng đô thị thương mại dịch vụ đa năng trên tuyến đường chính kết nối Bắc – Nam (Trục Lạch Tray, Lê Hồng Phong, Trần Nguyên Hãn, đường Hồ Sen – cầu Rào 2).

– Dành quỹ đất phát triển các tuyến đường xây dựng ngầm và nổi, dự kiến dành cho giao thông công cộng, nút nhà ga công cộng, bổ sung năng lực giao thông các tuyến đường nội đô.

– Đề xuất ranh giới kiểm soát phương tiện giao thông công cộng, gồm hạn chế giao thông cơ giới và thu phí.

– Bố trí hệ thống bãi đỗ xe ngầm trên các tuyến dự kiến xây dựng đường sắt đô thị.

– Kiểm soát ngập và lũ lụt cục bộ theo quy hoạch thoát nước khu vực nội đô.

– Khu vực Bắc sông Cấm đã và đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quy hoạch chung thành phố kỳ trước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thu hút công nghiệp và đô thị mạnh mẽ. Đây là điều kiện cơ bản để huyện Thuỷ Nguyên nâng cấp thành thành phố trực thuộc thành phố trung ương.

– Khu di tích bãi cọc Bạch Đằng mới được phát lộ mang đến nhiều tiềm năng để huyện phát triển nghành kinh tế du lịch văn hoá. – Cần cải thiện môi trường sống của cư dân nằm đan xen với hoạt động công nghiệp – dịch vụ cảng;

– Hạ tầng cấp huyện kết nối huyện Thuỷ Nguyên với thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương còn thiếu, cần được bổ sung để kết nối phát triển kinh tế xã hội.

– Hai thị trấn mới là Quang Thanh và Lưu Kiếm được để xuất trong Quy hoạch chung thành phố kỳ trước, chưa đầu tư xây dựng.

– Phát triển hạ tầng kết nối vùng hàng lang công nghiệp với cảng Lạch Huyện. Xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt kết nối Quốc lộ 18 với cảng Lạch Huyện đi qua địa bàn huyện Thuỷ Nguyên.

– Tiếp tục phát triển khu công nghiệp Thủy Nguyên – Vsip, phát triển trung tâm dịch vụ logistic, khu tiền cảng hỗ trợ phát triển công nghiệp; bổ sung các khu vực phát triển công nghiệp dọc tuyến đường vành đai 3.

– Lựa chọn loại hình công nghiệp có giá trị gia tăng cao trong khu kinh tế. Chuyển đổi mô hình đầu tư công nghiệp sạch trên quốc lộ 10 và sông Bạch Đằng;

– Thúc đẩy phát triển trung tâm hành chính, thành phố đại học, khu trung tâm văn hoá, giải trí Bắc sông Cấm.

– Phát triển mạng lưới hạ tầng kết nối huyện Thuỷ Nguyên với thành phố Uống Bí, thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh và huyện Kim Môn tỉnh Hải Dương.

– Mở rộng thị trấn Núi Đèo, phát triển khu đô thị và sân golf tại đảo Vũ Yên, gắn kết với đô thị Bắc sông Cấm hình thành khu vực phát triển đô thị mới (nội thị thành phố Thuỷ Nguyên trong tương lai). Xây dựng công trình thiết chế đô thị của thành phố Thuỷ Nguyên.

– Phát huy giá trị di tích thời kì tiền sử Việt Khê, Hàng Kênh phát triển kinh tế du lịch địa phương.

– Phát triển trung tâm dịch vụ an sinh xã hội phía Bắc và phía Tây sông Giá. Duy trì cấu trúc định cư truyền thống thị trấn Núi Đèo và Minh Đức.

– Phát triển mô hình công viên khảo cổ học Chiến thắng Bạch Đằng Giang. Xây dựng bảo tàng công nghệ 4.0 thu hút giới trẻ đến tham quan trải nghiệm, tìm hiểu giá trị lịch sử và nghệ thuật quân sự của cha ông trong các trận đánh thắng giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi trên sông Bạch Đằng. Tạo kết nối cảnh quan núi đá – đầm lầy – sông nước để du khách đi thuyền thăm quan di tích từ sông Giá.

Phân khu 2: Phân khu phía Đông

Định hướng phát triển trọng tâm

Phân khu thuộc hành lang kinh tế ven biển của thành phố, là cửa ngõ hàng hải, trung tâm động lực mới của thành phố Hải Phòng hướng ra biển Đông; Trung tâm công nghiệp kết nối Hải Phòng với Đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội.

– Là trung tâm dịch vụ hàng hải, hành không quốc tế; trung tâm thương mại, tài chính khu vực Bắc Bộ.

– Hướng tới đô thị hàng hải quốc tế.

– Phát triển khu vực trở thành trung tâm thương mại tài chính, ngân hàng, triển lãm quốc tế gắn với nhà ga hành khách công cộng trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng ở khu vực cửa sông Cấm và sông Lạch Tray.

– Triển khai các dự án lấn biển để mở rộng không gian kinh tế.

– Phát triển mới các khu, cụm công nghiệp dọc hành lang ven biển Hải Phòng – Thái Bình; mở rộng diện tích và hoàn thiện hạ tầng các khu công nghiệp đã được thành lập.

– Đầu tư xây dựng công trình nhà ở chuyển gia, nhà ở công nhân phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ logistics.

– Tổ chức định cư ổn định cho cư dân trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp, đất đai sản xuất, chỗ ở để xây dựng mới cảng Lạch Huyện, các khu công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

– Mở rộng cảng và công nghiệp Lạch Huyện về phía Tây.

– Phát triển công nghiệp – dịch vụ, Tổ hợp nhà máy điện khí LNG và hệ thống cảng, kho cảng (gồm cảng LNG, cảng tổng hợp, cảng chuyên dụng và cảng hàng lỏng…) tại Đảo Cái Tráp.

– Xây dựng cầu Lạch Huyện 2 và 3.

– Mở rộng khu tái định cư Cát Hải về phía Nam; xem xét phương án giữ nguyên thị trấn Cát Hải cung cấp dịch vụ an sinh cho Khu công nghiệp và cảng Lạch Huyện.

– Tại một số khu vực ven biển, quản lý chặt chẽ quá trình phát triển theo Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sau năm 2030, đầu tư xây dựng cảng Nam Đồ Sơn, Văn Úc là cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế, phục vụ quốc phòng – an ninh.

Phân khu 3: Phân khu phía Tây

Hướng phát triển trọng tâm

– Cửa ngõ kết nối Hải Phòng với Hà Nội.

– Là trung tâm công nghiệp, dịch vụ logistic, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ vùng duyên hải Bắc Bộ.

Huyện An Dương có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, đô thị và dịch vụ. Huyện An Lão có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ logistic, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá lịch sử, du lịch giải trí, nông nghiệp công nghệ cao.

– Kết nối huyện An Dương với đô thị nội đô lịch sử theo hướng Đông – Tây thuận lợi. Dự án đường WB hoàn thành, tạo cơ hội để huyện An Dương phát triển kinh tế đô thị và nâng cấp trở thành quận nội thành.

– Hoạt động sản xuất công nghiệp, lưu thông trên Quốc lộ 10 đang quá tải.

– Quỹ đất khu vực giao cắt tuyến Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 10 thuận lợi phát triển các dịch vụ logistic.

– Phát triển công nghiệp huyện An Lão ở đầu nguồn sông Đa Độ có nguy cơ ô nhiễm nguồn cấp nước sạch.

– Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường mức độ cao ở khu vực Quán Toan (điểm giao cắt quốc lộ 5 và quốc lộ 10).

– Phát triển tuyến giao thông song song Quốc lộ 10, hình thành hành lang công nghiệp phía Tây kết nối với vùng công nghiệp hậu phương dọc quốc lộ 5.

– Khuyến khích chuyển đổi loại hình công nghiệp cũ gây ô nhiễm (khu vực sông Cấm) sang công nghiệp sạch.

– Phát triển dịch vụ logistic, khu tiền cảng, dịch vụ công nghiệp, các khu dịch vụ nhà ở công nhân trên vành đai công nghiệp.

– Phát triển trung tâm y tế đa chức năng & các trung tâm đào tạo nghề trên tuyến WB.

– Phát triển giao thông công cộng hướng Đông – Tây kết nối Khu công nghiệp với các đô thị.

– Phát huy giá trị di tích thời kì tiền sử Núi Voi phát triển kinh tế du lịch địa phương.

Phân khu 4: Phân khu phía Nam

Hướng phát triển trọng tâm

– Phát triển các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch phát triển nông nghiệp, tạo việc làm năng suất cao nhằm nâng cao đời sống dân cư nông thôn.

– Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từng bước cân bằng mức hưởng thụ đời sống vật chất giữa cư dân nông thôn và cư dân thành thị trên địa bàn thành phố.

– Khai thác tuyến đường ven biển Hải Phòng – Thái Bình xây dựng khu phía Nam thành cửa ngõ kết nối các tỉnh Duyên hải.

– Trung với các cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, trung tâm chế biến nông nghiệp công nghệ cao vùng duyên hải Bắc Bộ; Trung tâm dịch vụ hàng không quốc tế trong tương lai.

– Tuyến đường bộ ven biển và khu kinh tế Thái Bình hình thành sẽ tạo cơ hội cho huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo thu hút đầu tư mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời tạo ra các thách thức trong quản lý tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu đất đai, nhân khẩu, nghề nghiệp từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

– Sau năm 2030, nghiên cứu phát triển sân bay Tiên Lãng theo Quy hoạch cảng hàng không quốc gia.

– Tăng cường kết nối huyện Tiên Lãng và Vĩnh Bảo với trung tâm đô thị lõi, gắn kết hoạt động kinh tế khu vực đô thị – nông thôn hiệu quả;

– Phát huy tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, để huyện Vĩnh Bảo và Tiên Lãng từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá.

– Kết nối hành lang đa dang sinh học vùng nước lợ với hệ sinh thái phía bắc và cửa sông Văn Úc, sông Thái Bình, sông Luộc bằng các giải pháp quy hoạch tuyến đường trồng cây xanh kết nối các công viên đô thị, công viên sinh thái, rừng ngập mặn ven sông biển.

– Khai thác sông Thái Bình là trục cảnh quan môi trường gắn kết các không gian văn hoá di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, bến cảng cổ Tiên Lãng, không gian sinh thái suối nước khoáng nóng Tiên Lãng, làng văn hoá Việt Vĩnh Bảo, vùng sinh thái nông nghiệp công nghiệp cao.

– Hoàn thiện hạ tầng kết nối vùng (Quốc lộ 10, tuyến cao tốc ven biển nối với đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Quốc lộ 37). Tuyến quốc lộ 37 kéo dài đi qua địa bàn huyện Vĩnh Bảo và đấu nối vào tuyến đường ven biển tại huyện Tiên Lãng.

– Chuẩn bị quỹ đất phù hợp để thu hút đầu tư công nghiệp trên sông Văn Úc, đường ven biển, quốc lộ 37, quốc lộ 10.

– Phát triển dịch vụ công nghiệp thực phẩm, logistics kết nối với Khu công nghiệp Diêm Điền (Thái Bình) và vùng nông nghiệp các tỉnh ven biển Bắc Bộ.

Phân khu 5: Phân khu biển đảo

Hướng phát triển trọng tâm

– Cửa ngõ thiên nhiên, đại diện hệ sinh thái đa dạng kết hợp vùng ngập nước, rừng nguyên sinh, biển, đảo.

– Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn; là trung tâm du lịch,

– Trung tâm nghề cá và tìm kiếm cứu hộ khu vực Bắc Bộ. Lập hồ sơ Di sản Thế giới. Đây là cơ hội để phát triển du lịch Hải Phòng, đồng thời cũng là thách thức quản lý phát triển du lịch để không ảnh hưởng đến bảo tồn các giá trị thiên nhiên theo khuyến cáo của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN).

– Bảo vệ môi trường biển, đảo ở các khu vực phát triển mạnh hoạt động kinh tế công nghiệp, cảng, dịch vụ, đô thị mới. – Tạo điều kiện để thu hút đầu tư các chức năng dịch vụ – du lịch chất lượng cao trên đảo Cát Bà.

– Cải thiện điều kiện môi trường và cơ sở hạ tầng du lịch trên đảo Cát Bà.

– Gắn kết hoạt động kinh tế và quốc phòng với các đảo Long Châu, Bạch Long Vỹ.

– Xây dựng sân bay và cảng phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế xã hội, cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền tránh bão.

– Phát triển trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ ngành hàng hải, đại dương học và kinh tế biển.

– Tương lai phát triển mô hình đô thị biển, trọng tâm phát triển trung tâm hậu cần nghề cá, tìm kiếm cứu nạn khu vực phía Bắc, du lịch tham quan nghỉ dưỡng khám phá tài nguyên biển và khu vực phòng thủ.

– Phát triển cảng du lịch quốc tế và xây dựng mới bến phà phục vụ dân sinh kết nối Cát Bà và Cát Hải. Duy trì hệ sinh thái tự nhiên Cát Bà, Long Châu với môi trường sống trên cạn, ven biển và trên biển. Quy hoạch các khu vực bảo tồn biển theo Quy hoạch không gian biển quốc gia giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; gồm các khu vực bảo tồn biển cần bảo vệ đặc biệt trong Vùng biển phía Bắc6 tại Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Long Châu, một số đảo nhỏ, v.v..

– Trong khu vực vùng lõi đảo Cát Bà được duy trì các hoạt động của con người như đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông biển, du lịch sinh thái… nhưng được quản lý và đảm bảo giữ gìn nguyên vẹn các giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu, môi trường sinh thái, cảnh quan.

Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực cảnh quan sinh thái đặc biệt nhằm bảo tồn các loài đặc hữu quý hiếm. Nghiêm cấm các hoạt động của con người không bền vững, không được phép xây dựng công trình gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Việc xây dựng các công trình du lịch sinh thái như đường mòn sinh thái, nơi ngắm cảnh, nhà nghỉ tạm, nơi dừng chân phải được lựa chọn đúng nơi quy định và thiết kế các biện pháp giảm thiểu tối đa tác động xấu đến môi trường tự nhiên.

– Phát triển khu du lịch quốc tế Cát Bà – Long Châu gắn với quần thể vịnh Hạ Long, Đồ Sơn; mô hình du lịch nghỉ dưỡng biển và tham gian hệ sinh thái biển đảo. Không xây dựng đường bộ kết nối vùng bờ với đảo Cát Bà. Phát triển giao thông xanh (cáp treo, xe đạp, thuyền, xe bus điện…)

– Nâng cấp và xây dựng mới hạ tầng du lịch trên đảo Cát Bà, đảm nhận từ 10-12 triệu khách (gồm cả khách cao cấp và đại chúng). Ưu tiên các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp. Xây dựng cáp treo, bổ sung thêm tuyến đường bộ xuyên qua vùng đệm ngoài song song với tuyến ven biển hiện hữu.

– Phát triển du lịch cộng đồng trong các làng xóm vùng đệm, chuyển đổi đất rừng và đất nông nghiệp hoang hoá thành đất cây xanh chuyên đề phục vụ du lịch

– Cải thiên chất lượng môi trường vùng đầm lầy ven biển hướng ra Lạch Huyện;

– Phát triển tuyến giao thống đường thuỷ kết nối sang đảo Cát Hải, Đồ Sơn, trung tâm thành phố, đảo Long Châu và Bạch Long Vỹ.

– Phát huy giá trị di sản văn hoá Cái Bèo phát triển kinh tế du lịch địa phương;

– Phát triển dịch vụ an sinh xã hội cư dân trên đảo.

Hồ sơ QH TP. Hải Phòng 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch du lịch Thành phố Hải Phòng đến năm 2030
Bài tiếp theoÔng Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái Holdings là ai ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây