Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Buôn Ma Thuột, TX Buôn Hồ và 13 huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Drắk.

    Cập nhật: Quyết định số 1747/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Vị trí địa lý tỉnh Đắk Lắk

    Tỉnh Đắk Lắk là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở khu vực trung tâm của vùng. Tọa độ địa lý từ 12°9’45” đến 13°25’06” vĩ độ Bắc và 107°28’57″đến 108°59’37” kinh độ Đông; Độ cao trung bình 400-800m so với mặt nước biển, cao nhất là đỉnh núi Chư Yang Sin có độ cao 2442 m, đây cũng là đỉnh núi cao nhất ở Đắk Lắk.

    • Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai
    • Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
    • Phía Tây Nam giáp tỉnh Đắk Nông
    • Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa,
    • Phía Tây giáp với biên giới Vương quốc Campuchia.

    Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, có khoảng cách tương đối đồng đều đến các trung tâm kinh tế của các tỉnh trong vùng và tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

    Đắk Lắk có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Có :


    • Quốc lộ 14 chạy xuyên dọc tỉnh nối với Gia Lai (phía Bắc) – Đắk Nông (phía Nam), với chiều dài 126 km;
    • Quốc lộ 26 nối với Khánh Hòa (phía Đông) chiều dài 119 km;
    • Quốc lộ 27 nối với Lâm Đồng (phía Nam) với chiều dài 88,5 km;
    • Quốc lộ 29 nối với Phú Yên (phía Đông) – Cửa khẩu Đắk Ruê (phía Tây) với chiều dài 174,37 km;
    • Quốc lộ 14C nối với Gia Lai – Đắk Nông và chạy dọc theo biên giới Campuchia, với chiều dài 96,5 km;
    • Quốc lộ 19C nằm phía Đông tỉnh và nối với Phú Yên, với chiều dài 26,9 km;
    • Đường Trường Sơn Đông nối với Phú Yên và Lâm Đồng, đã bàn giao đưa vào sử dụng 52 km trong tổng chiều dài 130 km.

    – Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí trung tâm có khoảng cách kết nối khá đồng đều đến các trung tâm, cửa ngõ giao thương của vùng Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ so với các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên.

    Xét về khoảng cách đến các cảng lớn thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Buôn Ma Thuột có khoảng cách thuận lợi nhất đến cảng Vân Phong (khoảng 164km) thuộc KKT Vân Phong, cảng Vũng Rô (khoảng 186km) thuộc KKT Nam Phú Yên gần hơn so với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, đây là một lợi thế cần thúc đẩy để nâng vai trò trung tâm của TP. Buôn Ma Thuột trong liên kết vùng và liên vùng.

    Xét về đường bộ, khoảng cách từ Buôn Ma Thuột đến các trung tâm lớn của vùng trên 150 km có TP. Pleiku, TP. Đà Lạt tương đương với thời gian di chuyển 3 – 4 giờ đường bộ. Trong khi khoảng cách đến các trung tâm lớn của quốc gia đều trên 200 km là điểm khá bất lợi trong việc liên kết trao đổi, một yêu cầu đặt ra cần cải thiện chất lượng giao thông để rút ngắn thời gian di chuyển.

    Xét về bán kính, thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng chịu lực ảnh hưởng lực hút kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (với khoảng cách 323 km). Mặc dù trung tâm tiểu vùng phía Nam Trung Bộ là thành phố Nha Trang có khoảng cách thuận lợi với TP. Buôn Ma Thuột (khoảng 185 km) nhưng do điều kiện giao thông kết nối khó khăn, số giờ di chuyển cao (4 giờ), làm giảm sức hút trao đổi giữa các trung tâm.

    Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 12:30 AM, 18/09/2024)


    Nhìn rộng hơn, Đắk Lắk nằm trong vùng Tam giác phát triển CLV có điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác về phát triển nông nghiệp, du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, kết nối hạ tầng, giao lưu nhân dân và xa hơn là kết nối giữa các trung tâm phát triển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với khu vực CLV và vùng Đông Bắc Thái Lan, Myanmar.

    Tổ chức không gian theo các hành lang kinh tế

    Tiếp tục phát huy hiệu quả của 04 hành lang kinh tế đã được hình thành từ trước năm 2020, bao gồm:

    1). Hành lang phát triển theo hướng Bắc – Nam (đường Hồ Chí Minh, QL 27):

    – Tính chất: Tuyến hành lang kết nối với các tỉnh Tây Nguyên vùng KTTĐ miền Trung và vùng KTTĐ phía Nam. Trên các tuyến này có các đô thị Buôn Ma Thuột – Buôn Hồ – Liên Sơn là các hạt nhân liên kết phát triển hành lang.

    – Định hướng phát triển: Hành lang phía Bắc (đường Hồ Chí Minh) tập trung phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch. Trên tuyến hành lang phía Nam phát triển các điểm dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, điểm dịch vụ du lịch sinh thái.

    2). Hành lang theo hướng Đông – Tây (QL29 đề xuất):

    – Tính chất: Đây là tuyến hành lang phát triển kinh tế – đô thị – quốc gia – quốc tế, giao thương quốc tế theo đường bộ, đường biển. Trên cơ sở nghiên cứu tuyến đề xuất Quốc lộ 29 kết nối cửa khẩu Đắk Ruê với cảng Vũng Rô (tỉnh Phú Yên). Hình thành hành lang này sẽ nối liền với các hành lang phát triển kinh tế tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng với các tuyến vận tải hàng hải quốc tế.

    – Định hướng phát triển: Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ trung chuyển quốc tế của Vùng. Phát triển các đô thị động lực gắn với các chức năng trung chuyển hàng hóa trên tuyến hành lang như đô thị Đắk Ruê phục vụ phát triển kinh tế cửa khẩu, đô thị Buôn Hồ gắn các dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic…

    3). Hành lang khu vực biên giới (QL 14C):

    – Tính chất: Là tuyến hành lang kết nối giữa khu vực cửa khẩu Đắk Ruê với các khu kinh tế cửa khẩu trong Vùng Tây Nguyên như Bờ Y, Lệ Thanh,… kết nối các hoạt động liên kết kinh tế vùng biên gắn với các nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng.

    – Định hướng phát triển: thương mại, trao đổi qua biên giới. Là tiền đề để có thể xây dựng khu kinh tế cửa khẩu.

    4). Hành lang phía Đông (QL26, cao tốc Khánh Hòa- Buôn Ma Thuột):

    – Tính chất: Hàng lang kết nối với cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa). Trong giai đoạn trước mắt khi tuyến cao tốc nối Phú Yên chưa hình thành thì đây là tuyến cao tốc thuận lợi nhất nối với cảng biển của tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời đây là tuyến hành lang khai thác kết nối về du lịch với Nha Trang.

    – Định hướng phát triển: Hình thành các chức năng dịch vụ du lịch và trung chuyển hàng hóa.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

    Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

    Báo cáo thuyết minh tổng hợp tỉnh Đắk Lắk

    01_Bản đồ vị trí và mối liên hệ vùng

    02_Bản đồ hiện trạng_KCN_CCN_TMDV_NongLam_TS

    03_Bản đồ hiện trạng_DoThi_NongThon

    04_Bản đồ hiện trạng_VHTT_DuLich

    05_Bản đồ hiện trạng_YTe_GiaoDuc_ASXH_KHCN

    06_Bản đồ hiện trạng_Giao_Thong_TTTT

    07_Bản đồ hiện trạng_Nuoc_XLNT_CTR_NghiaTrang

    08_Bản đồ hiện trạng_CapDien

    09_Bản đồ hiện trạng_ThamDo_KT_TN_KS

    10_Bản đồ hiện trạng_BVMT_DDSH_CBDKH

    12_Bản đồ đánh giá tổng hợp đất đai_TheoMDSD

    13_Bản đồ phương án_KCN_CCN_TMDV_NongLam_TS

    14_Bản đồ phương án_DoThi_NongThon

    15_Bản đồ phương án_TCKG_PVCN

    16_Bản đồ phương án_VHTT_DuLich

    17_Bản đồ phương án_YTe_GiaoDuc_ASXH_KHCN

    18_Bản đồ phương án_Giao_Thong

    19_Bản đồ phương án_Nuoc_XLNT_CTR_NghiaTrang

    20_Bản đồ phương án_CapDien

    21_Bản đồ phương án_QHSDD

    22_Bản đồ phương án_ThamDo_KT_TN_KS

    23_Bản đồ phương án_BVMT_DDSH_CBDKH

    24_Bản đồ phương án_Vung_LienHuyen

    27_Bản đồ dự án ưu tiên đầu tư

    28_Bản đồ phương án_NL_ThuySan

    29_Bản đồ phương án_PhongChayChuaChay

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Quét mã QR để mở nhanh bài viết này trên điện thoại, máy tính bảng.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây