Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 : TP Đông Hà, TX Quảng Trị và 8 huyện Cam Lộ, Cồn Cỏ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh.

Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị

Một số khu công nghiệp (KCN) đã được xác định cụ thể, gồm:

+ KCN Nam Đông Hà: diện tích 99ha, tổ chức thành tổ hợp công nghiệp – dịch vụ và đô thị để phá huy giá trị tích hợp và tương hỗ của các chức năng này, với các ngành công nghiệp chủ yếu là: lắp ráp điện, điện tử, dệt may, chế biến chế tạo…

+ Khu công nghiệp Tây Bắc Hồ Xá: tiếp tục hoàn thiện khu A với diện tích 200,95ha (đất khu công nghiệp 160,58 ha gồm đất xây dựng nhà máy, kho tàng 118,58 ha; đất công cộng 42,64 ha; khu nhà ở công nhân 40,18 ha); đầu tư xây dựng khu B diện tích 138,41ha (đất khu công nghiệp 160,58 ha gồm đất xây dựng nhà máy, kho tàng 118,58 ha; đất công cộng 42,64 ha; khu nhà ở công nhân 40,18 ha); tổng diện tích toàn khu công nghiệp năm 2030 là 339,36ha.

Tiếp tục tập trung phát triển một số ngành như: sản xuất chế biến gỗ, phân bón, chế biến thủy sản và điện, pin năng lượng mặt trời, rượu bia giải khát và may mặc…

+ Khu công nghiệp Quán Ngang: xây dựng KCN Quán Ngang giai đoạn 3 là 116,74ha, nâng tổng diện tích khu công nghiệp lên 321,74ha vào năm 2030 (giai đoạn 1 và 2 là 205ha).

Tiếp tục tập trung phát triển một số ngành như: chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống; chế biến khoáng sản; hóa chất (sản phẩm nhựa, cao su, phân bón…); dệt may – da giày; cơ khí, chế tạo máy và gia công kim loại, điện – điện tử.

+ Tổ hợp công nghiệp – dịch vụ – đô thị Quảng Trị: có quy mô 481,2ha tại thị trấn Diên Sanh, xã Hải Trường và xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng.

Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, đồ uống, sửa chữa máy nông nghiệp và phương tiện giao thông, tiểu thủ công nghiệp, may mặc, dệt may, giày da…

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 02:48 PM, 26/04/2024)


Khu, cụm công nghiệp trong khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và khu kinh tế thương mại Lao Bảo:

+ Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị:

Khu công nghiệp hỗn hợp chức năng: xây dựng KCN với diện tích 59,6 ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050.

Khu công nghiệp hỗ trợ phát triển khu phức hợp năng lượng: xây dựng KCN với diện tích 146,7ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 với các ngành chính là công nghiệp năng lượng.

Khu công nghiệp hỗ trợ phát triển nhà máy nhiệt điện: xây dung KCN với diện tích 59,6ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2030 với các ngành chính là công nghiệp năng lượng.

Khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú: Triển khai xây dựng khu công nghiệp đa ngành Triệu Phú tại xã Triệu Trạch, xã Triệu Sơn và xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, nằm trong khu công nghiệp đa ngành Triệu Sơn, Triệu Trạch thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị với diện tích 528,97ha năm 2030.

Khu công nghiệp đa ngành, đa lĩnh vực thuộc KKT Đông Nam (theo giai đoạn 2): xây dựng KCN với diện tích 1.019,77ha năm 2030, các ngành công nghiệp chủ yếu: Công nghiệp tổng hợp đa ngành…

Ngoài các KCN, CCN nêu trên, có thể bổ sung các KCN, CCN và cơ sở sản xuất công nghiệp phù hợp với định hướng phát triển không gian, trong đó, ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ có yêu cầu qũy đất lớn dọc theo đường QL1 nắn tuyến, dọc theo đường bộ cao tốc và dọc các tuyến Đông – Tây (tổng quy mô tiềm năng của cả Tỉnh là khoảng 7.500 – 10.000 ha, dự kiến sử dụng cho công nghiệp khoảng 5.000ha, còn lại là các chức năng sản xuất, kinh doanh khác, có thể đan xen với các khu dân cư, đô thị), nhưng cần đảm bảo đất công nghiệp không nằm trong vùng lưu vực của các hồ và không ảnh hưởng đến các sông có chức năng là nguồn cấp nước.

Quan trọng là dành được những vùng đất lớn và thuận lợi chuyển đổi sang đất công nghiệp khi có nhu cầu. Khi nhu cầu đầu tư phát triển công nghiệp lớn chưa có thì nên duy trì các quỹ đất này là đất sản xuất nông, lâm nghiệp.

Cụm công nghiệp tỉnh Quảng Trị

Tiếp tục hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng các CCN đã quy hoạch theo giai đoạn, đáp ứng yêu cầu hoạt động của các doanh nghiệp và tạo sức hấp dẫn thu hút các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, góp phần giảm bớt mức chênh lệch giữa các vùng và góp phần tăng trưởng kinh tế, công nghiệp toàn tỉnh.

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các CCN có khả năng cao hơn trong việc thu hút các dự án đầu tư để tập trung hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng CCN. Khuyến khích thu hút các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.

Tập trung đầu tư, hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các CCN đã quy hoạch. Nghiên cứu quy hoạch và từng bước xây dựng các CCN mới đáp ứng nhu cầu phát triển trên địa bàn trong các giai đoạn tới. Từng bước đầu tư hệ thống xử lý chất thải trong CCN, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường hiện hành…

-Tại thành phố Đông Hà:

+ Cụm công nghiệp Đông Lễ: giữ nguyên diện tích CCN là 10ha với các ngành chủ yếu: lắp ráp xe máy, điện tử, mộc, mỹ nghệ,…

+ Cụm công nghiệp Phường 4: giữ nguyên diện tích CCN là 3ha với các ngành chủ yếu: chế biến thực phẩm, cơ khí, may mặc,…

+ Cụm công nghiệp đường 9D: tiếp tục xây dưng cơ sở hạ tầng CCN với quy mô 33,4 ha và kêu gọi các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh trong cụm với các ngành chủ yếu: cơ khí sửa chữa, may mặc, TTCN…

– Tại huyện Cam Lộ:

+ Cụm công nghiệp Cam Thành: mở rộng CCN Cam Thành lên 50ha vào năm 2030 và 70ha năm 2050 với các ngành chính cơ khí sửa chữa, chế biến thức ăn gia súc….

+ Cụm công nghiệp Cam Hiếu: mở rộng CCN Cam Hiếu lên 111,38ha năm 2030 và 140 ha năm 2050 với các ngành chính là tiểu thủ công nghiệp…

+ Cụm công nghiệp Cam Tuyền: mở rộng CCN lên 70ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050 với các ngành chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp….

+ Cụm công nghiệp Cam Hiếu 2: xây dựng CCN Cam Hiếu 2 với diện tích 50ha năm 2030 và 70ha năm 2050 tại phía Tây Nam xã Cam Hiếu.

+ Cụm công nghiệp Tân Trang: xây dựng CCN Tân Trang với diện tích 6,72ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050.

+ Cụm công nghiệp Thượng Lâm: xây dựng CCN Thượng Lâm với diện tích 50ha năm 2030 và 70 ha năm 2050.

+ Cụm công nghiệp Cùa: xây dựng CCN Cùa với diện tích 50ha năm 2030 và 70ha năm 2050.

– Tại huyện Hải Lăng:

+ Cụm công nghiệp Hải Thượng: mở rộng diện tích CCN lên 25ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 với các ngành chính là công nghiệp tổng hợp đa ngành

+ Cụm công nghiệp Hải Chánh: mở rộng diện tích CCN lên 35ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 với các ngành chính là công nghiệp tổng hợp đa ngành.

+ Cụm công nghiệp Diên Sanh: mở rộng diện tích CCN lên 30ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 với các ngành chính là công nghiệp tổng hợp đa ngành.

– Tại huyện Vĩnh Linh:

+ Cụm công nghiệp Cửa Tùng: mở rộng diện tích cụm CN Cửa Tùng lên 9ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 với các ngành công nghiệp chính: Sửa chữa tàu thuyền, chế biến thủy sản…

+ Cụm công nghiệp Vùng đông: xây dựng cụm công nghiệp với diện tích là 15ha với các ngành công nghiệp chính: Chế biến nông lâm sản, sửa chữa cơ khí ….

+ Cụm công nghiệp phía Tây huyện Vĩnh Linh: xây dựng CCN với diện tích 30ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050 tại xã Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy huyện Vĩnh Linh.

– Tại huyện Triệu Phong:

+ Cụm công nghiệp Ái Tử: giữ nguyên diện tích CCN với 34 ha; các ngành công nghiệp chính: Vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm sản…

+ Cụm Công nghiệp Đông Ái Tử: giữ nguyên diện tích CCN với 34,6 ha; các ngành công nghiệp chính: Vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm sản…

+ Cụm công nghiệp Tây Triệu Phong: xây dựng CCN Tây Triệu Phong với diện tích 70ha; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp

– Tại huyện Gio Linh:

+ Cụm công nghiệp Đông Gio Linh: mở rộng diện tích CCN lên 62ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050; các ngành công nghiệp chính: Chế biến nông lâm thủy sản, cơ khí, sửa chữa máy móc thiết bị.

+ Cụm công nghiệp Gio Linh: tại thị trấn Gio Linh, diện tích CCN 12ha năm 2025 và giữ nguyên diện tích vào năm 2030, 2050.

+ Cụm công nghiệp Cửa Việt: mở rộng diện tích CCN lên 70ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050; các ngành công nghiệp chính: Chế biến thủy sản.

– Tại thị xã Quảng Trị:

+ Cụm công nghiệp Hải Lệ: mở rộng diện tích CCN lên 49,16ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050; các ngành công nghiệp chính: Công nghiệp chế biến nông lâm thủy hải sản.

+ Cụm công nghiệp Cầu Lòn- Bàu De: giữ nguyên diện tích CCN với 4,36ha; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp đa ngành.

– Tại huyện Hướng Hóa:

+ Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Hướng Tân: giữ nguyên diện tích CCN với 12ha, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế biến, lắp ráp…

– Tại huyện Đakrông:

+ Cụm công nghiệp Krôngklang:mở rộng cụm CN lên 30ha vào năm 2030 và giữ nguyên diện tích vào năm 2050; các ngành công nghiệp chính: chế biến nông – lâm sản; chế biến thức ăn gia súc, lương thực, thực phẩm; cơ khí sửa chữa, lắp ráp, điện tử và gia công kim loại; sản xuất vật liệu xây dựng và các sản phẩm tái chế; tiểu thủ công nghiệp – làng nghề truyền thống.

+ Cụm công nghiệp Tà Rụt: xây dựng cụm CN với diện tích 30,01ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp đa ngành.

+ Cụm công nghiệp Nam Cửa Việt: giữ nguyên diện tích CCN với 15 ha; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp.

+ Khu kinh tế thương mại Lao Bảo:

Cụm công nghiệp Tân Thành (giai đoạn 2): xây dựng CCN Tân Thành giai đoạn 2 với diện tích 42ha năm 2030; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp đa ngành.

Cụm cửa khẩu mở rộng: xây dựng cụm cửa khẩu mở rộng với diện tích 5,2ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp đa ngành.

Cụm công nghiệp (Khe Sanh chuyển đổi vị trí sang xã Tân Hợp): mở rộng diên tích lên 20ha năm 2030 và giữ nguyên diện tích năm 2050; các ngành công nghiệp chính: công nghiệp tổng hợp đa ngành.

Hồ sơ QH tỉnh Quảng Trị 2030

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (4 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch đô thị tỉnh Quảng Trị đến năm 2030
Bài tiếp theoBình Dương : Chủ đầu tư dự án nhà giá rẻ được vay lãi suất ưu đãi 5,5%/năm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây