Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2050: TP Trà Vinh, TX Duyên Hải và 7 huyện Càng Long, Cầu Kè, Cầu Ngang, Châu Thành, Duyên Hải, Tiểu Cần, Trà Cú.
Update: Quyết định số 1142/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/10/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Vị trí địa lý tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh là tỉnh duyên hải nằm ở phía Đông Nam của vùng ĐBSCL, có vị trí trải dài từ 9031’46’’ đến 10004’5’’ vĩ độ Bắc, 105057’16’’ đến 106036’04’’ kinh độ Đông. Trà Vinh tiếp giáp về :
- Phía Bắc với tỉnh Bến Tre và được ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh của sông Tiền),
- Phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng qua ranh giới sông Hậu,
- Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông là biển Đông.
Tỉnh Trà Vinh có tổng diện tích tự nhiên là 2.390,77 km2 (theo Kết quả thống kê đất đai năm 2020 tỉnh Trà Vinh), chiếm 5,77% diện tích của khu vực ĐBSCL, với 09 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: TP Trà Vinh, TX Duyên Hải và 7 huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Tiểu Cần, Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải; có 106 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn.
Những điều kiện đặc thù vị trí địa lý của tỉnh được thể hiện trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn, phía Bắc giáp sông Tiền, phía Nam giáp sông Hậu và lại ở vào vị trí hạ lưu, nơi 2 con sông lớn đổ ra biển với 3 cửa: Cổ Chiên, Cung Hầu (huyện Châu Thành) và Định An (huyện Trà Cú). Phía Đông giáp biển với chiều dài 65 km, trên địa bàn TX Duyên Hải và huyện Duyên Hải. Chính hai dòng sông Cổ Chiên và sông Hậu cùng với luồng tàu trọng tải lớn vào sông Hậu sẽ đóng vai trò là 3 tuyến đường thủy quan trọng của vùng ĐBSCL trong việc thông thương ra biển Đông, nối với cả nước và quốc tế. Với vị trí địa lý này, Trà Vinh:
(i) Có lợi thế về giao thông thủy, liên kết với các tỉnh trong vùng thông qua hệ thống giao thông vận tải đường thủy nội địa;
(ii) Phát triển cảng biển và trở thành cửa ngõ kết nối nhiều tỉnh, thành của vùng ĐBSCL;
(iii) Cơ hội để có đủ điều kiện để phát triển kinh tế biển.
Thứ hai, tỉnh Trà Vinh cách TP Cần Thơ 90 km và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200 km nếu đi bằng quốc lộ (QL)53. Khoảng cách giữa Trà Vinh và TP Hồ Chí Minh chỉ còn 130 km nếu đi bằng QL60. Việc nâng cấp, phát triển các tuyến đường QL53, QL54 (kết nối với TP Hồ Chí Minh thông qua tuyến QL1, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Cần Thơ), tuyến đường QL60, tuyến hành lang ven biển phía Đông đã, đang và sẽ tạo điều kiện nối Trà Vinh với các tỉnh khác trong và ngoài vùng, thực hiện phương án phát triển dựa trên lợi thế nhờ liên kết.
Thứ ba, là một tỉnh ven biển, Trà Vinh có vai trò điều tiết độ mặn đối với các tỉnh phía trong, tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương trong vùng.
Mục tiêu quy hoạch tỉnh Trà Vinh
Thứ nhất: Tạo dựng và phát triển các ngành sản phẩm động lực (ngành quan trọng) tăng trưởng kinh tế của tỉnh: các ngành động lực của tỉnh được xác định dựa trên lợi thế của tỉnh trong sự so sánh với các tỉnh khác của vùng ĐBSCL và cả nước, phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu và sự phát triển khoa học và công nghệ. Theo đó động lực của tỉnh trong dài hạn sẽ là các ngành sản phẩm liên quan đến nông nghiệp công nghệ cao thích ứng với điều kiện nhiễm mặn và sản phẩm kinh tế biển, ven biển mà Trà Vinh có lợi thế.
Thứ hai: Tạo dựng và phát triển các điểm (vùng, tiểu vùng) động lực tăng trưởng kinh tế dựa trên ứng dụng khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo với các hạt nhân là mô hình đô thị – công nghiệp. Để kinh tế tỉnh phát triển theo hướng nhanh và hiệu quả, cần tập trung phát triển vào: (i) Các chùm đô thị (đô thị trung tâm, đô thị phía Tây và nhất là đô thị vùng duyên hải phía Đông) và (ii) Các khu vực tập trung kinh tế (KKT Định An, các KCN, CCN, chợ đầu mối nông sản, trung tâm kinh tế biển vùng duyên hải, vùng sản xuất cây ăn quả ưa mặn).
Thứ ba: Tham gia và giải quyết tốt mối liên kết kinh tế với các trung tâm đầu mối phát triển của vùng ĐBSCL. Các mối liên kết trong phát triển sản xuất điện bao gồm nhiệt điện, điện mặt trời (Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Vĩnh Long), điện gió (Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) tạo thành chuỗi các doanh nghiệp sản xuất điện tái tạo; Mối liên kết trong chuỗi du lịch phía Đông (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh); Chuỗi liên kết phát triển vùng đô thị Đông Bắc: TP Mỹ Tho sẽ là đô thị hạt nhân, kết nối với các đô thị Gò Công, Tân An, Trà Vinh, Bến Tre và Tân Thạch, đây là vùng kết nối giữa vùng ĐBSCL với TP Hồ Chí Minh; Trung tâm logistics tiểu vùng kinh tế trung tâm ĐBSCL, phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ và các tỉnh Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng và An Giang.
Thứ tư: Phát triển hệ thống doanh nghiệp đủ mạnh để tăng cường năng lực cạnh tranh đối với các ngành sản phẩm động lực. Đây được xác định là các hạt nhân tăng trưởng kinh tế biến các nhiệm vụ ở trên thành hiện thực. Nhiệm vụ này đặt ra trong chính sách thu hút, gọi mời các nhà đầu tư, cần hướng tới mục tiêu: (i) Gia tăng số lượng doanh nghiệp (hiện nay số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn rất ít (20 doanh nghiệp/ vạn dân), cần tăng cường thu hút số lượng doanh nghiệp (phấn đấu đạt được mức 100 doanh nghiệp/vạn dân); (ii) Tăng mức độ tập trung (quy mô lao động, vốn) trên 1 doanh nghiệp; (iii) Hướng thu hút các doanh nghiệp vào các khu vực tập trung kinh tế.
Thứ năm: Tạo sự lan tỏa tích cực các thành quả của phát triển kinh tế đến nâng cao chất lượng cuộc sống và môi trường sống của người dân và được bảo đảm bằng nền an ninh, quốc phòng vững mạnh. Cần có sự phân phối hợp lý các kết quả kinh tế cho các mục tiêu phát triển con người, an sinh xã hội, giảm thiểu chênh lệch mức sống giữa đô thị – nông thôn, giữa các dân tộc Kinh – Hoa – Khmer. Thể hiện cụ thể nhiệm vụ này là đạt được các thành quả ngày càng cao của chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tài liệu và bản đồ quy hoạch tỉnh Trà Vinh
Lưu ý: Hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ đến năm 2030
1_Bản đồ vị trí và mối liên kết
2.1. Bản đồ phát triển KT-XH_28_6
2.2_BDHT_phát triển đô thị nông thôn_27_6
2.3_Bản đồ HT sử dụng đát năm 2020
2.4_BDHT_hạ tầng xã hội_(MangLuoiCoSoYTe_VHTT_GiaoDuc)_28_6
2.5_BDHT_kết cấu hạ tầng xã hội(DuLich_TM_KHCN_ASXH)_27_6
2.6_BDHT_phát triển kết cấu hạ tầng(GTVT_CapNuoc_ThuyLoi)_27_6
2.7_BĐHT_điện_thông tin truyền thông_viễn thông thụ động_28_6
2.8_BDHT_kết cấu hạ tầng kỹ thuật(ThoatNuoc_XuLyNuocThai_NghiaTrang)_28_06
2.9_BĐHT_thăm dò khai thác, bảo vệ tài nguyên_2806
2.10_BDHT_môi trường tự nhiên đa dạng sinh học_28_6
2.11_BDHT_khu, cụm công nghiệp_27_6
2.12_BDHT_phát triển nông lâm thủy sản_2906
3_BD_tổng hợp đất đai theo mục đích sử dụng đất_27_6
4_BDPA_phát triển đô thị nông thôn_28_7
5_BDPA_tổ chức không gian và phân vùng chức năng_28_6
6_1_BDPA_phát triển XH_Yte_VHTT_GD_280623
6.2_BDPA_phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (DuLich_TMDV_KHCN_ASXH)_26_7
7.1_BDPA_phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật(GT_CapNuoc_TL__27_6
7.2_BDPA_điện, thông tin truyền thông, viễn thông thụ động_29_6
7.3_BĐPA_phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật
8_BĐPA_phương án quy hoạch sử dụng đất
9_BDPA_khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên_2906
10_BĐPA_môi trường, đa dạng sinh học_TTTL_2806
11_BĐ_QH_vùng liên huyện, vùng huyện 1
11_BĐ_QH_vùng liên huyện, vùng huyện 2
13_1_BĐPA_phát triển_KCN_CCN_28_6
13_2_BĐPA_nông lâm thủy sản_2806_5
Tổng hợp bởi Duan24h.net