Mục lục

    Quyết định số 1180/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án “Điều chỉnh tổng thể quy hoạch xây dựng vùng huyện Tuy Phước đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050” của UBND tỉnh Bình Định ngày 13/04/2023.

    Phạm vi, ranh giới, quy mô quy hoạch

    a) Phạm vi, ranh giới quy hoạch: Phạm vi ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Tuy Phước với 13 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 02 thị trấn (Tuy Phước, Diêu trì) và 11 xã (Phước Thắng, Phước Hưng, Phước Quang, Phước Hòa, Phước Sơn, Phước Nghĩa, Phước Hiệp, Phước Lộc, Phước Thuận, Phước An, Phước Thành). Có giới cận: phía Bắc giáp huyện Phù Cát và thị xã An Nhơn; phía Nam giáp thành phố Quy Nhơn; phía Đông giáp huyện Phù Cát và thành phố Quy Nhơn; phía Tây giáp thị xã An Nhơn và huyện Vân Canh.

    b) Quy mô lập quy hoạch:

    • Quy mô diện tích lập quy hoạch: khoảng 219,872 km2.
    • Quy mô dân số: Hiện trạng là 180.307 người, dự báo đến năm 2025 là 197.500 người, đến năm 2035 khoảng 236.800 người.

    Định hướng phát triển không gian vùng huyện Tuy Phước

    Phân vùng phát triển kinh tế

    a) Tiểu vùng 1:

    – Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước, một phần các xã Phước An, Phước Lộc, Phước Nghĩa và Phước Thuận. Là khu vực trung tâm huyện Tuy Phước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục đô thị.


    – Định hướng phát triển: Phát triển dân cư đô thị chất lượng cao, trung tâm thương mại, dịch vụ, hệ thống cụm kho, bãi, dịch vụ logistics trên cơ sở khai thác lợi thế kết nối giao thông (QL.1A, QL.19 mới) kết nối với cảng Quy Nhơn.

    b) Tiểu vùng 2:

    – Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Phước Thành và một phần các xã Phước An, Phước Lộc. Là khu vực đô thị cửa ngõ phía Tây Bắc của thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận; là khu vực đô thị dịch vụ mới, đầu mối giao thông quan trọng cấp vùng (đầu mối giao thông hành lang kinh tế Bắc – Nam và Đông – Tây khu vực Nam Trung Bộ; bao gồm giao thông đường bộ, đường sắt và cảng biển); nằm trong khu vực phát triển lan tỏa của Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định.

    – Định hướng phát triển: Phát triển hệ thống kho bãi, dịch vụ logistics, các cụm công nghiệp, dân cư đô thị ở mức độ trung bình.

    c) Tiểu vùng 3:

    – Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các xã Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Hưng, Phước Thắng, Phước Hiệp, Phước Quang và một phần các xã Phước Thuận, Phước Lộc, Phước Nghĩa. Là vùng phát triển đô thị, nông nghiệp,  dịch vụ du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá di tích, cảnh quan, làng nghề truyền thống.

    – Định hướng phát triển: Phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch trên cơ sở trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị tài nguyên tự nhiên, văn hóa khu vực phía Tây đầm Thị Nại. Phát triển nông nghiệp xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khai thác và phát triển nuôi trồng thuỷ sản tập trung, kết hợp phát triển dân cư gắn với bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa di tích, cảnh quan, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.

    Định hướng phát triển hệ thống đô thị

    – Định hướng phát triển đô thị: Giai đoạn 2021 – 2025, huyện Tuy Phước có 5 đô thị loại V gồm Diêu Trì, Tuy Phước, Phước Lộc, Phước Hòa và Phước Sơn (hình thành mới); giai đoạn 2026 – 2035, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V của 05 đô thị Diêu Trì, Tuy Phước, Phước Lộc, Phước Hòa và Phước Sơn.

    – Phấn đấu giai đoạn sau năm 2025, đầu tư xây dựng các xã Phước Thuận, Phước An, Phước Thành và Phước Nghĩa đạt chuẩn tiêu chí đô thị và toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV để làm cơ sở thành lập thị xã.

    Định hướng phát triển khu dân cư nông thôn

    Phát triển khu dân cư nông thôn trên cơ sở ổn định hệ thống dân cư hiện có; phát triển các điểm dân cư tập trung ở khu vực trung tâm xã, ven các trục đường chính của xã và trên cơ sở lấp đầy theo dân cư hiện hữu.

    Định hướng phát triển Cụm công nghiệp, kho bãi, logistics

    Tập trung đầu tư phát triển các Cụm công nghiệp, kho bãi, logistics tại khu vực các xã Phước An, Phước Thành, Phước Lộc như: Cụm công nghiệp Phước An (không mở rộng), Cụm công nghiệp Quy Hội, Cụm công nghiệp An Sơn, Cụm kho bãi, logistics Phước An – Phước Lộc, Cụm kho bãi, logistics Phước Lộc – Phước Nghĩa, Cụm công nghiệp Bình An, quy hoạch quỹ đất phát triển công nghiệp Tây Hoàng Giang ….

    Định hướng phát triển nông, lâm, thủy sản

    – Vùng ưu tiên phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo tồn phát triển các giá trị văn hóa, cảnh quan, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch (thuộc xã Phước Hiệp và một phần các xã Phước Hòa, Phước Quang, Phước Hưng), trong đó ưu tiên phát triển vùng chuyên trồng lúa nước dọc phía Tây tuyến đường Cát Tiến – Diêm Vân.

    – Vùng phát triển nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ du lịch, bao gồm các khu vực ven đầm Thị Nại (thuộc các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa và Phước Thắng).

    Định hướng phát triển văn hoá

    Định hướng phát triển văn hoá cùng thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm văn hoá phía Nam vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Giai đoạn trước mắt tập trung triển khai Làng văn hóa Bình Định tại xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước; cải tạo các di tích lịch sử văn hóa,… phục vụ du lịch. Đối với kiến trúc cảnh quan đô thị có bản sắc văn hóa riêng.

    Định hướng phát triển du lịch

    – Xây dựng thương hiệu “Du lịch văn hóa đô thị nước Mặn – làng Sông” trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế về cảnh quan tự nhiên, văn hóa, di tích, bao gồm quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống tuyến du lịch toàn huyện; quy hoạch và đầu tư hoàn thiện hệ thống các điểm du lịch kết hợp giữa đường bộ và đường thủy với hệ thống du lịch của các địa phương lân cận.

    – Tập trung phát triển các điểm du lịch: Bảo tồn và phát triển du lịch Cồn Chim – Phước Sơn; dự án Khu du lịch sinh thái đảo Cồn chim 2 (Phước Hòa); quy hoạch khu du lịch ẩm thực, vui chơi giải trí tại Phước Sơn (Mỹ Cang); phát triển làng hoa Bình Lâm kết hợp dịch vụ du lịch, thăm quan tháp Bình Lâm; quy hoạch khu du lịch sinh thái “đô thị nước mặn” tại đô thị Gò Bồi (Phước Hòa); quy hoạch các điểm du lịch sinh thái khu vực ven đầm Thị Nại (Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng).

    – Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp các điểm du lịch theo quy hoạch đã duyệt (Khu Nhà thờ Làng Sông; Cụm di tích tháp Bánh Ít; Khu đô thị du lịch Diêm Vân; Di tích Chùa Bà ở Phước Quang; các khu di tích lịch sử, văn hóa có giá trị, kết hợp bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống địa phương phục vụ du lịch).

    Định hướng phát triển hạ tầng xã hội

    Quy hoạch công trình giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, công trình thương mại, chợ, khu vực hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

    Định hướng phát triển giao thông

    a) Giao thông đối ngoại:

    – Đối với tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam; Tuyến đường ven biển quốc gia (Cát Tiến – Diêm Vân); các tuyến đường QL.1, QL.19, QL.19 mới, tuyến kết nối QL19C xuống cảng Quy Nhơn; Tuyến đường sắt Bắc Nam; Tuyến đường sắt tốc độ cao thực hiện theo định hướng giao thông Quốc gia.

    – Xây dựng mới Tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại, quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

    – Xây dựng mới Tuyến đường phía Bắc huyện kết nối từ QL.1 đến Khu Kinh tế Nhơn Hội thông qua cầu Thị Nại 3 (hướng tuyến song song với đường ĐT.636 đi qua các xã Phước Hưng, Phước Quang, Phước Thắng và Phước Hòa), quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

    b) Giao thông đối nội:

    – Đầu tư xây dựng mới các tuyến đường gồm: Tuyến đường kết nối từ QL.19 mới đi Cụm di tích Tháp Bánh Ít và kết nối với Tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại phục vụ phát triển du lịch; Tuyến đường kết nối từ QL.1 đến Tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn với đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại; Tuyến đường kết nối từ ngã ba Diêu trì – QL.19C – phía Đông núi Sơn Triều đến QL.1 qua sông Tranh (xây dựng mới cầu Bà Gi 3); Tuyến đường kết nối Phước An, Phước Thành đi Khu công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định; Tuyến đường kết nối Phước An đi An Nhơn (kết nối với QL.19); Tuyến đường kết nối Phước Lộc, Phước An, Phước Nghĩa, Phước Hiệp, Phước Quang với Tuyến đường trục Khu kinh tế; Tuyến đường kết nối ĐT.640 với đường Cát Tiến – Diêm Vân (Phước Thuận).

    – Hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn theo tiêu chí giao thông trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phù hợp với chiến lược phát triển giao thông tỉnh Bình Định. Đảm bảo chỉ tiêu giao thông trên đất xây dựng của từng đô thị phải đạt từ 16-26% theo định hướng Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    – Giao thông thủy: Quy hoạch tuyến giao thông thủy nội địa phục vụ du lịch trên Đầm thị Nại.

    c) Công trình đầu mối giao thông:

    – Quy hoạch 01 Bến xe cấp vùng tại xã Phước Thành (khu vực nút giao giữa đường bộ Cao tốc Bắc – Nam và QL.19C); quy hoạch 01 bến xe cấp III tại khu vực đô thị Gò Bồi (phía Bắc).

    – Quy hoạch các bến thủy nội địa tại các đô thị Diêm Vân, Phước Sơn và Phước Hòa.

    – Bãi đậu xe: Xây dựng các bãi đậu xe tại các trung tâm khu đô thị, các khu du lịch, trung tâm thương mại,… đáp ứng cho nhu cầu phục vụ và phù hợp theo quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan về quy hoạch xây dựng.

    Tài liệu liên quan:

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây