Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Điện Biên Phủ, TX Mường Lay và 8 huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa, Tuần Giáo.
Vị trí địa lý của tỉnh Điện Biên
Vị trí địa lý Điện Biên là tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý 20o54’ – 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ – 103o36’ kinh độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên 9.539,92km2, dân số 613.480 người.
Mật độ dân số bình quân 64,31 người/km2, là một trong những tỉnh có mật độ dân số thấp nhất cả nước và thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (77 người/km2) và của cả nước (271 người/km2).
Nội Dung Đề Xuất
Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Điện Biên Phủ, nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây. Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc với tổng chiều dài 455,573 km, trong đó: đường biên giới Việt Nam – Lào là 414,712 km; đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc là 40,861 km.
Tỉnh Điện Biên có vị trí địa lý:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La,
- Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
- Phía Tây và Tây Nam giáp hai tỉnh Bắc Lào là Phoong Sa Ly và Luông Pha Băng của nước CHDCND Lào.
Điện Biên có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội, Điện Biên Phủ đi Hải Phòng.
Điện Biên là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó biên giới với Lào dài 414,712 km và biên giới với Trung Quốc dài 40,861 km. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để tỉnh Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào – Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
Trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào hiện có ba cặp cửa khẩu:
- Cửa khẩu Quốc tể Tây Trang (Điện Biên) – Pang Hốc (Phông-Sa-Lỳ)
- Cửa khẩu chính Huổi Puốc (Điện Biên) – Na Son (LuôngPha-Băng)
- Cửa khẩu phụ Si Pa Phìn (Điện Biên) – Huội Lả (Phông-Sa-Lỳ).
Và 01 Lối mở Nậm Đích (Điện Biên, Việt Nam) – Huổi Hịa (Phông-Sa-My, Lào). Trên tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc có cặp lối mở A Pa Chải (Điện Biên) -Long Phú (Vân Nam).
Bên cạnh đó, trên tuyến biên giới Việt – Lào có Khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang1 với phạm vi gồm 3 xã: Pa Thơm, Na Ư và Pom Lót, có tổng diện tích tự nhiên là 266,49 km2. Đây là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng khu vực này thành địa bàn trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào – Tây Nam Trung Quốc và Đông Bắc Myanmar.
Ngoài ra tuyến đường sắt cao tốc Lào – Trung Quốc dài hơn 400km hiện nay đang đi vào chạy thử, sẽ đóng vai trò là một kênh vận chuyển hàng hóa nông sản giữa các nước trong khu vực. Và Điện Biên là tỉnh có lợi thế khi thông qua cửa khẩu Tây Trang kết nối với tuyến đường sắt này, thúc đẩy xuất khẩu đặc biệt là các sản phẩm nông sản để xuất đi Trung Quốc, Thái Lan…
Phương hướng phát triển hệ thống đô thị
Cấu trúc không gian tổng thể và hệ thống đô thị tỉnh Điện Biên được hình thành trên cơ sở liên kết chặt chẽ các trọng điểm đô thị là trung tâm phát triển của các tiểu vùng, thông qua các trục động lực làm hành lang phát triển và tăng cường kết nối trong và ngoài tỉnh. Đến năm 2030, tỉnh Điện Biên có:
– 01 đô thị loại II: TP Điện Biên Phủ, là đô thị trung tâm tỉnh, trung tâm hành chính chính trị, kinh tế xã hội, thương mại dịch vụ, du lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, văn hóa nghệ thuật của Tỉnh Điện Biên. Đô thị tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực về Dịch vụ -Thương mại – Du lịch, Công Nghiệp, Nông nghiệp công nghệ cao, Lâm nghiệp, đầu mối giao thông của tỉnh. Là đô thị được xây dựng trên mô hình đô thị gắn với sân bay.
– 02 đô thị loại IV, trong đó:
+ Thị xã Mường Lay: Là cửa ngõ phía Bắc kết nối tỉnh Điện Biên với Lai Châu là đầu mối tập trung các luồng giao thông đường thủy cũng như đường bộ, phát huy vị trí thuận lợi về vị trí địa lý tập trung phát triển thương mại dịch vụ gắn với cảng và lòng hồ thủy điện.
+ Thị trấn Tuần Giáo: Là cửa ngõ phía Đông kết nối tỉnh Điện Biên với Sơn La trên cơ sở mở rộng phạm vi của đô thị Thị trấn Tuần Giáo tiếp tục đóng vai trò là trung tâm hành chính huyện Tuần Giáo (sau năm 2030 định hướng phát triển lên thành thị xã).
+ 08 đô thị loại V, trong đó: TT Thanh Xương , TT Điện Biên Đông, TT Mường Ảng, TT Mường Chà, TT Tủa Chùa, TT Nậm Pồ, TT Mường Nhé, các đô thị: Bản Phủ.
Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Điện Biên
Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Điện Biên
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Điện Biên
Bản đồ quy hoạch:
Ban do dinh huong he thong do thi-A0
Ban do dinh huong phat trien khong gian
Ban do dinh huong phat trien vung lien huyen-A0
Ban do dinh huong thong tin truyen thong
Ban do phuong an phat trien mang luoi GTVT-A0
Ban do phuong an phat trien nong nghiep
Ban do phuong an quy hoach khoang san
Ban do phuong an quy hoach su dung dat
Ban do quy hoach – CTR _ NT-A0
Ban do quy hoach ha tang xa hoi-A0
Ban do quy hoach tai nguyen nuoc-A0.pdf
Ban do quy hoach thuy loi-A0.pdf
Ban do vi tri va ca moi quan he cua tinh
Bản đồ quy hoạch cấp nước – ĐB
BD CMDSDD tinh Dien Bien PDF Full
BĐ QH mang luoi cap dien Dien Bien
So do dinh huong phat trien du lich Dien Bien – theo huyen
Tổng hợp bởi Duan24h.net