Phương án quy hoạch xây dựng vùng huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn năm 2045.
Phạm vi, tính chất chức năng, hướng phát triển trọng tâm
Phạm vi: Gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa, diện tích khoảng 203,8 km2; ranh giới cụ thể như sau:
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ;
- Phía Tây giáp thành phố Thanh Hóa và huyện Thiệu Hóa;
- Phía Nam giáp thành phố Sầm Sơn và thành phố Thanh Hóa;
- Phía Bắc giáp các huyện Yên Định, Hà Trung và Hậu Lộc.
Tính chất chức năng: Là vùng đô thị hóa phía Bắc thuộc cụm đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa gồm thành phố Thanh Hóa – thành phố Sầm Sơn – đô thị Quảng Xương – đô thị Hoằng Hóa.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển công nghiệp – dịch vụ tại cửa ngõ phía Bắc cụm đô thị trung tâm tỉnh Thanh Hóa; phát triển kinh tế biển, với thế mạnh về dịch vụ thương mại, du lịch và thủy, hải sản; phát triển hạ tầng đô thị và nhà ở; phát triển nông nghiệp công nghệ cao kết hợp nông nghiệp truyền thống, đảm bảo phục vụ các vùng đô thị và du lịch ven biển.
Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã
Đến trước năm 2030, hình thành 04 đô thị trên địa bàn huyện, gồm:
Thị trấn Bút Sơn: Là trung tâm huyện lỵ, gồm thị trấn Bút Sơn hiện tại và sáp nhập thêm xã Hoằng Đức; diện tích khoảng 1.458 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 50.000 người.
Đô thị Hải Tiến59: Trọng tâm là phát triển các ngành kinh tế biển gắn với dịch vụ thương mại, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề; diện tích khoảng 2.600 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 50.000 người.
Đô thị Phú Quý60: Là đô thị công nghiệp – dịch vụ; diện tích khoảng 1.536 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 30.000 người.
Đô thị Thịnh Lộc61: Là đô thị tổng hợp tiểu vùng cấp huyện; diện tích khoảng 1.527 ha, dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 30.000 người.
Đến năm 2030, thành lập thị xã Hoằng Hóa trên cơ sở toàn bộ địa giới hành chính huyện Hoằng Hóa, quy mô dân số đô thị khoảng 180.000 người.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội
Định hướng phát triển hạ tầng xã hội: Ổn định và cải thiện cơ sở vật chất các trường học hiện có; nâng cấp mở rộng Bệnh viện đa khoa huyện Hoằng Hóa đạt quy mô 300-400 giường bệnh, thu hút thêm một số bệnh viện tư nhân mới, đưa số giường bệnh đa khoa đến năm 2030 khoảng 1.000 giường; hoàn thiện các thiết chế văn hóa thể thao cấp huyện, cấp xã theo quy hoạch.
Định hướng phát triển hạ tầng thương mại và du lịch: Bố trí theo phương án phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh, trọng tâm là tại trung tâm huyện lỵ và các đô thị theo quy hoạch được duyệt. Phát triển các khu du lịch ven biển tại Đô thị Hải Tiến, hình thành các tuyến du lịch kết nối khu vực Linh Trường Hải Tiến với các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
Hạ tầng phát triển công nghiệp: Phát triển khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Phú Quý, diện tích khoảng 800 ha. Phát triển 07 CCN gồm:
- CCN Bắc Hoằng Hóa (mở rộng từ 50 ha lên 75 ha),
- CCN Thái Thắng (mở rộng từ 30 ha lên 50 ha),
- CCN Hoằng Đông (30 ha),
- CCN Hoằng Quỳ (55 ha),
- CCN Phú Quý (74 ha),
- CCN Hoằng Sơn (50 ha),
- CCN Đạt Tài (70 ha)
Hệ thống giao thông: Giao thông đường bộ gồm các tuyến QL1A, QL10, đường ven biển theo quy hoạch hệ thống đường bộ quốc gia.
Các tuyến đường tỉnh 509, 510B, 510, đường Nghĩa Trang – Thiệu Long theo quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh. Các tuyến đường huyện được quy hoạch hướng tới tiêu chuẩn đô thị.
Giao thông đường thủy gồm các tuyến đường thủy nội địa dọc sông Tào, sông Mã, kênh Choán và đường du lịch ven biển. Bố trí các hạ tầng cảng, bến thủy đảm bảo phục vụ gồm Cảng Lạch Trường (cảng nghề cá, vận tải, kết hợp du lịch) và các bến vận tải gồm:
- Bến Hoằng Giang (sông Mã),
- Bến Bút Sơn (sông Tào),
- Bến Hoằng Phụ (kênh Choán),
- Bến du lịch Hải Tiến (biển Hải Tiến).
Bảo vệ các hành lang đường sắt qua huyện gồm đường sắt quốc gia hiện hữu và đường sắt tốc độ cao theo quy hoạch.
BẢN ĐỒ QH THANH HÓA 2021 – 2030
(Quy hoạch huyện Hoằng Hóa)
Xem thêm : Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Hoằng Hóa
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)